Myripristis chryseres

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Myripristis chryseres
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Holocentriformes
Họ (familia)Holocentridae
Phân họ (subfamilia)Myripristinae
Chi (genus)Myripristis
Loài (species)M. chryseres
Danh pháp hai phần
Myripristis chryseres
Jordan & Evermann, 1903

Myripristis chryseres là một loài cá biển thuộc chi Myripristis trong họ Cá sơn đá. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1903.

Từ nguyên[sửa | sửa mã nguồn]

Từ định danh chryseres bắt nguồn từ khrūsós (χρυσός) trong tiếng Hy Lạp cổ đại và có nghĩa là "vàng", hàm ý đề cập đến vây lưng, vây đuôi và vây hậu môn có màu vàng ở loài cá này.[2]

Phân bố và môi trường sống[sửa | sửa mã nguồn]

M. chryseres có phân bố phân mảnh nhưng rộng khắp khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Từ KwaZulu-Natal (Nam Phi) và các đảo quốc Comoros, Réunion, Mauritius, M. chryseres được phân bố trải dài về phía đông đến quần đảo Hawaii cùng quần đảo SociétéTuamotu (Polynésie thuộc Pháp), ngược lên phía bắc đến Nam Nhật Bản (gồm cả quần đảo Ogasawara), xa về phía nam đến Queensland (Úc) và Nouvelle-Calédonie.[3] M. chryseres cũng được ghi nhận thêm tại Biển Đỏ[4]đảo Phục Sinh,[5] góp phần mờ rộng hơn phạm vi của loài này về phía bắc và đông nam.

Tại Việt Nam, M. chryseres đã được ghi nhận ở quần đảo Hoàng Saquần đảo Trường Sa.[6]

M. chryseres sống ở vùng nước có độ sâu khoảng 12–350 m (phổ biến hơn ở độ sâu từ 30 m trở xuống), thường được tìm thấy trong các hang hốc và dưới gờ đá ở đới mặt trước rạn.[1]

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở M. chryseres là 25 cm.[7] Loài này có màu đỏ tươi, trừ vây ngực đỏ, các vây còn lại đều có màu vàng tươi. Gai vây lưng có xen lẫn màu đỏ và vàng. Màng nắp mang có màu đen.

Số gai ở vây lưng: 11; Số tia vây ở vây lưng: 13–15; Số gai ở vây hậu môn: 4; Số tia vây ở vây hậu môn: 11–13; Số tia vây ở vây ngực: 15; Số vảy đường bên: 32–38.[8]

Sinh thái học[sửa | sửa mã nguồn]

M. chryseresloài ăn đêm, và thức ăn chủ yếu của chúng là động vật phù du.[7]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Williams, I. & Greenfield, D. (2017) [2016]. Myripristis chryseres. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2016: e.T67869958A115434946. doi:10.2305/IUCN.UK.2016-1.RLTS.T67869958A67871815.en. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2022.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  2. ^ Christopher Scharpf biên tập (2019). “Order Holocentriformes”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database.
  3. ^ R. Fricke; W. N. Eschmeyer; R. van der Laan biên tập (2023). Myripristis chryseres. Catalog of Fishes. Viện Hàn lâm Khoa học California. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2022.
  4. ^ Golani, Daniel; Fricke, Ronald (2007). “Fourteen additional fish species recorded from below 150 m depth in the Gulf of Aqaba, including Liopropoma lunulatum (Pisces: Serranidae), new record for the Red Sea” (PDF). Fauna of Arabia. 23: 424.
  5. ^ Easton, Erin E.; Sellanes, Javier; Gorny, Matthias (2018). “First Record of the Yellowfin Soldierfish, Myripristis chryseres Jordan & Evermann, 1903, in the Easter Island Ecoregion”. Pacific Science. 72 (1): 143–148. doi:10.2984/72.1.9. ISSN 0030-8870.
  6. ^ Nguyễn Nhật Thi; Nguyễn Văn Quân (2005). “Đa dạng sinh học và giá trị nguồn lợi cá rạn san hô biển Việt Nam”. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  7. ^ a b Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Myripristis chryseres trên FishBase. Phiên bản tháng 10 năm 2023.
  8. ^ John E. Randall & David W. Greenfield (1999). “Holocentridae” (PDF). Trong Kent E. Carpenter & Volker H. Niem (biên tập). The living marine resources of the Western Central Pacific. Vol.4. Bony fishes part 2. Roma: FAO. tr. 2240. ISBN 92-5-104301-9.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)