Goncharov (meme)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Goncharov
Áp phích cho bộ phim hư cấu, được tạo bởi nghệ sĩ Alex Korotchuk
Đạo diễn
Sản xuấtDomenico Procacci[2]
Tác giảMatteo JWHJ0715[3]
Diễn viên
Công chiếu
1973 (được cho là bị chặn phát hành)[1][5]
Bức ảnh và bình luận được cho là nguồn gốc của meme Goncharov.

Goncharov là một meme internet xoay quanh một bộ phim xã hội đen hư cấu cùng tên năm 1973. Goncharov được người dùng trên Tumblr chế ra như một trò đùa, thường với khẩu hiệu "The greatest mafia movie ever made." ("Bộ phim về mafia vĩ đại nhất từng được thực hiện.") Nó thường được mô tả là một bộ phim mafia lấy bối cảnh ở Napoli, với sự tham gia của Martin Scorsese. Những người thảo luận về bộ phim đã nghĩ ra một dàn diễn viên hư cấu cho bộ phim bao gồm Robert De Niro, Al Pacino, John Cazale, Gene Hackman, Cybill ShepherdHarvey Keitel.

Goncharov bắt nguồn khi một người dùng trên Tumblr đăng một bức ảnh về một đôi ủng có các chi tiết gợi ý về sự tồn tại của bộ phim ở vị trí của nhãn hiệu. Bài đăng này đã được đăng lại vào tháng 8 năm 2020 với lời ám chỉ bông đùa rằng Goncharov là một bộ phim có thật; đây thường được coi là nguồn gốc của meme. Meme đã lan truyền vào tháng 11 năm 2022, sau khi một tấm áp phích cho Goncharov được tạo và chia sẻ trực tuyến. Điều này đã châm ngòi cho một viễn tưởng phức tạp về nội dung tường thuật và quá trình sản xuất của nó, được mô tả trong các bài đăng trên Tumblr và các nơi khác như thể bộ phim là có thật. Goncharov đã truyền cảm hứng cho một cộng đồng người hâm mộ, được các phương tiện truyền thông đưa tin đáng kể và có nhiều phản hồi từ những cá nhân đáng chú ý, bao gồm cả Scorsese.

Cốt truyện và lịch sử sản xuất hư cấu[sửa | sửa mã nguồn]

Mặc dù nhiều chi tiết không nhất quán do tính chất hợp tác trong khái niệm của nó, nhưng Goncharov thường được mô tả là một bộ phim về mafia được sản xuất vào năm 1973.[1][4][6] Lấy bối cảnh ở Napoli sau khi Liên Xô tan rã, phim được cho là có sự tham gia của Robert De Niro trong vai nhân vật chính, Lo Straniero, còn được gọi là Goncharov, một sát thủ người Nga và là cựu quản lý vũ trường.[3][5] Câu chuyện bao gồm một tình tiết phụ về mối tình tay ba bao gồm Goncharov, vợ của anh, Katya (được cho là do Cybill Shepherd thể hiện trong dàn diễn viên hư cấu của phim), và nhân vật Andrey (Harvey Keitel), người có mối quan hệ được mô tả là có gợi dục đồng tính với Goncharov.[1][7][5][8] Tương tự như vậy, Katya bỏ trốn khỏi Goncharov để tham gia vào một mối quan hệ lãng mạn với một người phụ nữ tên là Sofia (Sophia Loren);[7][1][3] Goncharov/Andrey và Katya/Sofia là hai ship nổi trong cộng đồng người hâm mộ của Goncharov.[6][1][8] Một nhân vật nổi bật khác là Joseph "Ice Pick Joe" Morelli (John Cazale), một sát thủ tâm thần khét tiếng với vũ khí giết người đặc trưng là chiếc cuốc băng, tình tiết phụ của anh trong Goncharov được cho là có chủ đề về bệnh tâm thần và sang chấn thời thơ ấu.[9][5][6][10] Câu chuyện cũng có mô típ về đồng hồ lặp lại thường xuyên.[1][5][7]

Trong câu chuyện siêu hư cấu về sự tồn tại của bộ phim, nhiều người tưởng tượng rằng nó đã có quá trình sản xuất gặp khó khăn và cuối cùng không bao giờ được phát hành một cách thích hợp, do đó trở thành một bộ phim bị thất lạc. Điều này phục vụ như một lời giải thích cho việc nó ít được biết đến.[1][5][9][4]

Dàn diễn viên và nhân viên hư cấu[sửa | sửa mã nguồn]

Nguồn gốc và phát triển[sửa | sửa mã nguồn]

