Chim cánh cụt mắt vàng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Megadyptes antipodes)
Chim cánh cụt mắt vàng
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Aves
Bộ (ordo)Sphenisciformes
Họ (familia)Spheniscidae
Chi (genus)Megadyptes
Loài (species)M. antipodes
Danh pháp hai phần
Megadyptes antipodes
(Hombron & Jacquinot, 1841)
Phân bố của loài Chim cánh cụt mắt vàng
Phân bố của loài Chim cánh cụt mắt vàng

Chim cánh cụt mắt vàng (Megadyptes antipodes) hay hoiho là một loài chim cánh cụt bản địa New Zealand. Trước đây được cho là có quan hệ gần với chim cánh cụt nhỏ (Eudyptula minor), nghiên cứu phân tử cho thấy cánh cụt mắt vàng có quan hệ gần với các loài trong chi Eudyptes. Giống hầu hết các loài chim cánh cụt khác, chúng là động vật ăn cá.

Loài này sinh sản ở vùng ven biển đông và đông nam Đảo Nam của New Zealand, cũng như ở đảo Stewart, quần đảo Auckland, và quần đảo Campbell. Bán đảo Otago là nơi du khách thường đến để ngắm chim cánh cụt mắt vàng ở khoảng cách gần.

Đến đảo Nam New Zealand, số lượng loài này giảm đáng kể trong 20 năm qua. Trên bán đảo Otago, số cá thể đã giảm 75% so với giữa thập niên 1990, sự tuyệt chủng cục bộ có thể xảy ra trong vòng 20-40 năm tới. Ảnh hưởng của sự tăng nhiệt độ đại dương vẫn đang được nghiên cứu, và một trận dịch nổ ra giữa thập niên 2000 cũng tác động mạnh đến chúng. Hoạt động con người trên biển (đánh bắt cá, gây ô nhiễm) cũng làm ảnh hưởng ngang nếu không lớn hơn những nguyên nhân trên.[2]

Phân loại[sửa | sửa mã nguồn]

Chim cánh cụt mắt vàng là loài duy nhất trong chi Megadyptes. (một loài nhỏ hơn, đã tuyệt chủng, M. waitaha, được phát hiện năm 2008).[3] Trước đây được cho là có quan hệ gần với chim cánh cụt nhỏ (Eudyptula minor), nghiên cứu phân tử cho thấy cánh cụt mắt vàng có quan hệ gần với các loài trong chi Eudyptes. Bằng chứng ty thểDNA nhân tế bào đề xuất rằng chúng tách khỏi tổ tiên chi Eudyptes chừng 15 triệu năm trước.[4]

Loài này được Jacques Bernard HombronHonoré Jacquinot mô tả năm 1841. Tên tiếng Māorihoiho.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ BirdLife International (2012). Megadyptes antipodes. Sách Đỏ IUCN các loài bị đe dọa. Phiên bản 2013.2. Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2013.
  2. ^ Mattern T, Meyer S, Ellenberg U, Houston DM, Darby JD, Young M, van Heezilk Y, Seddon PJ (2017). “Quantifying climate change impacts emphasises the importance of managing regional threats in the endangered Yellow-eyed penguin”. PeerJ. 5: e3272. doi:10.7717/peerj.3272. PMC 5436559. PMID 28533952.
  3. ^ Boessenkool, Sanne; và đồng nghiệp (2008). “Relict or colonizer? Extinction and range expansion of penguins in southern New Zealand”. Proc. R. Soc. B. 276 (1658): 815–821. doi:10.1098/rspb.2008.1246. PMC 2664357. PMID 19019791.
  4. ^ Baker AJ, Pereira SL, Haddrath OP, Edge KA (2006). “Multiple gene evidence for expansion of extant penguins out of Antarctica due to global cooling”. Proc Biol Sci. 273 (1582): 11–17. doi:10.1098/rspb.2005.3260. PMC 1560011. PMID 16519228.