Thành viên:Lão Ngoan Đồng/Nháp 1

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Viện Nguyên lão La Mã là một cơ quan chính trị của La Mã cổ đại. Nó là một trong những cơ quan tồn tại lâu nhất trong lịch sử La Mã, được thành lập từ những ngày đầu Rôma thành lập. Nó tồn tại qua thời kì vương quốc năm 509 TCN, sau khi nền Cộng hòa bị sụp đổ vào thế kỷ thứ nhất trước công nguyên, sự phân rã của Đế quốc La Mã vào năm 395 SCN, sự sụp đổ của Đế quốc Tây La Mã vào năm 476 SCN, và dưới quyền cai trị của các bộ tộc man di tại Rôma thế kỷ thứ 5, thứ 6 và thứ 7.

Ở thời kỳ Vương quốc, Viện đóng vai trò không hơn là một hội đồng cố vấn cho nhà vua. Vị vua La Mã cuối cùng, Lucius Tarquinius Superbus bị lật đổ bởi một cuộc đảo chính lãnh đạo bởi Lucius Junius Brutus, người sau đó trở thành quan chấp chính đầu tiên của nên cộng hòa non trẻ.

Vào những ngày đầu của nền Cộng hòa, Viện Nguyên lão có vai trò chính trị rất yếu, trong khi các viên quan hành pháp lại có quyền lực rất mạnh. Vì sự chuyển đổi giữa chế độ quân chủ và chế độ cai trị theo hiến pháp thường là sẽ diễn ra từ tốn, phải mất vài thế hệ trước khi Viện Nguyên lão có thể khẳng định quyền lực của mình trước phía hành pháp. Ở giai đoạn giữa của nền Cộng hòa, Viện có được quyền lực chính trị lớn nhất. Quyền lực này bắt đầu suy giảm dần trong giai đoạn cuối của nền Cộng hòa, bắt đầu từ các cuộc cải cách của các Hộ dân quan Tiberius và Gaius Gracchus.

Sau khi chế độ Cộng hòa chuyển thành Đế quốc La Mã, Viện Nguyên lão mất hầu hết các quyền lực chính trị và phúc lợi khác. Sau những cải cách lớn về hiến pháp của Hoàng đế Diocletian, Viện không còn đóng vai trò chính trị nào và không bao giờ có lại được quyền lực mà nó đã từng có. Khi cơ quan cầm quyền của Đế quốc được dời ra khỏi Rôma, Viện Nguyên lão trở thành một cơ quan quản lý thành phố. Sự suy tàn này trở nên rõ nét hơn sau khi hoàn đế Constantine thành lập thêm một Viện Nguyên lão khác nữa tại Constantinople.

Sau khi Đế quốc Tây La Mã sụp đổ vào năm 476 SCN, Viện Nguyên lão hoạt động một thời gian dưới sự cai trị của Vương quốc Ostrogoth trước khi được hoàng đế Justinian I khôi phục sau khi ông này tái chinh phục hầu hết các vùng của Đế quốc phía Tây. Viện Nguyên lão cuối cùng cũng bị xóa sổ vào khoảng giữa các năm 603 và 630. Tuy nhiên, Viện Nguyên lão phía Đông vẫn tồn tại tại Cóntantinople, cho tới khi cơ quan cổ đại này biến mất hoàn toàn vào khoảng thế kỷ 14 SCN.

Thời kỳ Vương quốc La Mã[sửa | sửa mã nguồn]

Viện Nguyên lão là một cơ qyuan chính trị ở thời kỳ Vương quốc La Mã. Từ nguyên "Senatus Romanus" với Senatus bắt nguồn từ từ senex; có nghĩa là người cao tuổi hay bô lão hoặc là nguyên lão; và từ Senatus có nghĩa là hội đồng những bô lão hoặc hội đồng những nguyên lão.[1] Trong tiếng Việt từ Viện Nguyên lão được phiên âm trực tiếp từ tiếng Trung (羅馬元老院, La Mã Nguyên lão Viện), tuy nhiên một số sách có dùng chữ Thượng nghị viện La Mã Tuy từ nguyên Viện Nguyên Lão hầu như được dùng để chỉ Viện Nguyên lão La Mã nhưng vẫn có một số sách dùng để chỉ các thể chế lập pháp tương đương chịu ảnh hưởng bởi Viện Nguyên lão La Mã.

