Sân bay Haifa

Sân bay Haifa
נמל התעופה חיפה
Mã IATA
HFA
Mã ICAO
LLHA
Thông tin chung
Kiểu sân bayDân dụng/quân sự
Cơ quan quản lýCục sân bay Israel
Vị tríHaifa
Độ cao28 ft / 9 m
Tọa độ32°48′34″B 35°02′35″Đ / 32,80944°B 35,04306°Đ / 32.80944; 35.04306
Đường băng
Hướng Chiều dài Bề mặt
m ft
16/34 1.318 4.324 Nhựa đường

Sân bay quốc tế Haifa (tiếng Hebrew: נמל התעופה חיפה‎, Namal HaTe'ufa Haifa, cũng có tên là Sân bay U Michaeli) (IATA: HFA, ICAO: LLHA) là một sân bay tọa lạc ở Haifa, Israel. Vị trí sân bay ở phía đông thành phố, gần cảng KishonIsrael Shipyards, sân bay chủ yếu phục vụ dân sự, có sử dụng quân sự. Sân bay được đặt tên theo Uri Michaeli, một trong những người tiên phong của hàng không Do Thái, một trong những người sáng lập ngành hàng không Israel. Sân bay có một đường băng, đang có kế hoạch mở rộng vào vùng đất lấn biển ở vịnh Haifa.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Sân bay Haifa được thiết lập bởi British Mandate năm 1934, ban đầu làm sân bay quốc tế phục vụ quân đội Anh và công ty dầu mỏ Iraq-Anh, APS. Năm 1936, các tuyến bay nối với BeirutCộng hòa Síp được khai trương, năm 1938 có tuyến bay đi Ý. Trong đệ nhị thế chiến, sân bay này phục vụ Royal Air ForceTrung Đông với tên RAF Haifa.

Sân bay đã được mở cửa lại cho các tuyến bay vận chuyển hành khách năm 1948 với tuyến bay do hãng Cyprus Airways cung ứng. Mười năm sau, hãng Arkia Israel Airlines có hoạt động bay tại đây. Cho đến năm 1994, sân bay này được nâng thành quốc tế, với dự kiến các tuyến bay nối với châu Âu.[1] Gần 1 năm sau, sân bay được đem ra bán quyền vận hành. Các công ty Bouygues cũng như British Aerospace Industries tỏ ý quan tâm.[2]

Năm 1998, nhà ga mới được khai trương. Năm 2001, người ta bắt đầu thảo luận đến việc mở rộng sân bay khi Bộ trưởng tài chính Silvan Shalom kêu gọi nguồn vốn 800 triệu NIS để nâng cấp sân bay này có tiêu chuẩn quốc tế.[3]

Số liệu thống kê[sửa | sửa mã nguồn]

Số liệu thống kê sân bay Haifa [4] [5]
Năm Tổng lượng khách Tổng lượt chuyến
1999 130.571  
2000 137.858  
2001 120.301  
2002 127.200 20.587
2003 93.385 16.978
2004 70.831 16.225
2005 61.334 13.082
2006 52.388 12.614
2007 65.551 13.531

Hãng hàng không và tuyến bay[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Haifa Airport to go international”. Jerusalem Post. ngày 21 tháng 12 năm 1994. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2007.
  2. ^ “Haifa airport for sale. (Bouygues to bid on Haifa, Israel, airport)”. Israel Business Today. ngày 16 tháng 6 năm 1995. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2007.
  3. ^ “Shalom calls for NIS 800m. upgrade of Haifa airport”. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2007.
  4. ^ “Haifa - U Michaeli Airport (HFA/LLHA)”. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2009.
  5. ^ “Facts and Figures”. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2009.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Bản mẫu:Israel Airports Authority