Linh Bảo Phái

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Linh Bảo Phái (靈寶派) một Tông phái Đạo giáo Trung Quốc xưa, được hình thành và phát triển sau khi đạo Lão xuất hiện. Linh Bảo Phái (靈寶派) thì nói rằng giáo chủ Cát Sào Phủ (葛巢甫, cháu họ của Cát Hồng) đã có được bộ Linh Bảo Kinh (靈寶經) mà xưa kia Nguyên Thủy Thiên Tôn (元始天尊) đã truyền cho Cát Huyền (葛玄). Cũng theo thuyết này mà Cát Sào Phủ trở thành Tổ khai phái. Linh Bảo Phái cũng tôn Cát Huyền làm Tổ sư.

Linh Bảo Phái Tôn thờ ngôi vị Tam Thanh làm ngôi vị tối cao trong các bậc Thần, Tiên, Thánh. Tam Thanh gồm Ngọc Thanh - Nguyên Thủy Thiên Tôn, Thượng Thanh - Linh Bảo Thiên Tôn, Thái Thanh - Đạo Đức Thiên Tôn tức Thái Thượng Lão QuânLão Tử được cho rằng là giáng thân của Ngài nhằm để mở Đạo và truyền đạo chính thống, mở ra con đường hình thành và phát triển của Đạo giáo.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Vốn dĩ Ngọc Hoàng Thượng đế trước kia giữ ngôi vị Thượng Thanh nhưng sau thời Đường thì xuất hiện tôn hiệu Thái Thượng Đại Đạo Quân giữ ngôi vị Thượng Thanh, còn Ngọc Hoàng Thượng đế thì được đưa xuống giữ vị trí đứng đầu trong Tứ Ngự. Đến thời Tống thì đổi tôn hiệu Thái Thượng Đại Đạo Quân thành tôn hiệu Linh Bảo Thiên Tôn và tôn hiệu này trở thành tôn hiệu chính thức từ đó về sau. Từ đây ta có thể xác định rằng Linh Bảo Phái đã được hình thành từ khoảng sau thời Đường đến thời Tống, do đã bị hoà nhập và không còn truyền nhân nên không thể xác định cụ thể về thời gian và địa điểm hình thành, chỉ có thể tích hợp thông tin từ những tông phái có liên quan là Thượng Thanh PháiNgũ Đấu Mễ Đạo, là hai tông phái có mối quan hệ mật thiết nhất với Linh Bảo Phái. Ngoài ra còn có thông tin cho rằng Thượng Thanh Phái và Linh Bảo Phái cùng xuất hiện vào thời Đông Tấn (317-420).

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Bokenkamp, Stephen. 1989. "Death and Ascent in Ling-pao Taoism." Taoist Resources 1.2, 1-20.
  • Bokenkamp, Stephen. 1997. Early Daoist Scriptures. Berkeley: University of California Press. ISBN 0-520-21931-7.
  • Bokenkamp, Stephen. 2001. "First Daoist Canon." In Scott Pearce, Audrey Spiro and Patricia Ebrey, eds., Culture and Power in the Reconstitution of the Chinese Realm (Cambridge, Mass.: Harvard University Press), 181-199. ISBN 0-674-00523-6.
  • Bokenkamp, Stephen. 2008. "Lingbao." In Fabrizio Pregadio, ed., The Encyclopedia of Taoism (London: Routledge), 663-667. ISBN 0-7007-1200-3.
  • Fowler, Jeaneane. 2005. An Introduction to the Philosophy and Religion of Taoism: Pathways to Immortality. Brighton: Sussex Academic Press. ISBN 1-84519-085-8.
  • Jones, Stephen. 2007. Ritual and Music of North China: Shawm Bands in Shanxi. Ashgate. ISBN 0754661636
  • Lü Pengzhi(呂鵬志), Sigwalt Patrick.2005. Texts of ancient Lingbao in the history of taoism.. TOUNG - PAO. 2005;91(1-3):183.
  • Robinet, Isabelle. 1997. Taoism: Growth of a Religion. Stanford: Stanford University Press. ISBN 0-8047-2839-9.
  • Sigwalt,Patrick(史格伟).2006. "Le rite funéraire Lingbao à travers le Wulian shengshi jing (Ve siècle)", T'oung Pao. 2006;92 (4-5)
  • Yamada Toshiaki. 2000. "The Lingbao School." In Livia Kohn, ed., Daoism Handbook (Leiden: Brill), 225-255. ISBN 90-04-11208-1.
  • Zürcher, Erik. 1980. "Buddhist Influence on Early Taoism," T'oung Pao 66, 84-147.