Lịch sử cổ xưa nhất của Viện Nguyên lão có lẽ là từ các hội đồng bô lão trong các cộng đồng thị tộc cổ xưa sống ở khu vực mà sau này thành phố Rôma hình thành năm 753 TCN.[1][2] Những dòng họ La Mã đầu tiên được gọi là các gens hoặc là clan (có nghĩa là gia tộc trong tiếng La Tinh)[3] và mỗi dòng họ sẽ bao gồm nhiều gia đình được lãnh đạo bởi một trưởng tộc gọi là pater (trong tiếng La Tinh có nghĩa là cha).[4] Khi những dòng họ đầu tiên tập hợp lại và hình thành một cộng đồng chung, các pater từ các bộ lạc hàng đầu được chọn ra[5] và tham gia vào một hội đồng chung của các Nguyên lão, hội đồng mà sau này sẽ trở thành viện Nguyên lão La Mã.[4] Khi xã hội phát triển, các pater nhận ra nhu cầu về một lãnh tụ cao nhất, họ chọn ra một vị vua (rex),[4] và trao cho ông quyền lực tài phán cao nhất.[6] Khi vị vua qua đời, quyền tài phán sẽ quay trở lại với các pater.[4]

Truyền thuyết cho rằng vị vua đầu tiên của La Mã là Romulus đã thành lập nên Viện Nguyên lão, ban đầu với 100 người. Hậu duệ của 100 người này sau này trở thành giai cấp quý tộc (patricius) của La Mã.[7] Ông vua thứ năm của Rôma, Lucius Tarquinius Priscus, chọn thêm 100 Nguyên lão nữa từ các thị tộc lớn nhưng nhỏ hơn, và những Nguyên lão này được gọi là Trưởng các tộc nhỏ (patres minorum gentium).[8]

Vị vua thứ bảy và cuối cùng của La Mã, Lucius Tarquinius Superbus, xử tử rất nhiều các nhân vật lãnh đạo của Viện nhưng không có thay thế những người này, việc này khiến số lượng thành viên của viện ngày càng giảm sút. Tuy nhiên, sau khi lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, hai quan chấp chính tối cao của Viện Nguyên lão là Lucius Junius Brutus đã chọn ra những Nguyên lão mới từ trong nhóm các quý tộc lớn nằm bổ sung cho Viện. Những người này được gọi là các conscripti', hay những Nguyên lão nghĩa vụ, vì Brutus ràng buộc theo nghĩa vụ họ phải tham gia vào Viện. Việc này đã khiến số Nguyên lão của Viện tăng lên 300 người.[9]

Viện Nguyên lão của Vương quốc La Mã có ba trách nhiệm chính: là nơi có quyền quyết định tối cao về các quyền lực hành pháp,[10] là hội đồng tư vấn của nhà vua, và là cơ quan lập pháp phối hợp với người dân La Mã.[11] Ở thời kỳ Quân chủ, nhiệm vụ quan trọng nhất của Viện là bầu ra vua mới. Về mặt lý thuyết thì người dân La Mã sẽ bầu ra vua, nhưng mà thực chất vua là do Viện Nguyên lão bầu.[10]

Giai đoạn sau khi một vị vua qua đời tới cuộc bầu chọn vị vua mới được gọi là Chuyển giao (interregnum)[10], trong giai đoạn này vị nguyên thủ lâm thời ([Interrex]]) sẽ chọn ra một ứng viên cho ngai vàng.[12] Nếu ứng viên này được Viện Nguyên lão phê duyệt, thì ông ta sẽ được chính thức bầu chọn bởi người dân,[13] và sau đó sẽ nhận được sự phê chuẩn cuối cùng của Viện Nguyên lão để chính thức trở thành vua.[12] Ít nhất là một vị vua, Servius Tullius, đã được Viện Nguyên lão bầu chọn không có sự tham gia của người dân.[14]

Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của Viện, không kể đến việc bầu các vị vua, là hoạt động như là một hội đồng cố vấn của nhà vua. Tuy là nhà vua có thể tản lờ các lời khuyên từ Viện, tuy thế uy tín ngày càng lớn của Viện khiến các lời khuyên của càng lúc càng khó bị tản lờ. Về lý thuyết, Viện Nguyên lão có thể đưa ra các bộ luật dưới dạng các sắc lệnh, tuy nhiên không thể coi các sắc lệnh này tương đương với các đạo luật ở thời hiện đại. Chỉ có nhà vua mới có thể ra các sắc chỉ luật pháp, dù rằng ông ta thường phải làm việc này cùng với Viện Nguyên lão và Viện Thứ dân (comitia curiata).[11]

