Người Achaea

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Achaean)

Achaean (tiếng Hy Lạp: Ἀχαιοί, Akhaioí) là một trong các tên gọi chung cho người Hy Lạp trong sử thi IliadOdyssey của Homer. Các tên khác là Danaans (Δαναοί, được dùng 138 lần trong Iliad) và Argives (Ἀργεῖοι, sử dụng 29 lần trong Iliad). Trong lịch sử, Achaeans là các cư dân của vùng Achaea, nằm ở phần phía bắc của Peloponnese. Các thành bang của vùng này lập nên một liên minh gọi là liên minh Achaean tạo nên ảnh hưởng vào thế kỷ thứ 3 và thứ 2 trước công nguyên.

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

Achaeans là một trong bốn bộ tộc chính cư trú tại lục địa Hy Lạp cổ (Achaeans, Aeolians, Ionians, Dorians). Achaeans trở thành đại diện cho toàn bộ Hy Lạp trong truyền khẩu qua các tác phẩm Homer, cách dùng trước đó chưa được xác định.

Người "Achaeans tóc dài" trong các tác phẩm của Homer có lẽ là một bộ phận của văn minh Mycenaean thống trị Hy Lạp từ khoảng năm 1600 TCN, có lịch sử là một chủng tộc Hy Lạp cổ (Hellenic) nhập cư vào cuối thiên niên kỷ thứ 3 trước công nguyên. Có giả thuyết cho rằng người Achaeans chưa từng định cư tại Hy Lạp cho tới cuộc xâm lăng Dorian vào thế kỷ 12 trước công nguyên. Có thể các lãnh đạo người Achaeans trong các tác phẩm của Homer đã nắm quyền lực trong thế giới Mycenaean nhưng bị thay thế sau đó bởi người Dorians. Herodotus nhận định những người Achaeans ở phía bắc Peloponnese như hậu duệ của những người Achaeans ban đầu này.

Các học giả vẫn chưa tìm được sự nhất trí về nguồn gốc của người Achaeans trong lịch sử, và đây vẫn là một vấn đề gây tranh cãi nóng bỏng.

  • Các phỏng đoán trước đây về một chủng tộc, trong đó John A. Scott đã có một bài báo về người Achaean tóc vàng, so với tóc tối của Poseidon "Địa Trung Hải", căn cứ vào các dấu hiệu của Homer, đã bị gạt sang một bên.
  • Giả thuyết đối lập, qua sự tìm hiểu các sử thi Homer, cho rằng Achaeans là tên không gắn liền với một đất nước nào, là một tộc người được tạo ra do truyền thống sử thi, hiện đang có được sự ủng hộ của những người cho rằng "Achaeans" đã được định nghĩa lại vào thế kỷ năm, như là tập hợp những người cùng nói tiếng Hy Lạp Aeolic.
  • Giáo sư Karl Beloch đề xuất rằng không có cuộc xâm lăng Dorian nào cả, mà người Dorians Peloponnesian là người Achaeans.
  • Không đồng tình với Beloch, giáo sư Eduard Meyer cho rằng người Achaeans trên thực tế là người Hy Lạp – tiền Dorians trên lục địa. Kết luận của ông được dựa trên sự nghiên cứu về sự tương đồng giữa ngôn ngữ Achaeans và Arcadians tiền sử.
  • Giáo sư William Prentice không đồng ý với cả hai, cho rằng các chứng cứ khảo cổ cho thấy người Achaeans nhập cư từ phía nam tiểu Á vào Hy Lạp, có lẽ định cư trước tiên ở hạ Thessaly trước năm 2000 TCN.

Tài liệu Hittite[sửa | sửa mã nguồn]

Một số văn bản Hittite có nhắc đến một nước nằm về phía tây gọi là Ahhiyawa. Trong những cứ liệu đầu tiên nhất về vùng đất này, một bức thư nói về sự vi phạm hiệp ước của chư hầu của Hittite là Madduwatta, nó được gọi là Ahhiya. Một ví dụ quan trọng khác là bức thư Tawagalawa viết bởi một vị vua Hittite giấu tên vào thời kỳ đế chế (thế kỷ 14 trước công nguyên) gởi vua của Ahhiyawa, coi ông ta là ngang vai và tuyên bố Miletus (Millawanda) là dưới quyền kiểm soát của ông. Nó cũng nhắc đến "giai đoạn Wilusa" với chiến sự ở một phần của Ahhiyawa. Ahhiya(wa) đã được nhận diện là người Achaeans trong cuộc chiến thành Troy và thành phố Wilusa là thành phố Troy huyền thoại (lưu ý sự tương đồng giữa (ϝ)Ίλιον và (w)Ilion, tên vệ thành của Troy). Tuy vậy sự liên hệ chính xác giữa Ahhiyawa và Achaeans ngoài sự tương đồng về cách phát âm vẫn còn gây nhiều tranh cãi trong giới chuyên gia, kể cả sau sự khám phá ra rằng ngôn ngữ Linear B Mycenaean là một dạng đầu tiên của tiếng Hy Lạp. Các tranh cãi trước đây được tổng kết vào năm 1984 bởi Hans G. Güterbock của Viện Phương Đông.

Cứ liệu Ai Cập[sửa | sửa mã nguồn]

Trong suốt năm cai trị thứ năm của Pharaoh Merneptah, một liên minh của những người Liby và những người ở phía bắc dường như đã tấn công vào phía tây của vùng đồng bằng. Trong số các chủng tộc tham gia vào cuộc xâm lăng bị đẩy lùi có Ekwesh hay Eqwesh, được một số người cho rằng chính là Achaeans. Homer cũng nói tới một cuộc tấn công của Achaeans, và Odysseus cũng nói tới cùng sự việc khi nói về vong hồn của Menelaus. Các thần thoại Hy Lạp về sau cũng nói rằng Helen đã ở Ai Cập trong thời gian diễn ra cuộc chiến thành Troy, và sau cuộc chiến người Hy Lạp đã tới Ai Cập để lấy lại nàng. Cũng có các thần thoại kỳ lạ về anh em AegyptusDanaus, con của Belus, trong đó Danaus dường như tới từ Ai Cập, mà Marianne Luban cho rằng thuộc vào thời kỳ này.

Thần thoại Hy Lạp[sửa | sửa mã nguồn]

Trong thần thoại Hy Lạp, sự phân chia văn hóa giữa những người Hellen (Hy Lạp cổ) được thể hiện như những dòng hậu duệ truyền thuyết giữa các nhóm có quan hệ thân thích, trong số đó có Achaeans. Các chủng tộc của Hy Lạp được đặt tên là Achaeans, Danaans, Kadmeioi, Hellenes, Aeolians, Ionians, Dorians. Kadmos và Danaos xuất phát từ Ai Cập, Pelops từ Phrygia tới định cư tại Hy Lạp và bị đồng hóa thành người Hy Lạp. Hellen, Graicos, Magnis, và Macedon là các con trai của Deucalion và Pyrrha, những người duy nhất sống sót sau cơn Đại Hồng Thủy, các chủng tộc được cho là ban đầu được đặt tên theo con trai cả Graikoi nhưng sau đó được đổi lại tên theo Hellen, người đã khẳng định được là kẻ mạnh nhất. Các con trai của Hellen và mỹ nhân (nymph) Orsiis là Dorus, Xuthos và Aeolus. Các con trai của Xuthos và Kreousa, con gái của Erechthea là Ion và Achaeus.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Tsotakou-Karveli. Lexicon of Greek Mythology. Athens: Sokoli, 1990.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]