Karl Patterson Schmidt

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Karl Patterson Schmidt
Sinh(1890-06-19)19 tháng 6, 1890
Lake Forest, Illinois, Hoa Kỳ
Mất26 tháng 9, 1957(1957-09-26) (67 tuổi)
Chicago, Illinois, Hoa Kỳ
Nguyên nhân mấtRắn cắn
Tư cách công dânNgười Mỹ
Trường lớp
Phối ngẫu
Margaret Wightman (cưới 1919)
Con cái2
Giải thưởng
Sự nghiệp khoa học
Ngành
Nơi công tác
Các sinh viên nổi tiếngRobert F. Inger
Tên viết tắt trong ICZNK. P. Schmidt

Karl Patterson Schmidt (19 tháng 6 năm 1890 – 26 tháng 9 năm 1957) là một nhà bò sát-lưỡng cư học người Mỹ.

Thân thế[sửa | sửa mã nguồn]

Schmidt là con trai của George W. Schmidt và Margaret Patterson Schmidt. George W. Schmidt là một giáo sư giảng dạy tiếng Đức ở Lake Forest, Illinois vào thời điểm Karl Schmidt ra đời. Gia đình ông rời thành phố vào năm 1907 và định cư ở Wisconsin. Họ làm việc tại một trang trại gần Stanley, Wisconsin,[2] nơi mẹ và em trai ông tử vong trong một vụ hỏa hoạn vào ngày 7 tháng 8 năm 1935. Em trai ông, Franklin J. W. Schmidt, từng là nhân vật nổi bật ở chuyên ngành quản lý động vật hoang dã mới mẻ lúc bấy giờ.[3] Karl Schmidt kết hôn với Margaret Wightman vào năm 1919 và họ có hai con trai tên John và Robert.[4]

Ảnh chụp gia đình của nhà bò sát-lưỡng cư học Karl Patterson Schmidt dịp Giáng Sinh vào khoảng năm 1950

Giáo dục[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1913, Schmidt nhập học tại Đại học Cornell để theo chuyên ngành sinh học và địa chất. Năm 1915, ông phát hiện ra sở thích đối với bò sát-lưỡng cư học trong khóa đào tạo kéo dài 4 tháng của mình tại Công ty Dầu Perdee ở Louisiana. Năm 1916, ông nhận bằng Cử nhân Nghệ thuật và tiến hành chuyến thám hiểm địa chất đầu tiên tới Santo Domingo. Năm 1952, ông được Đại học Earlham trao bằng Tiến sĩ Khoa học danh dự.[4]

Sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Từ năm 1916 đến năm 1922, ông làm trợ lý khoa học của bộ môn bò sát-lưỡng cư học tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Hoa KỳNew York,[5] dưới sự chỉ đạo của các nhà bò sát-lưỡng cư học học nổi tiếng người Mỹ Mary Cynthia DickersonGladwyn K. Noble. Ông tiến hành chuyến thám hiểm sưu tầm đầu tiên tới Puerto Rico vào năm 1919, rồi trở thành trợ lý chuyên phụ trách các loài bò sát và lưỡng cư tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Field ở Chicago vào năm 1922.[6] Từ năm 1923 đến năm 1934, ông thực hiện một số chuyến thám hiểm sưu tầm đến Trung và Nam Mỹ cho bảo tàng ấy, rồi ông còn đặt chân đến Honduras (1923), Brazil (1926) và Guatemala (1933–1934).[5] Năm 1937, ông trở thành cây biên tập của tạp chí bò sát-lưỡng cư và ngư học Copeia, ông nắm giữ vị trí này cho đến năm 1949. Năm 1938, ông đi phục dịch trong Quân đội Hoa Kỳ. Ông trở thành phụ trách chính của môn động vật học tại Bảo tàng Field vào năm 1941,[5] nơi ông làm việc cho đến khi nghỉ hưu vào năm 1955. Từ năm 1942 đến năm 1946, ông là chủ tịch Hiệp hội nhà ngư học và bò sát-lưỡng cư học Hoa Kỳ.[5] Năm 1953, ông thực hiện chuyến thám hiểm cuối cùng, tới Israel.

Tử vong[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 26 tháng 9 năm 1957, Schmidt vô tình bị một con rắn Dispholidus typus chưa trưởng thành cắn tại phòng thí nghiệm của ông ở Bảo tàng Field. Marlin Perkins (giám đốc Vườn thú Công viên Lincoln) đã gửi con rắn đến phòng thí nghiệm của Schmidt để nhận dạng.[7][8] Vì nghĩ con rắn còn quá nhỏ, loài này lại chỉ có răng nanh mọc sau hàm, Schmidt đã tưởng nọc con rắn không thể gây tử vong. Ông bị cắn do giữ nó mà không phòng vệ.[9] Nọc độc của Dispholidus typus gây đông máu nội mạch lan tỏa, tình trạng mà rất nhiều cục máu đông nhỏ hình thành trong máu làm nạn nhân mất khả năng đông máu thêm và chảy máu cho đến chết.