Thời kỳ Cộng hòa La Mã[sửa | sửa mã nguồn]

Minh họa một quan cảnh trong Viện Nguyên lão thời kỳ Cộng hòa: Cicero chỉ trích Catiline, trong một bức tranh từ thế kỷ 19 treo tại Palazzo Madama, Roma, tòa nhà của Thượng viện Itala. Độc giả cần lưu ý về sự thiếu chính xác chung của các tác phẩm nghệ thuật thời kỳ Trung Cổ về Viện Nguyên lão La Mã. Các tác phẩm này thường mô tả viện theo hình bán nguyệt, trong đó các nguyên lão phát biểu sẽ đứng ở phần không gian mở ở trung tâm. Thực tế thì theo cấu trúc của tòa nhà Curia Julia, trụ sở Viện Nguyên lão ở Rôma, có từ thời hoàng đế Diocletian thì các Nguyên lão ngồi theo đường thẳng song song từ hai bên trong tòa nhà của Viện. Các tác phẩm nghệ thuật hiện tại cũng thường hay sai về việc này, ví dụ như trong phim Spartacus; tuy nhiên cũng có phim đúng như là phim The Fall of the Roman Empire.

Khi nền Cộng hòa mới được thiết lập, Viện vẫn chỉ đóng vai trò như là một hội đồng cố vấn. Nó bao gồm từ 300 đến 500 nguyên lão, ban đầu gồm giai cấp quý tộc (patricius) và sẽ có nhiệm kỳ trọn đời. Sau đó rất lâu, những người bình dân (plebs) cũng được nhận vào Viện, mặc dù họ sẽ bị cấm nhận các chức quan hành pháp lớn lâu hơn so với giai cấp quý tộc.[15] Các nguyên lão được quyền mặc các áo dài không tay thắt ngang lưng tunica với sọc tím lớn, giày vải maroon, và một chiếc nhẫn sắt (sau là vàng)

Viện Nguyên lão thời kỳ Cộng hòa có thể ban hành các sắc lệnh gọi là senatus consulta, dưới dạng một lời tư vấn từ Viện Nguyên lão đến các viên quan điều hành. Dù cho trên lý thuyết thì những "lời tư vấn" chẳng có ràng buộc về pháp lý, chúng vẫn thường được tuân theo trong thực tế.[16] Nếu một 'senatus consultum' mâu thuẫn với một bộ luật (lex), được thông qua bởi một Hội nghị La Mã, thì bộ luật sẽ phủ quyết 'senatus consultum' bởi vì quyền hạn của 'senatus consultum' là dựa trên nguyên tắc tiền lệ chứ không ghi thành môtlua6ua65t. Tuy nhiên, một 'senatus consultum' có thể được dùng như một hướng dẫn cho một bộ luật.[17]

Thông qua các sắc chỉ, Viện chỉ đạo các viên quan điều hành, đặc biệt là hai Chấp chính tối cao (consul), những vị quan có quyền hành cao nhất trong các cuộc xung đột quân sự. Ngoài ra, Viện còn có quyền lực rất lớn với chính quyền dân sự ở Rôma. Đặc biệt, đối với vấn đề tài chính quốc gia, bởi vì chỉ có Viện Nguyên lão mới có quyền thông qua các ngân khoản công cộng từ nguồn ngân khố La Mã. Khi nền Cộng hòa phát triển hơn, Viện Nguyên lão còn giám sát vấn đề điều hành các tỉnh La Mã, vốn do các cựu Chấp chính và các viên quan cao cấp khác, thông qua việc quyết định viên quan nào sẽ điều hành tỉnh nào.

