Thảo luận:Bạch Mi quyền/Lưu 1

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 16 năm trước bởi Shaolin Kungfu trong đề tài Hai Gừa Miền Tây trao đổi

Untitled[sửa mã nguồn]

Tôi đang rất bận gấp nhưng cũng cố viết vài dòng để viết tiếp, mong các bạn thông cảm. Lê Long Shaolin Kungfu 12:00 ngày 20 tháng 8 năm 2007

Cảm ơn bạn Lưu Ly đã liên kết hộ, nhưng tôi nghĩ có để cũng không sao, vì có người mới vào wiki sẽ không để ý liên kết ngoài phía dưới bên ngoài như bạn.Lê Long Shaolin Kungfu 13:00 ngày 20 tháng 8 năm 2
Trước tiên tôi xin cảm ơn bạn đã có phản hồi bài viết của tôi. Về lai lịch của Bạch Mi Đạo Nhân, bạn đã nói đúng, nhưng tìm tài liệu về ông không thể thấy được trong các phiên bản tiếng Việt. Tôi chỉ biết trong các tài liệu tiếng Anh cho biết lai lịch của Bạch Mi Đạo Nhân ban đầu là đệ tử của Nam Thiếu Lâm mà thôi. Bạn có thể dùng từ khóa tên của ông phiên âm từ tiếng Hoa sang tiếng Anh là Pak Mei Kungfu, hay Bai Mei Kungfu thì sẽ rất nhiều tài liệu kể về ông. Tôi là môn đồ Thiếu LâmHồng Gia Quyền và cũng là môn đồ của Bạch Mi Quyền thuộc dòng của Tăng Huệ Bác mà theo thầy của tôi nói lại thì Tăng Huệ Bác là Trưởng tràng của Bạch Mi Quyền tại Quảng ĐôngHồng Kông sang Việt Nam ở vùng Chợ Lớn trước năm 1975. Tăng Huệ Bác nguyên xuất thân là lương y thuốc bắc và đã qua đời sau 1975 tại Chợ Lớn. Hiện nay tôi rất muốn truy tìm các môn đồ và các dòng Bạch Mi khác tại Chợ Lớn mà không tìm ra. Tôi hiện đang ở Sài gòn, hy vọng sẽ gặp bạn bên ngoài để trao đổi. Tôi xin nhắc lại câu nói ngạn ngữ của người Trung Hoa tặng bạn: Dĩ võ hối hữu nghĩa là dùng võ kết bạn và Tứ hải giai huynh đệ (bốn bể đều là anh em). Trân trọng!!! Lê Long - Shaolin Kungfu 05:10, ngày 29 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời


Trước tiên, tôi xin cảm ơn bạn đã nhiệt tình hồi âm.

Về nguyên lý Phù Trầm Thốn Thổ hay Phù Trầm Thánh Thâu tôi nghĩ là do cách đọc theo tiếng địa phương của người Trung Hoa khác nhau nhưng nội dung vẫn là một.

