Nam Phúc Thăng

Nam Phúc Thăng
Xã Nam Phúc Thăng
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngBắc Trung Bộ
TỉnhHà Tĩnh
HuyệnCẩm Xuyên
Thành lập1/1/2020[1]
Địa lý
Tọa độ: 18°15′47″B 106°1′27″Đ / 18,26306°B 106,02417°Đ / 18.26306; 106.02417
Nam Phúc Thăng trên bản đồ Việt Nam
Nam Phúc Thăng
Nam Phúc Thăng
Vị trí xã Nam Phúc Thăng trên bản đồ Việt Nam
Diện tích23,27 km²
Dân số (2018)
Tổng cộng11.797 người
Mật độ507 người/km²
Khác
Mã hành chính18712[2]

Nam Phúc Thăng là một xã thuộc huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam.

Tên của xã được ghép từ tên của ba xã cũ là Cẩm Nam, Cẩm Phúc và Cẩm Thăng.

Địa lý[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Nam Phúc Thăng nằm ở phía bắc huyện Cẩm Xuyên, có vị trí địa lý:

Xã Nam Phúc Thăng có diện tích 23,27 km², dân số năm 2018 là 11.797 người, mật độ dân số đạt 507 người/km².[1]

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Địa bàn xã Nam Phúc Thăng hiện nay trước đây vốn là ba xã: Cẩm Nam, Cẩm Phúc, Cẩm Thăng.

Trước khi sáp nhập, xã Cẩm Nam có diện tích 8,63 km², dân số là 3.713 người, mật độ dân số đạt 430 người/km², gồm 10 thôn: Nam Tiến, Tây Nguyên, Trung Thành, Đông Yên, Nam Yên, Đông Khê, Nam Thành, Hà Bắc, Bình Bá, Tây Đồng. Xã Cẩm Phúc có diện tích 7,80 km², dân số là 4.158 người, mật độ dân số đạt 533 người/km², có 14 thôn. Xã Cẩm Thăng có diện tích 6,84 km², dân số là 3.926 người, mật độ dân số đạt 574 người/km².

Ngày 21 tháng 11 năm 2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 819/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Hà Tĩnh (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2020)[1]. Theo đó, sáp nhập toàn bộ diện tích và dân số của ba xã: Cẩm Nam, Cẩm Phúc, Cẩm Thăng thành xã Nam Phúc Thăng.

Văn hóa[sửa | sửa mã nguồn]

Di tích[sửa | sửa mã nguồn]

  • Đền Trần Muông (di tích văn hóa cấp tỉnh từ năm 2003)
  • Đền Lộ Khê (di tích văn hóa cấp tỉnh từ năm 2001)
  • Kênh Nhà Lê nối từ kinh đô Hoa Lư đến Đèo Ngang đi qua, là tuyến đường thủy đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và được coi là tuyến đường Hồ Chí Minh trên sông vì những đóng góp cho các cuộc chiến tranh của người Việt.
  • Chùa Hàm Long Tự
  • Đình chợ Gon
  • Nhà thờ Đuồi
  • Đền Cương Khấu Đại vương, thôn Tây Nguyên
  • Đền Đương Cảnh Thành hoàng, thôn Trung Thành
  • Đền Quan Thái giám, thôn Đông Yên
  • Đền Quan Quản, thôn Nam Yên
  • Đền Dương Dừ, thôn Đông Khê.

Làng nghề[sửa | sửa mã nguồn]

  • Nghề làm muối ở làng Cồn Cao
  • Nghề làm nón ở làng Đuồi.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c “Nghị quyết số 819/NQ-UBTVQH14 năm 2019 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Hà Tĩnh”.
  2. ^ Tổng cục Thống kê

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]