Từ thế kỷ thứ 3 TCN, Viện Nguyên lão còn đóng vài trò quan trọng trong các trường hợp khẩn cấp. Viện có thể bổ nhiệm một nhà độc tài La Mã dưới sự đề cử của một quan chấp chính (có thể có hoặc không ý kiến từ phía Viện Nguyên lão dành cho ứng cử viên này. Tuy nhiên, sau năm 202, chức vụ Độc tài không còn được dùng những (và chỉ được tái dùng hai lần sau đó) và được thay thế bằng senatus consultum ultimum (sắc lệnh tối thượng của Viện Nguyên lão), trong đó cho phép các chấp chính tối cao được làm bất cứ gì cần thiết để giải quyết cuộc khủng hoảng.[18]

Dù rằng các phiên họp của Viện Nguyên lão có thể diễn ra bên trong hoặc bên ngoài ranh giới chính thức của Rôma (được gọi là pomerium), không có cuộc họp nào được diễn ra quá một dặm so với ranh giới này.[19] Ngoài ra Viện Nguyên lão còn hoạt động dưới nhiều giới hạn về mặt tôn giáo. Ví dụ, trước mọi cuộc họp, người ta tiến hành hiến tế cho các vị thần, và tìm kiếm các điềm báo thần thánh (các auspice).[20]

Các cuộc họp thường được bắt đầu vào bình minh, và một viên quan hành pháp (magistratus) nếu muốn triệu tập cuộc họp thì phải đưa ra một sắc lệnh có tính bắt buộc.[21] Các cuộc họp của Viện Nguyên lão là công khai và đươc điều hành bởi một viên quan hành pháp, thông thường là một chấp chính tối cao.[6] Trong phiên họp, Viện Nguyên lão có quyền tự do hành động theo ý minh, đôi khi là chống lại ý muốn của viên quan điều hành nếu Viện muốn. Viên quan điều hành kỳ họp thường bắt đầu buổi họp bằng một bài phát biểu,[22] rồi sau đó đưa ra vấn đề cho các nguyên lão, những người sẽ bàn thảo với nhau theo nguyên tắc ưu tiên theo thâm niên.[19]

Các Nguyên lão có nhiều các để gây ảnh hưởng (hoặc làm tức giận) môt viên quan điều hành. Ví dụ, tất cả nguyên lão cần phải phát biểu trước khi một cuộc bỏ phiếu có thể được thông qua, và bởi vì tất cả các cuộc họ phải kết thúc trước khi trời tối, một nguyên lão trên lý thuyết có thể phát biểu về một đề nghị cho tới khi nó bị vô hiệu hóa vì hết giờ bỏ phiếu (chiến thuật ngăn cản nghị trường filibuster hoặc diem consumere) nếu ông ta có đủ sức khiến cuộc tranh luận kéo dài cho tới tối. Khi đã tới thời gian bỏ phiếu, viên quan điều hành có thể cho phép bỏ phiếu bất cứ vấn đề nào ông ta muốn, và tất cả các phiếu là chấp thuận hoặc phản đối. Một đề nghị được bỏ phiếu thuận có thể bị phủ quyết bởi một Bảo dân quan (tribunus plebis) hoặc một viên quan có chức vụ tương đương.[23][19] Nếu trong thời kỳ các Độc tài, Viện Nguyên lão có thể phủ quyết quyết định của vị Độc tài đó. Nếu như không có sự phủ quyết nào, cũng như vấn đề là vấn đề nhỏ thì nó sẽ được thông qua bởi việc bỏ phiếu miệng hoặc là giơ tay biểu quyết. Nếu không có biểu quyết, và vấn đề thì quan trọng thì các Nguyên lão sẽ biểu quyết bằng các di chuyển về từng phía (thuận và chống) của tòa nhà viện.[19] Một sắc lệnh được thông qua, và không bị phủ quyết, nó sẽ được ghi lại.

Việc kiểm soát thành viên Viện Nguyên lão là do các pháp quan (censor). Vào thời của Gaius Marius, những người có tài sản ít nhất một triệu sesterce mới được phép gia nhập Viện.[15] Yêu cầu về đạo đức đối với cá Nguyên lão rất cao. Khác với các thành viên của Hội Hiệp sĩ (eques), các nguyên lão không được hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng cũng như liên quan tới các hợp đồng của chính quyền. Họ không thể có con thuyền đủ to để đi buôn cũng như rời Italia mà không được Viện Nguyên lão cho phép.[19] Các viên quan điều hành được bầu chọn nghiễm nhiên trở thành một nguyên lão.[24]