Phải nói rằng tôi rất phục sự hiểu biết sâu sắc của bạn về Bạch Mi quyền, vì tôi đã từng tận mắt xem rất nhiều phái võ Thiếu Lâm do người Việt Nam truyền dạy và tự xưng Bạch Mi Quyền, nhưng lại phạm nhiều nguyên lý tối kỵ trong Bạch Mi quyền (chẳng hạn đánh thọc cùi chỏ ra sau lưng và phát kình Trường Kiều như Hồng Gia quyền). Hy vọng bạn sẽ cho tôi được tiếp xúc bên ngoài để học hỏi. Đây là địa chỉ e-mail của tôi tran_bich_dung@yahoo.com và bạn có thể cho tôi hẹn một ngày nào đó bên ngoài để học hỏi ở nơi bạn. Thầy của tôi chỉ biết có mỗi Tăng Huệ Bác ngoài ra không biết gì hết về lai lịch phả hệ của Bạch Mi, nếu được bạn cho biết, rất cảm ơn bạn. Thầy Tăng Huệ Bác rất ít lời, khi truyền dạy cũng không mấy khi giải thích bằng ngôn từ. Tôi nghĩ có lẽ đây là đặc điểm của các vị thầy trong Bạch Mi quyền chăng vì tất cả họ đều không mở võ đường, không truyền bá và viết sách. Thậm chí khi soạn thảo nội dung Nam quyền trong môn Wushu hiện đại của Trung Quốc hoàn toàn vắng bóng kỹ pháp của Vịnh Xuân QuyềnBạch Mi Quyền. Bạch Mi là một môn phái rất kín tiếng nên ít ngừơi biết đến như các bộ môn quyền khác của Trung Hoa. Lê Long - Shaolin Kungfu 05:41, ngày 4 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời
Chào bạn, tôi không rõ nhiều về những nguyên lý (lý thuyết) của Bạch Mi. Nhưng tôi có học được từ chính truyền nhân đích thực của thầy Tăng Huệ Bác các bài quyền mà tôi đã viết trong bài. Ở đây tôi xin có đôi lời tâm sự một chút với bạn:
  • Thứ nhất, tôi nghĩ võ thuật Trung Hoa là một môn nghệ thuật rất hay nhưng vì nó hay cho nên, trong thời buổi khoa học hiện đại ngày nay, cũng không nên có tư tưởng cổ điển như ngày xưa chỉ mật truyền. Về điểm này, giới võ thuật ai cũng biết là đây là đặc tính của các thầy võ ngày xưa, như vậy cũng có cái hay (có lẽ chỉ thích hợp thời xưa) và cũng có cái dở (vì không thích hợp thời nay), có lẽ đây cũng là nguyên nhân làm cho tư tưởng khoa học của các dân tộc phương Đông không phát triển mạnh như phương Tây (về điểm này tôi xin lỗi bạn!)
  • Thứ hai, ngày nay các bậc thầy võ thuật ở Trung Quốc cũng không còn tư tưởng mật truyền này nữa. Nhất là sau khi Vịnh Xuân QuyềnHồng Gia Quyền được phép phổ biến ra ngoài và chùa Thiếu Lâm Tung Sơn Hà Nam phổ biến quyền phổ Thiếu Lâm chân truyền thì tư tưởng mật truyền này đã không còn được giới võ thuật ủng hộ nữa.
  • Thứ ba, tôi nghĩ, mà nhiều người cũng có cùng suy nghĩ như vậy, đây chính là nguyên nhân làm cho các bộ môn võ thuật cổ truyền của Trung Hoa bị thất truyền. Vì sao? Vì bạn cũng biết đó, đạo đức là một chuyện, năng lực lại là chuyện khác. Chắc gì người đang lãnh sứ mạng cất giữ bí pháp của cổ nhân có đủ năng lực thật sự làm tròn trách nhiệm đó do cuộc sống xã hội bây giờ không còn đơn giản như xưa, tâm tư con người tất nhiên biến đổi theo thời đại, việc lựa chọn người theo tiêu chuẩn khắt khe làm sao có thể chính xác được khi mà con người, như triết học từng định nghĩa là cái luôn đang trưởng thành, con người đây không phải là con người cá nhân mà là con người của lịch sử. Và tôi nghĩ, tư tưởng này càng làm cho võ thuật mang tính cách thần bí là càng tự dẫn võ thuật đến chỗ bị diệt vong.

