Đại học Nhà vua Luân Đôn

Đại học Nhà vua Luân Đôn
Phù hiệu áo giáp
tiếng Latinh: Collegium Regale Londiniense[1]
Khẩu hiệutiếng Latinh: Sancte et Sapienter
Loại hìnhĐại học nghiên cứu công lập
Thành lập1829 (ghi nhận sớm nhất về việc giảng dạy là vào năm 1561, tại trường y)[2]
Tài trợ301 triệu bảng Anh (2023)[3]
Kinh phí1,23 tỷ bảng Anh (2022/23)[3]
Hiệu trưởng danh dựVương nữ Vương thất
(với tư cách là Hiệu trưởng của Đại học Luân Đôn)
Phó hiệu trưởng và Chủ tịchShitij Kapur
Giảng viên
5.715 (2021/22)[4]
Nhân viên quản lý
4.240 (2021/22)[4]
Sinh viên41.490 (2021/22)[5]
Sinh viên đại học23.225 (2021/22)[5]
Sinh viên sau đại học18.270 (2021/22)[5]
Vị trí
Luân Đôn
,
Anh

Khuôn viênĐô thị
Màu
                   
Blue & King's red[6]
Liên kết
Linh vậtReggie Sư tử
Websitekcl.ac.uk

Đại học Nhà vua Luân Đôn (King's College London, gọi tắt là KCL hoặc King's), là một trường đại học nghiên cứu công lập ở Luân Đôn, Anh. Trường được thành lập theo một hiến chương hoàng gia được ban hành vào năm 1829, dưới sự bảo trợ của George VICông tước xứ Wellington.[7][8] Vào năm 1839, King's và một trường đại học khác trở thành 2 thành viên đầu tiên của liên đoàn Đại học Luân Đôn.[9] Theo bảng xếp hạng QS năm 2024, đây là trường đại học tốt thứ 40 trên thế giới.[10]

King's có tổng cộng năm khuôn viên tất cả: Khuôn viên Strand ở trung tâm Luân Đôn, ba khuôn viên khác nằm bên bờ sông Thames (Guy's, St Thomas' và Waterloo), và một khuôn viên tại Denmark Hillnam Luân Đôn. Trường đại học được chia ra làm 9 phân khoa đại học, với mỗi phân khoa được phân chia thành nhiều ban, trung tâm, và bộ phận nghiên cứu. Vào năm học 2022/23, King's có tổng kinh phí 1,23 tỷ bảng, với 236,3 triệu bảng đến từ các hợp đồng và khoản tài trợ nghiên cứu. Mỗi năm, có hơn 70.000 đơn đăng ký nhập học vào chương trình đào tạo đại học của trường.[11]

Trong số các giảng viên và cựu sinh viên của King's, có 14 người đã đạt giải Nobel; có các nhà khoa học có công khám phá ra cấu trúc của DNA, Viêm gan C, bộ gen viêm gan D và hạt Higgs, người đi đầu trong nghiên cứu thụ tinh trong ống nghiệm và sử dụng tế bào gốc, cũng như các nhà phát minh quan trọng trong lĩnh vực radar, vô tuyến, truyền hình và điện thoại di động. Cựu học sinh bao gồm một số nguyên thủ quốc gia và lãnh đạo các tổ chức quốc tế, 19 thành viên Hạ viện và 17 thành viên Thượng viện Anh, 3 người từng đoạt giải Oscars, 3 người thắng giải Grammy và 1 người thắng giải Emmy.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Trapp, Michael. “The memorial inscription to Joseph Anstice” – qua www.academia.edu.
  2. ^ “Our history”. King's College London Faculty of Life Sciences and Medicine. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2016.
  3. ^ a b “Financial Statements for the year to 31 July 2023” (PDF). King's College London. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2023.
  4. ^ a b “Who's working in HE?”. hesa.ac.uk.
  5. ^ a b c “Where do HE students study? | HESA”. hesa.ac.uk.
  6. ^ “Branding Essentials” (PDF). Branding Essentials November 2018. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2019.[liên kết hỏng]
  7. ^ “Foundation of the College”. King's College London. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2013.
  8. ^ “Royal Charter of King's College London” (PDF). King's College London. 2009. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 1 tháng 8 năm 2014. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2013.
  9. ^ “A brief history”. University of London. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2013.
  10. ^ “KCL's University Ranking”. Quacquarelli Symonds. 2021.
  11. ^ “UCAS Undergraduate Sector-Level End of Cycle Data Resources 2022”. ucas.com. UCAS. tháng 12 năm 2022. Show me... Domicile by Provider. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2023.