Họ Tai hùm

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Họ Tai hùm
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)core eudicots
Bộ (ordo)Saxifragales
Họ (familia)Saxifragaceae
Juss., 1789
Chi điển hình
Saxifraga
L., 1753

Các chi
Xem trong bài.

Họ Tai hùm (danh pháp khoa học: Saxifragaceae) là một họ thực vật hạt kín với khoảng 540-580 loài đã biết trong 30-33 chi.

Các loài trong họ này là cây thân thảo không nhựa mủ, nhựa không màu. Thân cây mọng hoặc không. Sống một năm hay lâu năm, có thể có nơ lá sát gốc hay không có nơ lá. Ưa ẩm vừa phải hay chịu khô hạn tốt (đặc biệt là các loài sống trên núi cao hay sát Bắc cực).Lá nhỏ hay trung bình, chủ yếu mọc so le, đôi khi mọc đối. Phiến lá nguyên hay xẻ thùy, khi xẻ thùy thì các thùy nông. Một gân lá hay gân lá hình lông chim hoặc gân lá hình chân vịt. Không lá kèm. Mép lá nguyên hay có khía răng cưa. Có hoa lưỡng tính đối xứng tỏa tia, có mật hoa, thụ phấn nhờ côn trùng. Hoa mọc thành cụm là chủ yếu, hiếm khi đơn độc. Bao hoa thường với tràng và đài hoa khác biệt, đôi khi thiếu tràng hoa. Đài hoa 5, xếp thành 1 vòng. Tràng hoa khi có là 5, xếp thành 1 vòng. Bộ nhị 10 hay 5, nhị hoa 10 hay 5. Bộ nhụy 2-5 lá noãn. Bầu nhụy 2-3 ngăn. Vòi nhụy 2-3. Đầu nhụy ở lưng các lá noãn. Noãn 9-30 trên mỗi ngăn. Quả chủ yếu là quả nang cắt vách, chứa 20-50 hạt. Hạt có nội nhũ. Nội nhũ chứa dầu. Chủ yếu sinh sống tại vùng ôn đới Bắc bán cầu và vùng cận Bắc cực (mặc dù cũng có một ít loài ở Nam bán cầu và vùng núi trong khu vực nhiệt đới).

Các chi[sửa | sửa mã nguồn]

  • Astilbe Buch.-Ham. ex G.Don (bao gồm cả Hoteia): Lạc tân phụ
  • Astilboides (Hemsl.) Engl.: Sơn hà diệp, đại diệp tử
  • Bensoniella C.V.Morton (bao gồm cả Bensonia)
  • Bergenia Moench (bao gồm cả Megasea): Nham bạch thái
  • Bolandra A. Gray
  • Boykinia Nutt. (bao gồm cả Therofon, Therophon). Chi này đôi khi gộp cả chi Telesonix
  • Chondrosea: Pyramidal Saxifrage (đôi khi gộp trong chi Saxifraga)
  • Chrysosplenium L.: Kim yêu
  • Conimitella Rydb.
  • Darmera Voss (bao gồm cả Peltiphyllum): Vũ tán thảo (cỏ che mưa)
  • Elmera Rydb.
  • Heuchera L.: Phàn căn (rễ phèn)
  • X Heucherella Wehrh. = [Heuchera × Tiarella]
  • Jepsonia Small
  • Leptarrhena R.Br.
  • Lithophragma (Nutt.) Torrey & A. Gray
  • Micranthes Haw.
  • Mitella L. (bao gồm cả Drummondia, Mitellastra, Mitellopsis, Ozomelis, Pectiantia): Tỏa nột thảo (cỏ kèn nhỏ)
  • Mukdenia Koidz.(bao gồm cả Aceriphyllum): Sắc diệp thảo
  • Oresitrophe Bunge: Độc căn thảo (cỏ một rễ)
  • Peltoboykinia (Engl.) Hara: Giản biên thảo (cỏ ven khe)
  • Rodgersia A.Gray: Quỷ đăng kềnh (chân đèn quỷ)
  • Saxifraga L. (bao gồm cả Boecherarctica, Cascadia, Zahlbrucknera). Chi Micranthes đôi khi cũng nhập vào đây: Tai hùm, tai hổ, hổ nhĩ thảo, sách trườn, thường sơn.
  • Saxifragella Engl. (đôi khi gộp trong chi Saxifraga)
  • Saxifragodes D.M.Moore
  • Saxifragopsis Small (đôi khi gộp trong chi Saxifraga).
  • Suksdorfia Gray (bao gồm cả Hemieva, Hieronymusia)
  • Sullivantia Torr. & Gray ex Gray
  • Tanakaea Franch. & Sav. (bao gồm cả Tanakea): Nga bình thảo
  • Telesonix Raf.
  • Tellima R. Br: Bôi hoa (hoa chén)
  • Tetilla DC.
  • Tiarella L.: Hoàng thủy chi
  • Tolmiea Torrey & A. Gray (bao gồm cả Leptaxis): Đà tử thảo

Họ Parnassiaceae (theo APG III là một phần của họ Celastraceae mở rộng) trước đây đôi khi cũng được gộp trong họ này, mặc dù chúng chỉ có quan hệ rất xa.

Phát sinh chủng loài[sửa | sửa mã nguồn]

Cây phát sinh chủng loài của họ Tai hùm trong phạm vi bộ Tai hùm dưới đây lấy theo APG III, trừ họ Cynomoriaceae không liệt kê tại đây, do hiện tại chưa rõ nằm tại vị trí nào nên không xếp trong cây phát sinh chủng loài này.

Saxifragales 

Peridiscaceae

Paeoniaceae

Altingiaceae

Hamamelidaceae

Cercidiphyllaceae

Daphniphyllaceae

Crassulaceae

Haloragaceae s. l. 

Aphanopetalaceae

Tetracarpaeaceae

Penthoraceae

Haloragaceae s.s.

Iteaceae s. l. 

Iteaceae s. s.

Pterostemonaceae

Grossulariaceae

Saxifragaceae

Hình ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]