Cuối cùng, tôi, với tư cách cá nhân, chỉ mong giới võ thuật cùng thông cảm chia sẻ hiểu biết, không vì lợi ích và danh lợi cá nhân, cùng nhau chia sẻ kiến thức cho người sau có được cơ hội học hỏi những điều hay của tiền nhân. Dưới ánh sáng của tri thức khoa học hiện đại, tôi hy vọng những mưu đồ ích kỷ sẽ không có con đường để đi đến chân lý. Kiến thức của con người chỉ là một góc nhìn nhỏ trong vũ trụ mênh mông này thì có gì phải tự thị tự kỷ nữa. Hy vọng bạn thông cảm quan điểm của tôi. Kiến thức võ thuật chỉ là một phần nhỏ trong đại dương mênh mông kiến thức của nhân loại mà trong đó còn nhiều điều chưa khám phá được. Tôi nói thực, mong bạn thông cảm, tôi không thích những quan điểm chật chội và ngạt thở của người xưa lắm đâu, nhưng nếu là thầy của ta thì ta không cãi lại, nhưng bảo đồng tình thì tôi xin giơ hai tay không đồng tình. Người ta thường có câu giới võ thuật là một cộng đồng đầy chia rẽ và tôi đã từng thấm đòn về điều này rồi, thậm chí tôi phải chuyển sang hoạt động trong lĩnh vực khác để rồi tìm thấy được sự rộng mở của các bậc thầy khác trong những lĩnh vực khác. Mong bạn hồi âm và chỉ giáo. Lê Long - Shaolin Kungfu 09:57, ngày 6 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tên bài[sửa mã nguồn]

Tên môn phái lấy từ tên Bạch Mi đạo nhân, vậy phải viết hoa Bạch Mi chứ? Nguyễn Thanh Quang 16:12, ngày 7 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Nhầm. Đã sửa.Lưu Ly 00:32, ngày 8 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Hai Gừa Miền Tây trao đổi[sửa mã nguồn]

Cảm ơn bạn đã nhiệt tình hồi âm. Tuy rằng tôi được học quyền kỹ đúng tông pháp của Bạch Mi đạo nhân, nhưng tôi rất muốn tìm thêm các vị thầy Bạch Mi quyền khác để học hỏi thêm, có thể bạn có kiến thức ít về Bạch Mi quyền (phần bài tập), nhưng về quyền lý bạn nắm vững hơn tôi, thì tại sao tôi không thể bái bạn làm thầy, người Trung Hoa thường có câu Nhất tự vi sư, bán tự vi sư (một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy), còn các bài quyền đưa lên để các bạn thấy rõ để tìm hiểu (dù có sai sót của người diễn tập). Còn bạn nói phải trông mặt mà bắt hình dong, con lợn có béo bộ lòng mới ngon khi các bậc thầy chọn người truyền dạy là đúng và tôi rất thích câu nói này. Cảm ơn bạn đã nhiệt tình trả lời, tôi muốn gặp bạn và chúng ta cùng học hỏi nhau, bạn có muốn học Bạch Mi quyền (phần bài tập) không? Tôi sẵn sàng trao đổi với bạn, mong bạn giúp đỡ và xin cảm ơn bạn trước.
Sở dĩ tôi tham gia sửa bài Phương Thế Ngọc vì tôi thấy viết sai về Bạch Mi đạo nhân, trong lịch sử võ thuật Thiếu Lâm, Bạch Mi đạo nhân bị mang tiếng xấu và rất oan tình, tức là ngay tại Trung Hoa, ông ta đã bị bôi nhọ và chỉ trích rất nhiều, thậm chí các môn đồ Hồng Gia Quyền của Hồng Hy Quan (không phải Hồng Gia Quyền La Phù) không giao du với các môn đồ Bạch Mi phái và tỏ rõ sự kỳ thị. Tôi là môn đồ của Hồng Gia Quyền La Phù chính tông và Hồng Gia Quyền của Hồng Hy Quan, và cũng là môn đồ của Bạch Mi phái, tôi phải gột rửa sự bôi nhọ này và trả lại cho ông ta tiếng tăm và công tích. Bạn thử nghĩ ông ta là đạo sĩ của trường phái Đạo gia làm gì mà ham công danh đi hỗ trợ nhà Thanh đốt chùa Nam Thiếu Lâm, đây là do Càn Long đã bôi nhọ ông ta và xuyên tạc lịch sử vì chính Càn Long đã âm mưu tiêu hủy Nam Thiếu Lâm. Tôi rất trân trọng các bậc thầy đi trước và Những gì của Ceasar phải trả lại cho Ceasar, thậm chí sau này các môn đồ Bạch Mi phái cũng không chối bỏ nguồn cội của mình mà vẫn xưng danh Shaolin Pak Mei Pai (Thiếu Lâm Bạch Mi phái) thì bạn hiểu rằng Bạch Mi đi theo Đạo gia nhưng vẫn không phủ nhận nguồn gốc của mình thì hà cớ gì ông ta phải đi làm chuyện tồi tệ và thật khốn nạn nhất là phản sư môn! Xem thế đủ thấy ngay tại Trung Hoa, đất nước có mấy ngàn năm văn hóa võ mà vẫn còn lắm kẻ thích chuyện thị phi thêu dệt và bịa đặt. Mong rằng gặp bạn để trao đổi và chúng ta học hỏi lẫn nhau. Tôi đang sẵn sàng đây! Bạn nên nhớ rằng người kém hơn ta vẫn có thể dạy cho ta thêm nhiều điều. Lê Long - Shaolin Kungfu 02:52, ngày 10 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Hai Gừa đây!


