Cổng thông tin:Đế chế/Bài viết chọn lọc/2

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đệ nhất đế chế là một chế độ chính trị trong lịch sử nước Pháp, do Napoléon Bonaparte lập ra, để thay thế cho Chế độ tổng tài (Consulat). Đệ nhất đế chế bắt đầu từ ngày 18 tháng 5 năm 1804 - khi có quyết nghị của Nghị viện nguyên lão (Sénatus-consulte) tuyên bố tôn Napoléon Bonaparte lên làm hoàng đế nước Pháp - và kết thúc ngày 6 tháng 4 năm 1814, khi Napoléon thoái vị, đi đày sang đảo Elba

Thời đó, nước Pháp đã trải qua cuộc Cách mạng, rồi Chế độ đốc chính (Directoire). Ngày 18 tháng Sương mù, tức ngày 9.11.1799, Napoléon làm một cuộc đảo chính và lập ra Chế độ tổng tài (Consulat) gồm 3 người cai trị nước Pháp do Napoléon làm Đệ nhất tổng tài (Premier consul), cùng với Emmanuel J. SieyèsRoger Ducos.

Cuộc trưng cầu dân ý (plébiscite) ngày 6 tháng 11 năm 1804 đã hợp thức hóa việc chuyển sang Đệ nhất đế chế. Nghị viện nguyên lão công bố nghị quyết tôn Napoléon lên làm hoàng đế nước Pháp từ ngày 18.5.1804. Napoléon Bonaparte được giáo hoàng Pius VII làm lễ phong vương tại Nhà thờ Đức Bà Paris ngày 2 tháng 12 năm 1804 với danh hiệu Napoléon đệ nhất. Tuy nhiên, khi đội vương miện thì chính Napoléon đã giật lấy từ tay giáo hoàng và tự đội lên đầu mình.