Thời kỳ Đế chế La Mã[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi Cộng hòa La Mã sụp đổ, quyền lực hiến pháp chuyển từ Viện Nguyên lão sang các hoàng đế La Mã. Mặc dù, về mặt pháp luật, Viện vẫn có một vị thế giống như thời kỳ Cộng hòa nhưng trong thực tế thì quyền lực của Viện nguyên lão Đế chế La Mã rất hạn chế vì quyền hành thực tế nằm cả trong tay các hoàng đế. Vì vậy, vị trí nguyên lão chỉ còn được các cá nhân theo đuổi vì mục đích có được uy tín cá nhân và vị thế xã hội, chứ không phải là quyền lực chính trị thực sự. Trong thời kỳ đầu của Đế chế, tất cả các quyền lập pháp, tư pháp và bầu cử đều được chuyển cho Viện Nguyên lão từ các hội lập pháp La Mã. Tuy nhiên, vì hoàng đế nắm mọi quyền lực tại Viện Nguyên lão nên Viện chỉ còn như một phương tiện trung gian để hoàng đế thực hiện các quyền lực độc đoán của mình.

Tòa nhà Curia Julia trong khu vực Quảng trường La Mã (Forum Romanum), trụ sở của Viện Nguyên lão Đế chế La mã.

Vị hoàng đế đầu tiên, Augustus, tinh giảm số nguyên lão từ 900 xuống 600, mặc dù thường một thời điểm chỉ có từ 100 đến 200 nguyên lão hoạt động, và đề ra các tiêu chuẩn khắc khe hơn để trở thành nguyên lão. Từ sau các cải cách này, số lượng thành viên của Viện không bao giờ được thay đổi nhiều nữa. Trong thời kỳ đế chế, cũng giống như cuối thời kỳ Cộng hòa, những người được bầu làm Quan quản lý Ngân khố (quaestor) sẽ nghiễm nhiên trở thành một nguyên lão.[25] Và những người được bầu để giữ một số chức vụ quan trọng khác cũng thường được cho phép trở thành nguyên lão với các cấp hàm tùy theo những chức vụ mà họ đang nắm giữ.[26]

Nếu một người muốn gia nhập Viện Nguyên lão nhưng không đủ các điều kiện cần có, có hai cách anh ta có thể dùng. Thứ nhất, Hoàng đế sẽ cho người này quyền được ứng cử chức quaestor.[25] Hoặc theo cách thứ hai, hoàng đề sẽ bổ nhiệm anh ta làm nguyên lão bằng cách ra một sắc chỉ.[27] Dưới thời đế chế, quyền lực của hoàng đế là tuyệt đối so với quyền lực của Viện Nguyên lão.[28]

Hai quan chấp chính cũng là nguyên lão của Viện, tuy nhiên họ có nhiều quyền lực hơn là các nguyên lão thông thường. Trong các kỳ họp, Hoàng đế thường ngồi giữa hai quan chấp chính[29] và thường là người điều hành cuộc họp. Các nguyên lão ở thời kỳ đầu giai đoạn Đế chế có thể hỏi thêm các câu hỏi hoặc yêu cầu Viện Nguyên lão thực hiện hành động nào đó. Những nguyên lão có chức vị cao hơn sẽ được quyền nói trước các nguyên lão địa vị thấp, riêng hoàng đế thì muốn nói lúc nào cũng được.[29]

Ngoại trừ hoàng đế, các quan Chấp chính và các quan cao cấp praetor có thể điều hành Viện Nguyên lão. Bởi vì các nguyên lão không thể ứng cử các chức quan hành pháp nếu không được hoàng đế cho phép, họ thường không bỏ phiếu chống các dự luật hoàng đế đề nghị. Nếu một nguyên lão phản đối một điều luật, ông ta thường thể hiện bằng cách vắng mặt trong ngày bỏ phiếu.[30]

Mặc dù các Đại hội lập pháp La Mã vẫn nhóm họp sau khi Đế chế hình thành, quyền lực của các Đại hội này đã được chuyển toàn bộ cho Viện Nguyên lão, điều này khiến cho các sắc lệnh của Viện Nguyên lão (senatus consulta) bắt đầu có đầy đủ ràng buộc pháp lý.[28] Quyền lập pháp của Viện thời Đế chế chủ yếu là ở các vấn đề tài chính cũng như cai trị, dù rằng Viện cũng giữ một số quyền lực đối với các tỉnh của La Mã.[28]