   XIỄN                                 LỊCH 
   DƯƠNG                                TẬN    
   THỪA   CHÍNH                         KHỔ      TIÊN          
   TRI    KHÍ                           TÂM      GIÁC
   ĐỆ     QUÃNG                         TRUYỀN   SỞ
   TỬ     TIỀN                          HẬU      SƯ
   PHÁT   TÔNG                          THẾ      SÁNG
   QUY                                  LẬP
   LƯƠNG                                VŨ 
   TRÍ                                  CÔNG
   LƯƠNG                                VŨ 
   NĂNG                                 ĐỨC
  

-Bản mẫu:"Hai Gừa Miền Tây!"


Tôi không đoán bạn biết ít quyền pháp Bạch Mi, đó là do bạn nói thì tôi nghe vậy. Còn nếu anh nghĩ tôi tệ quá thì thôi vậy, tuỳ anh! Tôi chỉ muốn nghiên cứu và sẵn sàng mở lòng nhưng anh đã từ chối thì biết sao! Anh chỉ nhìn thấy điểm khuyết của người khác thôi sao! Anh không nhìn thấy quan điểm tích cực của người khác thì biết nói gì thêm nữa! Tôi nghĩ rằng sự cởi mở và trung thực thẳng thắn là cánh cửa để đi ra thế giới. Nhưng thế giới đóng cửa với ta thì đành chịu chứ làm sao! Có lẽ tôi không có duyên để gặp anh học hỏi, dù rằng tôi cũng rất chân thành đó! Vậy thôi xin chào anh và cũng có lời cảm ơn anh đã quan tâm đến bài viết của tôi!!!
Tôi viết về Bạch Mi đạo nhân không phải để minh oan cho ông, mà vì lẽ công bằng ở đời nên phải vậy thì mới phải đạo làm người. Chỉ có anh là đánh giá tôi như thế, các bạn ở trên wiki này không phải là người có tư tưởng bá đạo đâu anh! Họ cũng giúp tôi rất nhiều để hoàn thành bài viết với mục đích tốt đẹp vì một cộng đồng nói tiếng Việt. Mong anh hiểu và thông cảm cho mọi người ở đây. Tiên học lễ hậu học văn mà!!! Hy vọng anh thứ lỗi cho những gì thất thố nếu có và đừng hiểu lầm ý của tôi! Cảm giác của ta về người khác cũng dễ gần với ảo giác lắm, đôi khi làm ta hiểu lầm và gây mếch lòng thì không nên vậy. Cảm ơn anh và xin lỗi anh một lần nữa vậy!!! Chào anh và chúc anh thành công hơn nữa!!! Xin chào anh!!!

