Giọng ca dĩ vãng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
"Giọng ca dĩ vãng"
Bản nhạc "Giọng ca dĩ vãng" phát hành năm 1967
Bài hát của Giao Linh
Ngôn ngữTiếng Việt
Phát hành1967
Thể loạiNhạc vàng
Hãng đĩaSơn Ca
Sản xuấtNguyễn Văn Đông

"Giọng ca dĩ vãng" là một ca khúc nhạc vàng của nhạc sĩ Bảo Thu sáng tác vào năm 1967. Đây là một trong những ca khúc gắn liền với sự nghiệp của nhạc sĩ Bảo Thu và nổi tiếng qua tiếng hát của Giao Linh.[1][2]

Hoàn cảnh sáng tác[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1965, nhạc sĩ Bảo Thu phụ nhạc sĩ Nguyễn Đức tập luyện trong các em trong ban Việt Nhi, trong đó có nữ ca sĩ Phương Hoài Tâm. Cô Phương Hoài Tâm nhỏ hơn ông 5 tuổi, mái tóc cô uốn như một vầng trăng khuyết và che lấp một phần má.[3] Một thời gian sau, Bảo Thu mở lớp nhạc tại đường Trần Hưng Đạo. Ông thường hay đến nhà cô Phương Hoài Tâm để dạy nhạc và giới thiệu cô diễn tại một số phòng trà.[4] Trong thời gian này, ông có viết ca khúc "Đừng hỏi vì sao tôi buồn", "Ước vọng tương phùng", "Tôi yêu tiếng hát học trò" để bày tỏ nỗi lòng.[3] Một thời gian sau, Bảo Thu nghe được tin cô sắp lấy chồng, ông đã viết bài "Giọng ca dĩ vãng" trong sự buồn bã.[3][4]

Bài hát được ông tự xuất bản vào năm 1967, bìa do một họa sĩ vẽ mẫu hình Kim Loan.[3] Sau đó, ông sáng tác bài "Vọng về tim" nhưng không mấy thành công.[5]

Ca sĩ thể hiện[sửa | sửa mã nguồn]

"Giọng ca dĩ vãng" được thu âm lần đầu tiên bởi Giao Linh cho hãng đĩa Sơn Ca của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông.[3][5] Theo lời kể của nhạc sĩ Bảo Thu số lượng đĩa bán ra lên đến 500 ngàn bản.[6] Đến nay "Giọng ca dĩ vãng" là một trong những ca khúc gắn liền với tiếng hát của Giao Linh.[7][8] Soạn giả Loan Thảo cũng viết lời vọng cổ cho bài hát này được thể hiện bởi hai nghệ sĩ Bạch TuyếtDũng Thanh Lâm. Bài hát cũng được một số ca sĩ thể hiện như Thái Châu, Tuấn Vũ, Chế Linh, Như Quỳnh, Hương Lan. Nhưng có lẽ người thể hiện thành công nhạc phẩm này nhất vẫn là Giao Linh.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Thanh Hiệp (22 tháng 3 năm 2019). “Nhạc sĩ Bảo Thu vẫn nặng lòng với ảo thuật”. Người lao động. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 2 năm 2021. Truy cập 18 tháng 11 năm 2021.
  2. ^ Châu Mỹ (20 tháng 3 năm 2015). “Vợ nhạc sĩ Bảo Thu hát mừng sinh nhật chồng”. VnExpress. Truy cập 20 tháng 11 năm 2021.
  3. ^ a b c d e Đình Phùng (30 tháng 9 năm 2020). “Mối tình làm nên tuyệt phẩm "Giọng ca dĩ vãng" của nhạc sĩ Bảo Thu”. Pháp Luật Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2021.
  4. ^ a b Đông Kha (12 tháng 9 năm 2018). “Ý nghĩa trong bài hát Giọng Ca Dĩ Vãng (nhạc sĩ Bảo Thu): "hoa mai giăng ngập nẻo đường em đi…". Nhạc Xưa Blog. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2021.
  5. ^ a b Hà Đình Nguyên (16 tháng 11 năm 2011). “Những bóng hồng trong thơ nhạc - Kỳ 8: Từ "tiếng hát học trò" đến Giọng ca dĩ vãng”. Thanh niên. Truy cập 20 tháng 11 năm 2021.
  6. ^ Châu Mỹ (5 tháng 3 năm 2015). “Nhạc sĩ Bảo Thu: 'Tôi không ưng ca từ của tác giả trẻ'. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 11 năm 2021. Truy cập 20 tháng 11 năm 2021.
  7. ^ Bội Kỳ (18 tháng 7 năm 2019). “Ca sĩ Giao Linh: Những đóa hồng dành cho tình yêu”. Công an nhân dân. Truy cập 20 tháng 11 năm 2021.
  8. ^ Phương Giang (15 tháng 6 năm 2014). “Cẩm Ly thẹn thùng khi được danh ca Phương Dung khen ngợi”. Zing News. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 11 năm 2021. Truy cập 20 tháng 11 năm 2021.