Kinnow

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Kinnow
Kinnow, Courtesy by SMHT
Loài cha mẹ'Cam sành' (Citrus nobilis) × 'Quýt lá liễu' (Citrus × deliciosa)
Người gây giốngHoward B. Frost, University of California Citrus Experiment Station in 1935

Kinnow là một loại quýt lai giữa cam sành của Việt Nam (tên khoa học: Citrus nobilis) với quýt lá liễu (tên khoa học: Citrus × deliciosa), được thực hiện lần đầu tiên bởi Howard B. Frost, tại trung tâm nghiên cứu của Đại học California tại Riverside[1][2]. Sau đó, quýt Kinnow mới được canh tác thương mại vào năm 1935[2].

Loài này có năng suất cao, được trồng rộng rãi tại vùng Punjab của PakistanẤn Độ[2].

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

Cây kinnow con đang sai trái

Ở vùng khí hậu nóng, cây kinnow có thể phát triển cao tới hơn 10 mét, cành dài và mảnh. Tán cây khá dày, với lá rộng, hình mũi giáo. Quả có kích thước trung bình, dẹt và lõm vào ở đầu và đít, chín vào khoảng tháng 1 đến tháng 3. Vỏ quả khá mỏng, rất mịn và bóng, có màu vàng cam, dễ tách. Thịt của nó có màu cam sậm, vị khá ngọt và thơm, nhiều nước; hột nhiều, có màu vàng xanh[2][3].

Kinnow không hạt và ít hạt[sửa | sửa mã nguồn]

Số lượng hột khá nhiều là nhược điểm của loại quýt này. Giáo sư Mikael Roose, đến từ Đại học California (Riverside), đã phát triển một giống kinnow ít hạt, gọi là "Kinnow LS" vào năm 2011[4]. Đặc biệt, giống kinnow ít hạt này có thể trồng tại các vùng sa mạc của California, cho trái vào khoảng tháng 2 - 4[4]. Tiến sĩ H. S. Rattanpal, đến từ Đại học Nông nghiệp Punjab (Ấn Độ), đã nghiên cứu về giống kinnow không hạt từ năm 2006 và thử nghiệm thành công mô cấy của bốn cây giống[5].

Xuất khẩu[sửa | sửa mã nguồn]

Kinnow

Một số thị trường xuất khẩu quan trọng của quýt kinnow là Iran, Bahrain, các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất, Kuwait, Oman, Qatar, Ả Rập Xê Út, Indonesia[6], Malaysia, Afghanistan, Philippines, Singapore, Hà Lan, Anh, Nga[7], kể cả Việt Nam[8].

Quả sau khi thu hoạch được bảo quản trong kho lạnh ở nhiệt độ 4 - 5°C và độ ẩm ở mức 85-90%. Chúng cũng có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng[9].

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Y. H. Hui, M. Pilar Cano & Josef Barta (2006), Handbook of Fruits and Fruit Processing, Wiley, John & Sons, tr.312 ISBN 978-0-8138-1981-5
  2. ^ a b c d “Kinnow mandarin hybrid”. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2018.
  3. ^ “Kinnow Stomach Reformer, Appetizer,Blood Purifier, Body Recovering Foods, Acidity Shooter Boon”. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 2 năm 2015. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2018.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  4. ^ a b “UCR Newsroom: UC Riverside releases new citrus variety: 'KinnowLS'.
  5. ^ “Cross pollination: PAU low seeded kinnow scores over Pak variety”.
  6. ^ “Indonesia, Pakistan ink trade agreement”.
  7. ^ “Kinnow demand: Over 40% of exports go to Russian market”.
  8. ^ “Marketing of Fruits Under WTO Regime, Dr. M. Sharif and Burhan Ahmad, Social Sciences Institute, NARC Islamabad”. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2018.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  9. ^ "Citrus cultivation in Punjab Lưu trữ 2017-02-23 tại Wayback Machine". Punjab Agricultural University, Ludhiana, India