Siganus randalli

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Siganus randalli
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Perciformes
Họ (familia)Siganidae
Chi (genus)Siganus
Loài (species)S. randalli
Danh pháp hai phần
Siganus randalli
Woodland, 1990

Siganus randalli là một loài cá biển thuộc chi Cá dìa trong họ Cá dìa. Loài cá này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1990.

Từ nguyên[sửa | sửa mã nguồn]

Loài cá này được đặt theo tên của nhà ngư học John E. Randall (1924 - 2020)[2].

Phạm vi phân bố và môi trường sống[sửa | sửa mã nguồn]

S. randalli có phạm vi phân bố ở vùng biển Tây Thái Bình Dương. Loài cá này được tìm thấy ở ngoài khơi Papua New Guinea và xung quanh quần đảo Solomon, về phía bắc giới hạn đến các quốc đảo và nhóm đảo: Pohnpei, KosraeGuam[1][3]. Ở phía nam, S. randalli lần đầu tiên được ghi nhận ở ngoài khơi phía nam New Caledonia[4].

S. randalli trưởng thành sống gần các rạn san hô trên nền đáy cứng (cát đá, vụn san hô), trong khi cá con được tìm thấy trong đầm lầy rừng ngập mặn. Chúng sống ở những vùng nước nông với độ sâu khoảng 15 m trở lại[1].

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

Chiều dài cơ thể tối đa được ghi nhận ở S. randalli là 33,5 cm, dựa trên mẫu vật đo được ở đảo Guam[5].

Cơ thể có màu đồng với các đốm màu lam nhạt trên đầu và phần thân trước; ở thân sau, các đốm tròn được thay thế bằng các đường vân gợn sóng cùng màu. Gai vây lưng màu đồng sẫm, phần vây mềm màu đồng nhạt hơn, hơi có màu xanh lam. Vây hậu môn màu đồng, chóp tia mềm có màu lam nhạt. Vây đuôi màu xanh lam, có các vạch đốm màu nâu đồng. Vây ngực trong suốt với các tia màu xanh lam. Vây bụng màu đồng sẫm[6].

Nhìn sơ qua thì thấy S. randalli khá giống với loài họ hàng là Siganus vermiculatus, nhưng S. randalli có các đốm tròn trên đầu và dọc vùng lưng, trong khi cơ thể của S. vermiculatus hoàn toàn là những đường vân gợn sóng[3].

Số gai ở vây lưng: 13; Số tia vây ở vây lưng: 10; Số gai ở vây hậu môn: 7; Số tia vây ở vây hậu môn: 9; Số gai ở vây bụng: 1; Số tia vây ở vây bụng: 5[3].

Sinh thái học[sửa | sửa mã nguồn]

Cá trưởng thành sống thành đàn với khoảng vài chục cá thể, và ăn các loại rong tảo[6].

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

  • D. J. Woodland (1990). Revision of the fish family Siganidae with descriptions of two new species and comments on distribution and biology. Nhà xuất bản Bernice Pauahi Bishop Museum. ISBN 978-0646116655.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c K. E. Carpenter; W. F. Smith-Vaniz (2016). Siganus randalli. Sách đỏ IUCN. 2016: e.T69738808A115471267. doi:10.2305/IUCN.UK.2016-3.RLTS.T69738808A69742634.en. Truy cập ngày 2 tháng 11 năm 2020.
  2. ^ Christopher Scharpf; Kenneth J. Lazara (2020). “Order ACANTHURIFORMES (part 2)”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database. Truy cập ngày 2 tháng 11 năm 2020.
  3. ^ a b c Froese Rainer, và Daniel Pauly (chủ biên) (2019). Siganus randalli trong FishBase. Phiên bản tháng 2 2019.
  4. ^ Thibaud Moleana; Luc Della Patrona; Tarik Meziane; Yves Letourneur (2016). “First record of Siganus randalli (Teleost, Siganidae) in New Caledonia, and comments on its diet”. Marine Biodiversity Records. 9 (1). doi:10.1186/s41200-016-0082-x.
  5. ^ K. T. Kamikawa; E. Cruz; T. E. Essington; J. Hospital; J. K. T. Brodziak; T. A. Branch (2015). “Length–weight relationships for 85 fish species from Guam”. Journal of Applied Ichthyology. 31: 1171–1174. doi:10.1111/jai.12877.
  6. ^ a b D. Woodland (2001). K. E. Carpenter; V. H. Niem (biên tập). The living marine resources of the Western Central Pacific. Vol. 6. Bony fishes part 4 (Labridae to Latimeriidae), estuarine crocodiles, sea turtles, sea snakes and marine mammals (PDF). FAO Species Identification Guide for Fishery Purposes. FAO. tr. 3643. ISBN 978-9251045893.