P/S: Anh đã không thích bàn về Bạch Mi ở đây thì đó là quan điểm của anh, tôi viết Bạch Mi quyền ở đây vì tôi nghĩ đến một tập thể chung có tinh thần học hỏi và ham hiểu biết, sự ham hiểu biết là một nhu cầu lớn lao của con người, thời nay khoa học tiến bộ và xã hội cũng đã có những quan hệ mở rộng, nhân sinh quan cũng thay đổi nhiều, tôi chỉ viết Bạch Mi quyền trong giới hạn hiểu biết của tôi, nhưng tôi có lòng nhiệt tình, còn anh không thích thì cũng xin anh thứ lỗi rằng tôi phổ biến Bạch Mi quyền, vì không phải có mình tôi là môn đồ Thiếu Lâm hay Bạch Mi quyền. Hơn nữa tôi đã xấp xỉ 40 tuổi rồi, anh nghĩ làm sao mà tôi có tính loi choi như thanh niên mới lớn và háo đủ thứ, tôi khác những người học võ khác ở chỗ nhìn nó như một sinh hoạt văn hóa trong đời sống tinh thần của con người, còn ai có quan điểm môn này phái nọ là chuyện khác!

Tôi cũng nói cho anh biết rằng tôi rất thích nghiên cứu văn hóa Trung Quốc, dù rằng một chữ tiếng Hoa tôi cũng không biết, nhưng tôi đọc được sách tiếng Anh và tiếng Pháp (vì tôi là giáo viên tiếng Anh).

Văn hóa Trung Quốc bao gồm những lĩnh vực như sau: lịch sử, ngôn ngữ và văn chương, văn minh văn hóa, lịch sử tư tưởng và triết học, đông y học Trung Quốc và cuối cùng là võ thuật. Tầm nhìn của tôi khác của anh, và chúng ta có khác nhau thì cũng đừng đem điều này ra để nhìn nhau không thiện cảm, nghiên cứu văn hóa Trung Quốc là sở thích của tôi và tôi cũng muốn học hỏi trao đổi. Tôi hỏi anh có muốn học Bạch Mi quyền không phải là tôi có ý nói anh không biết hay biết ít (hay thậm chí là coi thường anh như anh phát biểu khiến tôi có cảm tưởng như thế) mà vì anh đã nói như vậy trong các thảo luận trên, chẳng qua vì lòng nhiệt tình cởi mở của tôi đã bị anh đưa vào một góc nhìn quá khuất vậy khiến tôi có cảm giác như đang bị anh dội một gáo nước lạnh vào mặt. Anh đừng hiểu lầm tôi mà gây mếch lòng nhau. Đó là điều tôi không muốn (Tứ hải giai huynh đệ).

Tôi chỉ muốn làm sao phát triển võ thuật đến một tầm cao văn hóa chứ không quan tâm đến môn này phái nọ. Quan điểm này Mao Trạch Đông đã từng phát biểu khi triệu tập quyền sư các danh quyền nam bắc toàn cõi Trung Hoa để thành lập Viện Nghiên cứu Võ thuật Trung Quốc được phát triển mạnh mẽ như ngày nay.

Lê Long - Shaolin Kungfu 12:30, ngày 10 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Thân chào Anh Lê Long!-Bản mẫu:"Hai Gừa Miền Tây!".