Goncharov bắt nguồn khi một người dùng Tumblr nay không hoạt động có tên là zootycoon đăng một bức ảnh về một thẻ được tìm thấy trong một đôi "ủng nhái" có chi tiết về bộ phim hư cấu Goncharov ở vị trí của nhãn hiệu, gợi ý rằng đó là "Một bộ phim của Matteo JWHJ0715" do Martin Scorsese "trình bày" và bao gồm khẩu hiệu "The greatest mafia movie ever made." ("Bộ phim về mafia vĩ đại nhất từng được thực hiện.")[1][8] Một người dùng khác đã trả lời đùa rằng "this idiot hasn't seen goncharov" ("thằng ngốc này chưa xem goncharov"); bài đăng đã được reblog với ảnh chụp bình luận bổ sung của người dùng Aveline McEntire vào tháng 8 năm 2020.[8][11][12] Bài đăng lại của McEntire thường được coi là nguồn gốc của meme.[1][8][11] Người dùng Tumblr Michael Littrell, khi đang điều tra nguồn gốc của đôi ủng, đã liên kết phông chữ trên nhãn của họ với áp phích cho bộ phim năm 2008 Gomorrah. Tấm áp phích này cũng có nội dung tương tự "Martin Scorsese Presents" ("Trình bày bởi Martin Scorsese"), và đạo diễn của bộ phim là Matteo Garrone, từ đó Littrell kết luận rằng "Matteo JWHJ0715" và Goncharov có thể đã in sai tiêu đề và phần ghi nhận từ tấm áp phích Gomorrah.[8] Trong siêu hư cấu của Goncharov, người dùng đã mô tả không nhất quán bộ phim được đạo diễn bởi Matteo JWHJ0715 hoặc Scorsese.[1]

Goncharov đã thu hút được sự chú ý trở lại vào cuối tháng 11 năm 2022 khi Alex Korotchuk, một nghệ sĩ sống tại Praha, tạo một tấm áp phích cho bộ phim có dàn diễn viên và tên nhân vật rồi đăng lên Tumblr vào ngày 18 tháng 11, tạo ra một câu chuyện hư cấu công phu về bộ phim.[8][4][3] Những thảo luận về bộ phim bao gồm phân tích phê bình chi tiết về cốt truyện, chủ đề, tượng trưng và nhân vật, cũng như tạo ảnh gif, tranh vẽ, fan fiction khiêu dâm,[4] và nhạc chủ đề, tất cả đều được trình bày như thể bộ phim là có thật.[5] Một trang Letterboxd được tạo ra, và một số "bài đánh giá" cho Goncharov đã được đăng ở đó, nhưng chúng đã bị xóa khỏi trang web.[8][13][11] Archive of Our Own, một trang web dành cho fan fiction, đã có hơn 500 bài về Goncharov tính đến ngày 24 tháng 11 năm 2022.[14][11] Một game jam về Goncharov đã được tạo ra bởi Autumn Chen trên itch.io.[14]

Tiếp nhận và phân tích[sửa | sửa mã nguồn]

The New York Times đưa tin rằng Goncharov đã trở thành chủ đề thịnh hành nhất trên Tumblr và Scorsese là chủ đề phổ biến thứ hai.[8][15][1] Một số tác giả đã liên hệ mức độ phổ biến của Goncharov với việc Elon Musk mua Twitter dẫn đến nhiều người dùng đã chọn từ bỏ nền tảng này để chuyển sang Tumblr.[16][1][13] Kelsey Weekman của Buzzfeed đã trích dẫn Goncharov là "bằng chứng về sức mạnh độc nhất vô nhị của những bộ óc cộng tác, sáng tạo của Tumblr".[10] Eve Edwards của The Focus đã mô tả meme như một nỗ lực để tạo ra hiệu ứng Mandela.[2] Linda Codega của Gizmodo nhận xét về sự nhiệt tình xung quanh meme là "một ví dụ đầy cảm hứng về kể chuyện tập thể và cộng đồng người hâm mộ bộc phát, lấy cảm hứng từ chính cộng đồng đó. Về cơ bản, Goncharov (1973) không phải là một bộ phim, mà là một trò chơi. Và chỉ Tumblr mới biết các quy tắc, bởi vì các quy tắc của Goncharov (1973) là quy tắc của chính Tumblr."[3]

The Daily Fix đã trích dẫn phân tích phim của người dùng Tumblr David J Prokopetz với xác định chính xác sức hấp dẫn của nó: "Meme Goncharov không quá khó hiểu đối với người ngoài cuộc vì nó khó có thể phân biệt được với những hoạt động thường ngày. Những bài đăng shitpost về Goncharov giống hệt như cách những người mê điện ảnh thực sự nói khi thảo luận về một bộ phim thật mà họ chưa xem, nhưng không muốn thừa nhận rằng họ chưa xem, vì vậy từ góc nhìn không tham gia thì không có gì thay đổi."[15] Người dùng Tumblr do-you-have-a-flag (còn được biết đến với tên gợi đơn giản là "Flags") khi được Vice phỏng vấn về meme đã miêu tả Goncharov như một phần mở rộng của "văn hóa 'có-và'" của nền tảng, nơi người dùng thường mở rộng bài đăng của nhau thông qua chức năng reblog để cùng nhau tạo ra những tình tiết và cuộc trò chuyện bất ngờ.[17]