Thời kỳ đầu của Đế quốc, Viện Nguyên lão cũng đồng thời nắm luôn các quyền tư pháp mà trước đó thuộc về các Đại hội lập pháp La Mã. Ví dụ, Viện Nguyên lão sẽ xét xử luôn các các vụ án hình sự. Trong những trường hợp này, một quan chấp chính sẽ là chánh án, các nguyên lão sẽ trở thành bồi thẩm đoàn, và bản án sẽ được tuyên dưới dạnh một sắc chỉ (senatus consultum). Và thêm vào đó, bản án sẽ không được kháng cáo, nhưng hoàng đế vẫn có quyền xá tội cho một người bị kết án bằng quyền phủ quyết của ông ta. Hoàng đế Tiberius còn chuyển luôn các quyền bầu cử từ các Đại hội sang cho Viện Nguyên lão, và tuy rằng từ đó về lý thuyết Viện Nguyên lão có thể bầu các viên quan hành pháp, sự thông qua của hoàng đế luôn luôn là điều kiện đủ để đưa ra kết quả bầu cử sau cùng.

Năm 300 SCN, hoàng đế Diocletian tiến hành một loạn cải cách hiến pháp. Một trong số các cải cách này là ông ta cho phép hoàng đế nắm quyền lực mà không cần sự cho phép trên lý thuyết của Viện Nguyên lão, điều này khiến cho Viện Nguyên lão mất đi vai trò là cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước Đế chế La Mã. Các cải cách này cũng kết thúc luôn các ảo tưởng về các quyền lập pháp, tư pháp hay bầu cử độc lập của Viện Nguyên lão. Tuy nhiên, Viện Nguyên lão vẫn giữ quyền lập pháp đối với các hoạt động giải trí công cộng ở Rôma, cũng như thứ bậc của các nguyên lão.

Viện Nguyên lão ngoài ra còn giữ quyền được xét xử các vụ án phản quốc, và bầu một số quan hành pháp, nhưng chỉ với sự cho phép của hoàng đế. Trong những năm cuối cùng của Đế chế, Viện Nguyên lão đôi khi tìm cách bổ nhiệm hoàng đế do Viện chọn, như trường hợp của Eugenius, tuy rằng về sau ông này bị Theodosius I đánh bại. Viện Nguyên lão ngoài ra còn là thành trì cuối cùng của các tôn giáo La Mã truyền thống trước sức lan tỏa của Thiên Chúa giáo, và đã từng nhiều lần tìm cách khôi phục lại Tượng thờ nữ thần chiến thắng Victoria, vốn đã bị Constantius II dở bỏ, trong trụ sở của Viện (tòa nhà Curia Julia).

Viện Nguyên lão tại Rôma thời kỳ sau khi Đế quốc sụp đổ[sửa | sửa mã nguồn]

After the fall of the western Roman Empire, the senate continued to function under the barbarian chieftain Odoacer, and then under Ostrogothic rule. The authority of the senate rose considerably under barbarian leaders, who sought to protect the institution. This period was characterized by the rise of prominent Roman senatorial families, such as the Anicii, while the senate's leader, the princeps senatus, often served as the right hand of the barbarian leader. It is known that the senate successfully installed Laurentius as pope in 498, despite the fact that both King Theodoric and Emperor Anastasius supported the other candidate, Symmachus.[cần dẫn nguồn]

The peaceful coexistence of senatorial and barbarian rule continued until the Ostrogothic leader Theodahad found himself at war with Emperor Justinian I and took the senators as hostages. Several senators were executed in 552 as revenge for the death of the Ostrogothic king, Totila. After Rome was recaptured by the imperial (Byzantine) army, the senate was restored, but the institution (like classical Rome itself) had been mortally weakened by the long war. Many senators had been killed and many of those who had fled to the east chose to remain there, thanks to favorable legislation passed by Emperor Justinian, who, however, abolished virtually all senatorial offices in Italy. The importance of the Roman senate thus declined rapidly.[31]

Quan hệ với Constatinope[sửa | sửa mã nguồn]

In 578 and again in 580, the senate sent envoys to Constantinople. They delivered 3000 pounds (believed to be around 960 kg) of gold as a gift to the new emperor, Tiberius II Constantinus, along with a plea for help against the Lombards, who had invaded Italy ten years earlier. Pope Gregory I, in a sermon from 593, lamented the almost complete disappearance of the senatorial order and the decline of the prestigious institution.[32][33]