Tối hôm đó, Schmidt cảm thấy hơi ốm. Đến sáng hôm sau, nọc độc nhanh chóng phát tác. Ông không đi làm, đến trưa thì báo với bảo tàng rằng mình ốm nặng. Sau đó, ông ngã gục tại nhà riêng ở Homewood, Illinois, bị chảy máu ở phổi, thận, tim và não rồi qua đời trên đường đến Bệnh viện Ingalls Memorial.[9][10] Sau khi bị cắn, ông ghi chú chi tiết về các triệu chứng mà mình gặp phải, gần như cho đến khi tử vong.[11]

Di sản[sửa | sửa mã nguồn]

Schmidt là một trong những nhà bò sát-lưỡng cư học quan trọng nhất ở thế kỷ 20. Mặc dù chỉ tự mình thực hiện một số khám phá quan trọng nhưng ông đã đặt tên cho hơn 200 loài và là chuyên gia hàng đầu về rắn san hô.[11] Việc ông quyên góp hơn 15.000 đầu sách văn học về bò sát-lưỡng cư đã tạo nên nền móng cho Thư viện bò sát-lưỡng cư tưởng niệm Karl P. Schmidt đặt tại Bảo tàng Field.[10]

Các bài viết của ông tiết lộ rằng nhìn chung ông là người ủng hộ tuyệt đối chủ nghĩa phân tán các loài của W.D. Matthew.[11]

Đơn vị phân loại[sửa | sửa mã nguồn]

Loài và phân loài được đặt tên theo Karl Schmidt[sửa | sửa mã nguồn]

Nhiều loàiphân loài lưỡng cư và bò sát[12] được đặt tên để tôn vinh ông, bao gồm:

A green snake's head is prominent for a coiled snake facing the camera.
Schmidt thiệt mạng do vết cắn của một con rắn Dispholidus typus chưa trưởng thành.

Một số đơn vị phân loại do Karl Schmidt mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

Ấn phẩm[sửa | sửa mã nguồn]

Ông là tác giả của hơn 200 bài báo và sách, trong đó có Living Reptiles of the World, về sau trở thành cuốn sách bán chạy trên toàn cầu.

Sách[sửa | sửa mã nguồn]

Ấn phẩm khác[sửa | sửa mã nguồn]

  • Schmidt, Karl P. (1922). The American Alligator. Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Field, Tờ rơi động vật học số 3
  • Schmidt, Karl P. (1925). "New Reptiles and a New Salamander from China". American Museum Novitates (157): 1-6.[13]
  • Schmidt, Karl P.(1929). The Frogs and Toads of the Chicago Area. Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Field, Tờ rơi động vật học số 11
  • Schmidt, Karl P.(1930). The Salamanders of the Chicago Area. Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Field, Tờ rơi động vật học số 12
  • Schmidt, Karl P. (1930). "Reptiles of Marshall Field North Arabian desert expeditions, 1927–1928". Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Field ấn phẩm 273, Loạt động vật học tập 17, số. 6., trang 223-230.[15]
  • Schmidt, Karl P. (1945) A New Turtle from the Paleocene of Colorado. Fieldiana: Geology, do Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Field xuất bản
  • Schmidt, Karl P.; Shannon, F. A. (1947). "Notes on Amphibians and Reptiles of Michoacan, Mexico". Fieldiana Zool. 31: 63–85.[16]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “ESA History/Awards” (bằng tiếng Anh). Ecological Society of America. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2023.
  2. ^ Myers, Charles W. (2000). “A History of Herpetology at the American Museum of Natural History” (PDF). Bulletin of the American Museum of Natural History (bằng tiếng Anh). 252: 5–225 (19–20). doi:10.1206/0003-0090(2000)252<0001:AHOHAT>2.0.CO;2.
  3. ^ Leopold, Aldo (1936). “Franklin J. W. Schmidt”. Wilson Bulletin (bằng tiếng Anh). 48 (3): 181–186.
  4. ^ a b Emerson, Alfred E. (tháng 5 năm 1958). “K. P. Schmidt-Herpetologist, Ecologist, Zoogeographer”. Science. 3307 (bằng tiếng Anh). 127 (3307): 1162–1163. Bibcode:1958Sci...127.1162E. doi:10.1126/science.127.3307.1162. PMID 17771483.
  5. ^ a b c d “Chrono-Biographical Sketch: Karl P. Schmidt”. people.wku.edu (bằng tiếng Anh). Đại học Western Kentucky. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2023.
  6. ^ Rings, Gretchen. “LibGuides: Karl Patterson Schmidt: Legacy”. libguides.fieldmuseum.org (bằng tiếng Anh). Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Field. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2023.
  7. ^ Pope, Clifford H. (1958). “Fatal bite of captive African rear-fanged snake (Dispholidus)”. Copeia (bằng tiếng Anh). 1958 (4): 280–282. doi:10.2307/1439959. JSTOR 1439959.
  8. ^ “Diary of A Snakebite Death” (bằng tiếng Anh). Science Friday. 27 tháng 10 năm 2015. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2023 – qua Youtube.
  9. ^ a b “Curator Dies a Day After Bite by Snake”. Chicago Daily Tribune (bằng tiếng Anh). 27 tháng 9 năm 1957. tr. 1.
  10. ^ a b “Division of Amphibians and Reptiles History” (bằng tiếng Anh). Bảo tàng Lịch sử Khoa học Tự nhiên Field. 11 tháng 1 năm 2011. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2012.
  11. ^ a b c Smith, Charles H. “Chrono-Biographical Sketch: Karl P. Schmidt”. Some Biogeographers, Evolutionists and Ecologists (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2023.
  12. ^ “The Reptile Database”. www.reptile-database.org. (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2023.
  13. ^ a b Schmidt, Karl P. (13 tháng 2 năm 1925). “New reptiles and a salamander from China” (PDF). American Museum Novitates (bằng tiếng Anh) (157): 1–6. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2023.
  14. ^ IUCN SSC Amphibian Specialist Group (2014). Leptopelis parvus. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2014: e.T56278A18389418. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2022.
  15. ^ “Field Museum Library”. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2012.
  16. ^ Schmidt, Karl P.; Shannon, F.A. (tháng 2 năm 1947). “Notes on amphibians and reptiles of Michoacan, Mexico”. Fieldiana: Zoology. 31 (9): 63–85. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2012.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]