Bão Niki (1996)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bão Niki (Lusing)
Bão số 4 năm 1996
Bão cuồng phong (Thang JMA)
Bão cuồng phong cấp 2 (SSHWS/NWS)
Bão Niki trên vùng biển Vịnh Bắc Bộ
Hình thành13 tháng 8 năm 1996
Tan25 tháng 8 năm 1996
Sức gió mạnh nhấtDuy trì liên tục trong 10 phút:
120 km/h (75 mph)
Duy trì liên tục trong 1 phút:
175 km/h (110 mph)
Áp suất thấp nhất965 mbar (hPa); 28.5 inHg
Số người chết61
Thiệt hại$66 triệu (USD 1996)
Vùng ảnh hưởngĐảo Caroline, Guam, Micronesia, Palau, Philippines, Hồng Kông, Trung Quốc, Việt Nam, Lào
Một phần của Mùa bão Tây Bắc Thái Bình Dương 1996

Bão Niki[nb 1], được biết đến ở Philippines với tên Bão Lusing [nb 2], ở Việt Nam có số hiệu là Cơn bão số 4 năm 1996[nb 3] là một cơn bão mạnh vào giữa tháng 8 năm 1996, ngay sau cơn bão Marty và đổ bộ Việt Nam.

Hình thành từ một áp thấp nhiệt đới ngoài khơi Thái Bình Dương, bão Niki tràn vào biển Đông trong ngày 20 tháng 8 năm 1996 và đổ bộ Thanh Hóa - Ninh Bình ngày 23 tháng 8. Sau lũ lụt lịch sử do cơn bão Marty gây ra, bão Niki tiếp tục gây thiệt hại nặng nề cho các tỉnh phía Bắc. Niki là xoáy thuận mạnh thứ 3 trong vòng 3 tuần tác động tới các tỉnh miền Bắc Việt Nam sau 10 năm không có bão mạnh.

Lịch sử khí tượng[sửa | sửa mã nguồn]

Biểu đồ thể hiện đường đi và cường độ của bão theo thang Saffir-Simpson
Chú thích biểu đồ
     Áp thấp nhiệt đới (≤38 mph, ≤62 km/h)
     Bão nhiệt đới (39–73 mph, 63–118 km/h)
     Cấp 1 (74–95 mph, 119–153 km/h)
     Cấp 2 (96–110 mph, 154–177 km/h)
     Cấp 3 (111–129 mph, 178–208 km/h)
     Cấp 4 (130–156 mph, 209–251 km/h)
     Cấp 5 (≥157 mph, ≥252 km/h)
     Không rõ
Kiểu bão
▲ Xoáy thuận ngoài nhiệt đới / Vùng áp thấp / Nhiễu động nhiệt đới / Áp thấp gió mùa

Một vùng xoáy thấp hình thành ở phía Đông đảo Caroline vào ngày 13 tháng 8. Vùng xoáy thấp di chuyển đến phía Nam đảo Guam và mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới vào ngày 15 và JTWC ban hành cảnh báo Bão Nhiệt đới cho hệ thống vào 06:00 UTC ngày 17.[1] Ngày hôm sau, JTWC chính thức đặt số hiệu 18W cho cơn áp thấp[1] và cùng ngày, Cơ quan Khí tượng Hồng Kông bắt đầu theo dõi hệ thống như là một áp thấp nhiệt đới khi nó cách Manila 970 km về phía Bắc Đông Bắc.[2] Ngày hôm sau, JTWC nâng cấp áp thấp nhiệt đới thành bão nhiệt đới và đặt tên cho nó là Niki. Trong bản báo cáo cuối năm, JTWC chỉ ra rằng nó đã mạnh thành bão lúc 06:00 (UTC) ngày 18.[1] Bão Niki vượt qua phía Bắc đảo Luzon (Philippines) và đi vào biển Đông trong ngày 20 tháng 8[1][2], sau đó Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Việt Nam đặt số hiệu là Cơn bão số 4.[3]

Lúc 06:00 UTC ngày 20, JTWC nâng cấp cơn bão lên cấp 1 (theo thang Saffir-Simpson).[1] Nó đạt cực đại vào ngày 21 tháng 8 với sức gió 95kts (175 km/h) trước khi đánh vào Hải Nam.[1] Vượt qua đảo Hải Nam, tiến vào Vịnh Bắc Bộ, nó hình thành con mắt và bắt đầu di chuyển chậm lại.[1] Ngày 23 tháng 8 bão đổ bộ Thanh Hóa - Ninh Bình[3] và JTWC ban hành cảnh báo cuối cùng về nó.[1]

Ảnh hưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Tại Hồng Kông, "Tín hiệu cảnh báo mức 1" được ban hành ngày 20 tháng 8 và được gỡ bỏ vào ngày hôm sau. Đài quan sát của khu vực này cho biết áp suất mực biển thấp nhất được ghi nhận tại khu vực này là 1007,7hPa. Đánh vào đảo Hải Nam, bão số 4 làm chết 7 người.[2]

Đổ bộ Ninh Bình, Thanh Hóa ngày 23 tháng 8, bão gây ra gió mạnh và mưa lượng 50-100mm cho các tỉnh phía Bắc.[3] Báo cáo tổng cộng có 61 người chết và thiệt hại 66 triệu USD.[1] Niki là xoáy thuận mạnh thứ 3 trong vòng 3 tuần tác động tới các tỉnh miền Bắc Việt Nam sau 10 năm không có bão mạnh, trong đó xoáy thứ nhất là bão Frankie và xoáy thứ hai là bão Marty.[3]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Chú ý[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Trước năm 2000, tên bão được đặt bởi Trung tâm Cảnh báo Bão Liên hợp JTWC
  2. ^ Lusing là tên địa phương được đưa ra bởi Cục quản lý Thiên văn, Địa vật lý và Khí quyển Philippines.
  3. ^ Là số hiệu của một cơn bão khi vào vùng theo dõi của Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Việt Nam

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d e f g h i 1996 Annual Tropical Cylone Season Lưu trữ 2013-02-21 tại Wayback Machine Trung tâm Cảnh báo Bão Liên hợp. Truy cập 31 tháng 7 năm 2015.
  2. ^ a b c 1996 Tropical Cyclone Season Lưu trữ 2019-10-23 tại Wayback Machine Cơ quan khí tượng Hồng Kông. Truy cập 31 tháng 7 năm 2015.
  3. ^ a b c d Tổng cục khí tượng thủy văn Việt Nam. Bão trên biển Đông 1996 Cuốn Đặc điểm Khí tượng Thủy văn Việt Nam 1996. Phát hành ngày 16 tháng 2 năm 1997. Truy cập 31 tháng 7 năm 2015.