It is not clearly known when the Roman senate disappeared in the West, but it is known from the Gregorian register that the senate acclaimed new statues of Emperor Phocas and Empress Leontia in 603.[34] The institution is assumed to have vanished by 630 when the Curia Julia was transformed into a church by Pope Honorius I.[cần dẫn nguồn]

Thời kỳ Trung cổ[sửa | sửa mã nguồn]

In later medieval times, the title "senator" was still in occasional use, but it had become a meaningless adjunct title of nobility and no longer implied membership in an organized governing body.[cần dẫn nguồn]

In 1144, the Commune of Rome attempted to establish a government modeled on the old Roman republic in opposition to the temporal power of the higher nobles and the pope. This included setting up a senate along the lines of the ancient one. The revolutionaries divided Rome into fourteen regions, each electing four senators for a total of 56 (although one source,[cái gì?]Bản mẫu:According to whom often repeated, gives a total of 50). These senators, the first real senators since the 7th century, elected as their leader Giordano Pierleoni, son of the Roman consul Pier Leoni, with the title patrician, since consul was also a deprecated noble styling.[cần dẫn nguồn]

This renovated form of government was constantly embattled. By the end of the 12th century, it had undergone a radical transformation, with the reduction of the number of senators to a single one - Summus Senator - being thereafter the title of the head of the civil government of Rome. In modern terms, for example, this is comparable to the reduction of a board of commissioners to a single commissioner, such as the political head of the police department of New York City. Between 1191 and 1193, this was a certain Benedetto called Carus homo or carissimo.[cần dẫn nguồn]

Viện Nguyên lão của Đế quốc Đông La Mã[sửa | sửa mã nguồn]

The senate continued to exist in Constantinople however, although it evolved into an institution that differed in some fundamental forms from its predecessor. Designated in Greek as suglkletos or assembly the Senate of Constantinople was made up of all current or former holders of senior ranks and official positions, plus their descendants. At its height during the 6th and 7th centuries, the Senate represented the collective wealth and power of the Empire, on occasion nominating and dominating individual emperors.[35]

In the second half of the 10th century a new office, proëdrus (tiếng Hy Lạp: πρόεδρος), was created as head of the senate by Emperor Nicephorus Phocas. Up to the mid-11th century, only eunuchs could become proëdrus, but later this restriction was lifted and several proëdri could be appointed, of which the senior proëdrus, or protoproëdrus (tiếng Hy Lạp: πρωτοπρόεδρος), served as the head of the senate. There were two types of meetings practised: silentium, in which only magistrates currently in office participated and conventus, in which all syncletics (tiếng Hy Lạp: συγκλητικοί, senators) could participate. The Senate in Constantinople existed until at least the beginning of the 13th century, its last known act being the election of Nicolas Canabus as emperor in 1204 during the Fourth Crusade.[36]

See also[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Abbott, 3
  2. ^ Abbott, 12
  3. ^ Abbott, 1
  4. ^ a b c d Abbott, 6
  5. ^ Abbott, 16
  6. ^ a b Byrd, 42
  7. ^ Livy, Ab urbe condita, 1:8
  8. ^ Livy, Ab urbe condita, 1:35
  9. ^ Livy, Ab urbe condita, 2.1
  10. ^ a b c Abbott, 10
  11. ^ a b Abbott, 17
  12. ^ a b Abbott, 14
  13. ^ Byrd, 20
  14. ^ Livy, Ab urbe condita, 1.41
  15. ^ a b McCullough, 1026
  16. ^ Byrd, 44
  17. ^ Abbott, 233
  18. ^ Abbott, 240
  19. ^ a b c d e Byrd, 34
  20. ^ Lintott, 72
  21. ^ Lintott, 75
  22. ^ Lintott, 78
  23. ^ Lintott, 83
  24. ^ Byrd, 36
  25. ^ a b Abbott, 381
  26. ^ Metz, David. Daily Life of the Ancient Romans. tr. 59 & 60. ISBN 978-0-87220-957-2.
  27. ^ Abbott, 382
  28. ^ a b c Abbott, 385
  29. ^ a b Abbott, 383
  30. ^ Abbott, 384
  31. ^ Schnurer, 339
  32. ^ Bronwen Neil; Matthew J. Dal Santo (9 tháng 9 năm 2013). A Companion to Gregory the Great. BRILL. tr. 3. ISBN 978-90-04-25776-4. (translated from the original Latin) For since the Senate has failed, the people have perished, and the sufferings and groans of the few who remain are multiplied each day. Rome, now empty, is burning!
  33. ^ Kate Cooper; Julia Hillner (13 tháng 9 năm 2007). Religion, Dynasty, and Patronage in Early Christian Rome, 300–900. Cambridge University Press. tr. 23. ISBN 978-1-139-46838-1.
  34. ^ Jeffrey Richards. The Popes and the Papacy in the Early Middle Ages, 476-752, p. 246
  35. ^ Runciman, Steven. Byzantine Civilisation, p. 60, Meridian 1956.
  36. ^ Phillips, Jonathan. The Fourth Crusade and the Siege of Constantinople. 2004. pp. 222-226.