Chào anh! Tôi cũng đang có một số dự định giống như anh, nhưng không phải chỉ hạn chế trong Bạch Mi quyền, tôi biết là thầy Tăng Huệ Bác không biết nhiều lắm về Bạch Mi quyền do thầy của tôi nói lại rằng ông ấy cho biết Bạch Mi quyền chỉ có 8 bài quyền thôi, và không có binh khí, tôi là kẻ hậu sinh thì nghe sao biết vậy. Tôi nói thật với anh rằng tôi cũng không có thời gian nhiều vì rất bận trong việc mưu sinh, nhưng tôi muốn học những gì mình đã biết đến nơi đến chốn và lưu lại những gì của các bậc tiền nhân, đó là lý do tại sao dù rất bận tôi vẫn cố gắng truy tìm các bậc thầy Bạch Mi quyền và Hồng Gia quyền để học hỏi thêm cho kiện toàn kiến thức. Do vậy nếu anh là bậc thầy của Bạch Mi quyền, tôi sẽ không ngại gì mà không sẵn sàng bái anh làm thầy, nhưng nếu anh đánh giá tôi không đủ chuẩn theo quan niệm của anh thì thôi vậy, khi tôi sang gặp thầy Hà Châu là dòng Hồng Gia Quyền chính tông của Hồng Hy Quan, thầy Hà Châu cũng là người Hoa (Quảng Đông), tôi không ngại khi nói nguồn gốc của tôi là Thiếu Lâm Tung Sơn Hà Nam và cũng là môn đồ Hồng Gia Quyền La Phù của cụ Nguyễn Mạnh Đức (cháu đích tôn 4 đời của cụ Nguyễn Khuyến), cụ Hà Châu rất hoan nghênh tôi sang học và sẵn sàng chỉ dạy, nhưng vì tuổi tác cao nên nhờ một học trò ruột thay thầy chỉ dạy tôi rồi sửa lại. Tôi đang cố gắng tích hợp và hệ thống hóa (sắp xếp lại) các môn quyền tiêu biểu của Thiếu Lâm quyền từ Thiếu Lâm Tung Sơn Hà Nam cho đến Bắc Thiếu LâmNam Thiếu Lâm (Bạch Mi quyền thuộc hệ Nam Thiếu Lâm, anh cứ thử gõ từ khóa (key word) Shaolin Pak Mei trong www.google.com để xem các tài liệu bằng Anh ngữ là sẽ thấy tôi nói có sai không), cho nên đây là thiển ý của tôi muốn anh giúp tôi mà anh chưa hiểu thì thật đáng tiếc! Thật là đáng tiếc!!! Thật là đáng tiếc!!!

Anh cứ vào xem bài Võ Thiếu Lâm, Võ thuật ở phần võ Trung Quốc và các bài võ khác trong mục xem thêm do tôi viết về các loại Trường quyềnNam quyền thì sẽ hiểu tôi, vì văn là người, Marxim Gorki một đại văn hào Nga đã từng nói Văn học là nhân học, anh cứ xem đi thì sẽ hiểu tôi. Nếu anh ngại trao đổi trên đây thì cứ liên hệ vào địa chỉ email của tôi lelongdec2004@yahoo.com, tôi thấy anh lập luận rất mâu thuẫn, anh không muốn trao đổi riêng với tôi mà chỉ trao đổi tại đây, rồi anh lại nửa úp nửa mở rất khó hiểu, tôi là người tính tình rất thẳng thắn, hoặc không nói gì cả, nhưng không nói dối, và khi nói thì sẽ nói thật không cần giấu diếm gì cả, anh cứ xem các bài tôi viết thì sẽ rõ.

Thầy Hà Châu có nói với tôi rằng ai muốn học thì thầy dạy và không từ chối hay giấu diếm, nhưng thầy biết, đối với kẻ không ra gì thì dù có học gì đi nữa cũng không đi đến đâu, có dạy thật cho nó và muốn dạy cho nó thành tài thì nó cũng không đi đến đâu! Theo tôi biết, nếu học võ Trung Hoa mà không nghiên cứu văn hóa Trung Hoa, lịch sử tư tưởng và triết học Trung Hoa thì sẽ bị khiếm khuyết và hiểu chỉ nửa đường, rất tiếc rằng trong giới võ thuật tại Việt Nam thì những người giỏi võ và hiểu biết uyên thâm về văn hóa Trung Hoa không có được mấy người cho nên có muốn phát triển sở học của môn phái mình cũng không phải là dễ dàng vậy. Một lần nữa xin cảm ơn anh đã quan tâm và chào anh!!!Lê Long - Shaolin Kungfu 10:24, ngày 11 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Thân chào Anh Lê long!tất cả những gì tôi nói là do Anh nói trước nên tôi mới trả lời!-Bản mẫu:"Hai Gừa Miền Tây!".

