Năng lượng biển

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Năng lượng biển (đôi lúc cũng được gọi là năng lượng đại dương hoặc năng lượng thủy động học và biển) là loại năng lượng được tạo ra bởi sóng biển, thủy triều, độ mặn, và sự chênh lệch về nhiệt độ đại dương. Chuyển động của nước trong đại dương tạo ra một khối lượng dự trữ động năng khổng lồ, hay còn gọi là năng lượng chuyển động. Loại năng lượng này có thể được khai thác để sản xuất điện để cung cấp điện cho gia đình, vận tải và các nền công nghiệp.

Thuật ngữ năng lượng biển bao gồm cả năng lượng sóng tức là năng lượng từ sóng bề mặt, và năng lượng thủy triều là loại năng lượng có được từ động năng của khối lượng lớn nước di chuyển. Năng lượng gió xa bờ không phải là một dạng của năng lượng biển, vì năng lượng gió bắt nguồn từ gió, cho dù các turbine gió được đặt trên mặt nước.

Các đại dương có một lượng năng lượng khổng lồ ở gần nhiều nếu không muốn nói là hầu hết các khu dân cư tập trung. Năng lượng đại dương có tiềm năng cung cấp một lượng năng lượng tái tạo mới đáng kể.[1] Năng lượng từ đại dương cũng được coi là một phần của thủy năng.

Tiềm năng[sửa | sửa mã nguồn]

Khoảng 20'000–80'000 terawatt-giờ (TWh) điện năng có thể được sinh ra mỗi năm, từ các đại dương trên Trái Đất, dựa vào thay đổi nhiệt độ, nồng độ muối, hay sự chuyển động của thủy triều, các dòng biển, sóng biểnsóng cồn.[2] Ngoài ra, đã có nhiều dự án lắp đặt các hệ thống thu năng lượng giónăng lượng mặt trời trên biển, tuy rằng năng lượng gió xa bờ và năng lượng mặt trời xa bờ không được phân loại là những dạng năng lượng biển.

Tổng tiềm năng trên thế giới
Dạng năng lượng Năng lượng mỗi năm
Năng lượng thủy triều >300 TWh
Năng lượng dòng biển >800 TWh
Năng lượng thẩm thấu do biến thiên độ mặn 2'000 TWh
Năng lượng nhiệt biển do biến thiên nhiệt độ 10'000 TWh
Năng lượng sóng biển 8'000–80'000 TWh
Nguồn: IEA-OES, Báo cáo hàng năm 2007[3]

Tiềm năng năng lượng biển phân bổ nhiều hơn cho các quốc gia tiếp giáp nhiều với biển hơn. Ví dụ Indonesia, một quốc gia có ba phần tư diện tích là biển, đến năm 2014 đã nhận diện để khai thác được khoảng 49 GW trong tổng số 727 GW tiềm năng trên lý thuyết.[4]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Carbon Trust, Future Marine Energy. Results of the Marine Energy Challenge: Cost competitiveness and growth of wave and tidal stream energy, January 2006
  2. ^ “Ocean—potential”. International Energy Agency (IEA). Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 5 năm 2015. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2016.
  3. ^ “Implementing Agreement on Ocean Energy Systems (IEA-OES), Annual Report 2007” (PDF). International Energy Agency, Jochen Bard ISET. 2007. tr. 5. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 1 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2016.
  4. ^ “Indonesian Ocean Energy”. indopos.co.id. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2018.

Đọc thêm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Omar Ellabban, Haitham Abu-Rub, Frede Blaabjerg: Renewable energy resources: Current status, future prospects and their enabling technology. Renewable and Sustainable Energy Reviews 39, (2014), 748–764, doi:10.1016/j.rser.2014.07.113.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]