Thư mục[sửa | sửa mã nguồn]

Nguồn sơ cấp[sửa | sửa mã nguồn]

Nguồn thứ cấp[sửa | sửa mã nguồn]

  • Ihne, Wilhelm. Researches Into the History of the Roman Constitution. William Pickering. 1853.
  • Johnston, Harold Whetstone. Orations and Letters of Cicero: With Historical Introduction, An Outline of the Roman Constitution, Notes, Vocabulary and Index. Scott, Foresman and Company. 1891.
  • Mommsen, Theodor. Roman Constitutional Law. 1871-1888
  • Tighe, Ambrose. The Development of the Roman Constitution. D. Apple & Co. 1886.
  • Von Fritz, Kurt. The Theory of the Mixed Constitution in Antiquity. Columbia University Press, New York. 1975.
  • The Histories by Polybius
  • Cambridge Ancient History, Volumes 9–13.
  • Richard A. Talbert, The Senate of Imperial Rome (Princeton, Princeton Univerversity Press, 1984).
  • A. Cameron, The Later Roman Empire, (Fontana Press, 1993).
  • M. Crawford, The Roman Republic, (Fontana Press, 1978).
  • Erich S. Gruen, "The Last Generation of the Roman Republic" (U California Press, 1974).
  • Fergus Millar, The Emperor in the Roman World, (London, Duckworth, 1977, 1992).
  • Andrew Lintott, The Constitution of the Roman Republic (Oxford, Oxford University Press, 1999).
  • Hoеlkeskamp, Karl-Joachim, Senatus populusque Romanus. Die politische Kultur der Republik - Dimensionen und Deutungen (Stuttgart: Franz Steiner Verlag, 2004).
  • Krieckhaus, Andreas, Senatorische Familien und ihre patriae (1./2. Jahrhundert n. Chr.) (Hamburg: Verlag Dr. Kovac, 2006) (Studien zur Geschichtesforschung des Altertums, 14).
  • Werner Eck, Monument und Inschrift. Gesammelte Aufsätze zur senatorischen Repräsentation in der Kaiserzeit (Berlin/New York: W. de Gruyter, 2010).
  • Polybius (1823). The General History of Polybius: Translated from the Greek. By James Hampton. Oxford: Printed by W. Baxter. Fifth Edition, Vol 2.
  • Taylor, Lily Ross (1966). Roman Voting Assemblies: From the Hannibalic War to the Dictatorship of Caesar. The University of Michigan Press (ISBN 0-472-08125-X).
  • Schnurer, Gustov (1956). Church And Culture In The Middle Ages 350-814. Kessinger Publishing (ISBN 9-781425-423223).
  • Considerations on the Causes of the Greatness of the Romans and their Decline, by Montesquieu
  • The Roman Constitution to the Time of Cicero
  • What a Terrorist Incident in Ancient Rome Can Teach Us
  • Webster's Revised Unabridged Dictionary (1913)
  • Brewer, E. Cobham; Dictionary of Phrase and Fable (1898).
  • McCullough, Colleen; The Grass Crown HarperCollins (1992), ISBN 0-380-71082-X
  • Wood, Reverend James, The Nuttall Encyclopædia (1907) - a work now in public domain.
  • Byrd, Robert (1995). The Senate of the Roman Republic. U.S. Government Printing Office, Senate Document 103-23.
  • Abbott, Frank Frost (1901). A History and Description of Roman Political Institutions. Elibron Classics, ISBN 0-543-92749-0.
  • Hooke, Nathaniel; The Roman History, from the Building of Rome to the Ruin of the Commonwealth, F. Rivington (Rome). Original in New York Public Library