Chào anh! Cảm ơn anh đã trả lời tôi. Nếu anh nói vậy thì tôi cũng xin nói thật với anh: anh học Bạch Mi quyền nhiều hơn tôi, nhiều hơn cả thầy Tăng Huệ Bác nữa! Tôi lại đang muốn học thêm Bạch Mi quyền, mà lại không tìm đâu ra đầu mối, nay có anh quan tâm đến bài viết của tôi, tôi rất cảm ơn, vậy nay tôi xin đề cập thẳng vấn đề rằng tôi rất muốn học ở nơi anh những kỹ pháp chân truyền của Bạch Mi quyền. Hy vọng rằng anh sẽ không từ chối. Còn về thầy của tôi, ông ấy tên Hoàng Văn Thọ, con của cố võ sư Hoàng Văn Lượng là bạn rất thân với cụ Lê Bái (người sáng lập ra Thiếu Lâm Hàn Bái đường) và cụ Quách Văn Kế quản nhiệm Thiếu Lâm Lam Sơn Võ thuật đạo tại Sài gòn trước 1975, cụ Nguyễn Mạnh Đức (Hồng Gia La phù sơn), cụ Trần Tiến (Thiếu Lâm Nội gia quyền tại Hà Nội), đó là những lớp võ sư người Hà Nội đã sang tận Trung Quốc (Vân Nam, Phúc Kiến) để học Thiếu Lâm Tung Sơn Hà Nam chân truyền từ cố võ sư Triệu Quang Chảo (Vân Nam, Trung Quốc) và Lý Quân (Phúc Kiến, Trung Quốc) từ đầu thế kỷ 20.
Khi tôi sang gặp thầy Hà Châu, tôi có diễn một số bài của Thiếu Lâm Tung Sơn cho thầy xem và thầy rất ngạc nhiên sao tôi lại học được quyền kỹ chân truyền Thiếu Lâm, đến khi tôi biểu diễn bài Cửu Bộ Thối của Bạch Mi quyền và tôi nói tôi học dòng của thầy Tăng Huệ Bác, thì thầy Hà Châu quá đỗi kinh ngạc. Tôi không dám múa rìu qua mắt thợ mà vì khi mình theo học một lưu phái Thiếu Lâm khác thì cũng nên cho các bậc thầy nắm được cấp độ của mình thế thôi. Người dạy cho tôi tất cả từ Thiếu Lâm cho đến Hồng Gia La phù và cả Bạch Mi chỉ có một là thầy Hoàng Văn Thọ, người thầy thứ hai là thầy Hà Châu, và bây giờ hy vọng người thầy thứ ba là ....... chính anh! Hy vọng sẽ được gặp anh để thụ giáo nơi anh những giáo pháp chân truyền của Bạch Mi quyền, mong rằng anh sẽ không từ chối. Môn đồ của Thiếu Lâm thật sự thì thường không bao giờ dám tự mãn cả, đó là lời tâm huyết của tôi gửi đến anh. Cảm ơn anh và chào anh! Rất mong đợi ở nơi anh! Lê Long - Shaolin Kungfu 07:05, ngày 12 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Thân chào Anh Lê Long!Bach Mi Quyen cung nhu moi mon phai, ma mon nao cung co cai hay,anh qua khiem ton roi!Bản mẫu:"Hai Gừa Miền Tây".