Meme Goncharov được Tumblr công nhận tích cực, tài khoản Twitter của họ đã nêu rằng bộ phim hư cấu "đi trước thời đại".[8] Lynda Carter, một trong những diễn viên hư cấu của bộ phim, cũng chơi theo với vai diễn tưởng tượng của cô trong phim trên Tumblr và trên tài khoản Twitter công khai của Tumblr.[8][11] Chưa đầy một tháng sau khi gia nhập Tumblr,[18] Ryan Reynolds cũng đã đăng một bài viết về "câu thoại yêu thích" của anh trong phim.[13] Vào ngày 25 tháng 11 năm 2022, nữ diễn viên kiêm nhà làm phim Francesca Scorsese đã đăng một video trên TikTok cho thấy một cuộc trao đổi tin nhắn với cha cô, trong đó cô chia sẻ báo cáo của The New York Times về Goncharov và hỏi liệu ông đã xem nó chưa. Martin Scorsese trả lời, "Rồi. Tôi đã làm bộ phim đó nhiều năm trước."[19]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d e f g h i j k l m n o Baker-Whitelaw, Gavia (21 tháng 11 năm 2022). “Martin Scorsese's 'Goncharov' is the hottest film on Tumblr. It doesn't actually exist”. The Daily Dot (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2022.
  2. ^ a b c d e f g Edwards, Eve (21 tháng 11 năm 2022). “Did Martin Scorsese direct Goncharov 1973? Tumblr fiction debunked”. The Focus (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 24 tháng 11 năm 2022.
  3. ^ a b c d e f g h i j k l m n o p q Codega, Linda (22 tháng 11 năm 2022). “Martin Scorsese's Goncharov (1973) Is the Greatest Mafia Movie Never Made”. Gizmodo. Truy cập ngày 24 tháng 11 năm 2022.
  4. ^ a b c d e f O'Keefe, Meghan (21 tháng 11 năm 2022). “Where to Stream 'Goncharov' (1973), The Mysterious Martin Scorsese Movie Dominating Tumblr”. Decider (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2022.
  5. ^ a b c d e f g h i Radulovic, Petrana (21 tháng 11 năm 2022). 'Martin Scorsese's lost film' Goncharov (1973), explained”. Polygon (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2022.
  6. ^ a b c 'It's Me, Goncharov,' AKA Tumblr's Greatest Mafia Movie Never Made”. The Mary Sue (bằng tiếng Anh). 23 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2022.
  7. ^ a b c “Tumblr wills fake Martin Scorsese movie into existence”. The A.V. Club (bằng tiếng Anh). 22 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2022.
  8. ^ a b c d e f g h i j k l m Kircher, Madison Malone (22 tháng 11 năm 2022). “The Fake Scorsese Film You Haven't Seen. Or Have You?”. The New York Times (bằng tiếng Anh). ISSN 0362-4331. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2022.
  9. ^ a b Johnson, Stephen (23 tháng 11 năm 2022). “Where to Stream 'Goncharov,' Martin Scorsese's Lost Masterpiece”. Lifehacker. Truy cập ngày 24 tháng 11 năm 2022.
  10. ^ a b Weekman, Kelsey (24 tháng 11 năm 2022). “Tumblr Is Obsessed With A 1973 Scorsese Movie That Doesn't Exist”. Buzzfeed. Truy cập ngày 24 tháng 11 năm 2022.
  11. ^ a b c d e “Goncharov: why has the internet invented a fake Martin Scorsese film?”. The Guardian (bằng tiếng Anh). 25 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2022.
  12. ^ McEntire, Aveline (21 tháng 8 năm 2022). “this idiot hasn't seen goncharov”. Tumblr. zootycoon, abandonedambition. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2022.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  13. ^ a b c DiBenedetto, Chase (26 tháng 11 năm 2022). “Is fake Martin Scorsese film 'Goncharov' the internet's best shared delusion?”. Mashable (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2022. Ryan Reynolds posted about his favorite Goncharov line on his new Tumblr account. [italics original]
  14. ^ a b Rowe, Willa (23 tháng 11 năm 2022). “How A Fake Martin Scorsese Movie Became A Real Video Game”. Inverse. Truy cập ngày 24 tháng 11 năm 2022.
  15. ^ a b Colombo, Charlotte (21 tháng 11 năm 2022). “Lost Martin Scorsese movie, Goncharov, takes over the internet”. The Digital Fix (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2022.
  16. ^ Haasch, Rebecca Cohen, Palmer. “A deep dive into 'Goncharov (1973),' the completely made-up Martin Scorcese movie that Tumblr users are obsessed with”. Insider (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2022.
  17. ^ 'Goncharov': How Tumblr Invented a Martin Scorsese Movie That Doesn't Exist”. www.vice.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2022.
  18. ^ de Luna, Elizabeth (6 tháng 11 năm 2022). “Did Ryan Reynolds just join Tumblr to escape the Twitter dumpster fire?”. Mashable (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2022. Blake Lively's husband, Ryan Reynolds, quietly joined Tumblr on Tuesday
  19. ^ 'Goncharov' isn't a real Martin Scorsese movie, but Tumblr convinced the internet it's a classic”. NBC News (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2022.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]