Đèo Bà Lạch

Đèo Bà Lạch trên bản đồ Việt Nam
Đèo Bà Lạch
Đèo Bà Lạch
Đèo Bà Lạch (Việt Nam)

Đèo Bà Lạchđèo trên quốc lộ 14 cũ ở biên giới Việt Lào tại xã A Đớt huyện A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam [1][2][3].

Vị trí[sửa | sửa mã nguồn]

Đèo ở quốc lộ 14 cũ tại xã A Đớt, nơi có Cửa khẩu A Đớt, cách thị trấn A Lưới 16°16′30″B 107°13′52″Đ / 16,274916°B 107,231221°Đ / 16.274916; 107.231221 (thị trấn A Lưới) cỡ 30 km theo đường này về hướng đông nam [3].

Quốc lộ 14 cũ được xây dựng từ thời Pháp thuộc, trong đó đoạn dài cỡ 15 km từ đèo Bà Lạch đến đèo A Yên 15°59′37″B 107°27′12″Đ / 15,993497°B 107,453444°Đ / 15.993497; 107.453444 (AYen)A Nông huyện Tây Giang tỉnh Quảng Nam, nằm trên đất Lào. Trước đây giao thông đường bộ của Việt Nam qua đoạn này phải thực hiện các thủ tục qua biên giới phiền phức.

Đầu những năm 2000 dự án Đường Hồ Chí Minh ở vùng này triển khai, thay thế quốc lộ 14, mở mới đường hoàn toàn trên đất Việt Nam, trong đó có Hầm đường bộ A Roàng 16°06′15″B 107°26′36″Đ / 16,104107°B 107,443354°Đ / 16.104107; 107.443354 (A Roàng) [4].

Tên đèo[sửa | sửa mã nguồn]

Tên đèo đặt theo tên suối Bà Lạch, còn viết là B'Lach, ở bên dốc phía Việt Nam. Suối này là một trong các dòng đầu nguồn của sông A Sáp (tức sông Sekong bên Lào). Tên suối được dùng để đặt tên làng Bờ Lạch, hiện ở cách đèo 6 km và thuộc xã Lâm Đớt huyện A Lưới[2].

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Tập bản đồ hành chính Việt Nam. Nhà xuất bản Tài nguyên – Môi trường và Bản đồ Việt Nam. Hà Nội, 2013.
  2. ^ a b Bản đồ tỷ lệ 1:50.000 tờ E-48-95-D. Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam, 2013.
  3. ^ a b Thông tư 07/2014/TT-BTNMT ngày 12/02/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Ban hành Danh mục địa danh dân cư, sơn văn, thủy văn, kinh tế - xã hội phục vụ công tác thành lập bản đồ phần đất liền tỉnh Thừa Thiên Huế. Vanban Phapluat Online, 2016. Truy cập 25/11/2018.
  4. ^ Mở đường hầm qua dãy Trường Sơn. VnExpress, 15/12/2001. Truy cập 5/12/2018.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]