Ōuetsu Reppan Dōmei

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Ōuetsu Reppan Dōmei
奥羽越列藩同盟
Lính cầm cờ trong cuộc diễu hành Aizu năm 2006 mang lá cờ của Ōuetsu Reppan Dōmei
Thành lậpMùa xuân năm 1868
LoạiLiên minh quân sự và chính trị
Trụ sở chínhShiroishi, Phiên Sendai, Nhật Bản
Thành viên
31 phiên vùng Đông Bắc Nhật Bản
Ngôn ngữ chính
Nhật
Meishu (Minh chủ)
Thân vương Kitashirakawa Yoshihisa
Sotoku (Tổng đốc)
Date Yoshikuni, Uesugi Narinori

Ōuetsu Reppan Dōmei (奥羽越列藩同盟 Áo Vũ Việt liệt phiên đồng minh?, Liên minh các phiên vùng Mutsu, DewaEchigo) là một liên minh quân sự-chính trị của Nhật Bản được thành lập và bị giải thể trong vài tháng từ đầu đến giữa năm 1868 trong chiến tranh Boshin. Lá cờ của liên minh là một ngôi sao năm cánh đan xen màu trắng trên nền đen, hoặc một ngôi sao năm cánh đan xen màu đen trên nền trắng. Liên minh này còn được gọi là Liên minh phương Bắc (北部同盟 Hokubu Doumei?).

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Đầu năm 1868, sau chiến thắng tại Toba-Fushimi và chiếm được thành Edo không mấy khó khăn, triều đình Kyoto quyết định điều động binh lực bình định vùng Đông Bắc Nhật Bản hòng dẹp tan dư đảng Mạc phủ Tokugawa nhưng đã vấp phải sức kháng cự mãnh liệt từ các phiên vùng Đông Bắc. Nguyên nhân bắt nguồn từ việc mười bốn phiên vùng SendaiYonezawa vùng Đông Bắc cùng nhau yêu cầu triều đình xá tội cho phiên Aizu và phản đối việc quan quân đang điều binh đến đó nhưng tân chính phủ từ khước. Khi biết rằng tiếng nói của mình bị bỏ ngoài tai, các phiên bèn tổ chức liên minh Ōuetsu Reppan Dōmei gồm 31 phiên để chống cự với quan quân.

Liên minh tập trung vào các phiên Sendai, YonezawaNihonmatsu, đồng thời thu hút gần như tất cả các phiên trấn đến từ các tỉnh MutsuDewa, một vài phiên trấn xứ Echigo phía bắc, nhà Hayashi phiên Jōzai cũng đưa quân tham chiến nhân danh liên minh, và thậm chí đến cả phiên Matsumae ở tận vùng Ezo xa xôi (nay là Hokkaidō) đều góp chút sức lực vào liên minh này. Liên minh thiết lập tổng hành dinh tại thành Shiroishi, người đứng đầu liên minh trên danh nghĩa là Thân vương Kitashirakawa Yoshihisa, trụ trì một thời của chùa Kan'eiji ở Edo, đã bỏ chạy lên miền bắc sau khi liên quân Satsuma–Chōshū tiếp quản thành phố, rồi tự xưng là "Thiên hoàng Tobu" (東武天皇), với phiên chủ Date Yoshikuni phiên Sendai và phiên chủ Uesugi Narinori phiên Yonezawa là người đứng đầu Liên minh. Dù mang bản chất khác thường, Liên minh được hình thành từ sự kết hợp của đội quân hiện đại và truyền thống, và huy động tổng cộng khoảng 50.000 binh sĩ. Mặc dù liên minh đã cố gắng hết sức để hỗ trợ phiên Aizu (会津藩), Aizu không chính thức là một phần của liên minh "Liên minh Kaishō" (会庄同盟); ngay cả Shōnai (庄内藩) cũng vậy. Chiến sự đã xảy ra ở vùng Đông Bắc Nhật Bản từ tháng 7 cho đến tháng 8. Tuy phiên Nagaoka tỏ ra thiện chiến nhưng kết cuộc vẫn bị quan quân đè bẹp. Tháng 9, đến phiên Aizu hàng phục. Cả vùng Đông Bắc chịu sự áp chế của quan quân, liên minh chính thức giải thể.

Nguyên nhân thất bại[sửa | sửa mã nguồn]

Dù liên minh là một bước đi táo bạo, sáng tạo, kết hợp đạo quân của hàng chục phiên trấn, nhưng nó không thể hoạt động hoàn toàn như một đạo quân gắn kết duy nhất chưa kể trang bị vũ khí không đồng đều, tin thần chiến đấu thấp, thiếu sự chỉ huy thống nhất, cùng với sự thất bại của hai phiên Sendai và Aizu đã khiến liên minh này cũng mau chóng tan rã khi phải đối mặt với sức tiến công hùng dũng từ quan quân vốn được tổ chức tốt, sĩ khí cao độ cùng trang bị vũ khí hiện đại hơn.

Thành viên Ōuetsu Reppan Dōmei[sửa | sửa mã nguồn]

Binh lính các phiên từ Sendai, sau khi được huy động vào tháng 4, đã gia nhập Liên minh phương Bắc chống lại quân đội triều đình vào tháng 5 năm 1868.
Cờ Liên minh phương Bắc
Phiên Gia tộc cai trị Tỉnh
Matsumae Matsumae Ezo
Morioka Nanbu Mutsu
Nihonmatsu Niwa Mutsu
Hirosaki Tsugaru Mutsu
Tanagura Abe Mutsu
Sōma Sōma Mutsu
Sendai Date Mutsu
Ichinoseki Tamura Mutsu
Miharu Akita Mutsu
Iwakitaira Andō Mutsu
Fukushima Itakura Mutsu
Moriyama Matsudaira Mutsu
Izumi Honda Mutsu
Hachinohe Nanbu Mutsu
Yunagaya Naitō Mutsu
Miike Tachibana Mutsu
Akita Satake Dewa
Yonezawa Uesugi Dewa
Shinjō Tozawa Dewa
Yamagata Mizuno Dewa
Kaminoyama Matsudaira Dewa
Honjō Rokugō Dewa
Kameda Iwaki Dewa
Tendō Oda Dewa
Yashima Ikoma Dewa
Shibata Mizoguchi Echigo
Nagaoka Makino Echigo
Murakami Naitō Echigo
Muramatsu Hori Echigo
Mineyama Kyōgoku Echigo
Kurokawa Yanagisawa Echigo

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Ravina, Mark (2004). The Last Samurai: The Life and Battles of Saigō Takamori. Wiley. ISBN 0-471-08970-2.
  • Keene, Donald (2005). Emperor of Japan: Meiji and His World, 1852–1912. Columbia University Press. ISBN 0-231-12341-8.
  • Hoshi, Ryōichi (1995). Ōuetsu Reppan Dōmei: Higashi Nihon seifu juritsu no yume 奥羽越列藩同盟: 東日本政府樹立の夢 (bằng tiếng Nhật). Chūō Kōronsha. ISBN 4-12-101235-6.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]