Chào anh! Tôi xin cảm ơn anh đã trả lời! Tôi đang muốn biên soạn một tài liệu về các hệ quyền Thiếu Lâm. Về Bạch Mi quyền, tôi nghe thầy tôi (Hoàng Văn Thọ) cho biết thầy Tăng Huệ Bác nói rằng Bạch Mi chỉ có 8 bài quyền thôi, không có binh khí. Đó là sự thật tôi biết vậy. Tôi thật sự đang muốn tìm các bậc thầy để học thêm. Tôi nghĩ anh đã luyện tập lâu ngày và hiểu biết hơn tôi về Bạch Mi, do vậy tôi muốn thỉnh cầu anh giúp tôi, tôi nghĩ nếu anh quá câu nệ vào quan điểm các bậc thầy tiền bối thì Bạch Mi sẽ thất truyền thật sự. Thầy Tăng Huệ Bác còn nói rằng Bạch Mi thật sự đã thất truyền tại Trung Quốc và sang Việt Nam rồi. Còn nếu anh truyền vào chùa trở lại thì cũng tốt, nhưng tôi nghĩ anh suy nghĩ lại một chút, vì tôi chỉ muốn võ thuật trở thành văn hóa chung của nhân loại thì hà tất chi phải câu nệ nữa và chỉ khi được nhân rộng ra nó mới phát triển mạnh mẽ trong quần chúng. Ở Trung Quốc, các bậc thầy các danh quyền đã không còn câu nệ vào quan điểm xưa nữa thì tôi nghĩ anh vẫn có thể truyền lại bên ngoài, vấn đề là dạy đúng người có tâm huyết thật sự! Tôi cũng đang cố gắng bảo lưu Hồng quyền của Hồng Hy Quan và Hồng quyền La phù sơn và sẽ cố gắng học hỏi thêm Bạch Mi để bảo lưu và phát triển lên, tôi nhìn thấy Bạch Mi quyền phát triển manh mún ở Việt Nam và lất khuất trong góc tối thì thật sự không đành lòng! Anh thấy đó! Sư phụ Nguyễn Tế Công của Vịnh Xuân quyền và các bậc thầy Hồng quyền đã cho phát triển tại Việt Nam mạnh rồi! Chỉ còn Bạch Mi là không ai biết nó có thật không hay chỉ là hư danh như Nga Mi ở Trung Quốc đã từng nằm trong huyền thoại mà thôi và không ai biết có nó thật sự hay không! Mà anh cũng biết, ngày nay các sư tăng thật sự dứt bỏ thế gian thì ít, tìm bậc chân tu cũng khó vậy.

Mời anh xem phần mục Vấn đề phát kình trong Thông bối quyền và mục Thông bối quyền luận (các bài ca quyết về Thông bối quyền) trong bài Thông bối quyền; và bài Phép đạo dẫn do tôi viết.

Mong anh suy nghĩ lại!


Lê Long - Shaolin Kungfu 01:44, ngày 13 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời


Tôi cam đoan với Anh là Bạch Mi Phái tại Việt Nam không thất truyền!không phải là hư danh!-Bản mẫu:"Hai Gừa Miền Tây!".

Các Sư phụ đã cao niên, thầy Tăng Huệ Bác đã khuất núi, giờ còn có mình anh, anh không làm nhiệm vụ này thì ai làm, anh không giúp tôi thì còn ai giúp tôi, ... ở Việt Nam bây giờ ngoài anh ra thì biết tìm ai là truyền nhân chính thống của Bạch Mi quyền nữa! thầy Tăng Huệ Bác nói thất truyền ở Trung Hoa, tôi chỉ là kẻ hậu sinh nghe sao biết vậy, đến nay gặp anh thì cũng chỉ biết đến đây là chấm hết ....! Còn nói về luyện tấn thì tôi đã mất cả năm trời khi học Thiếu Lâm nên chuyện đó là bình thường, chưa luyện tấn bao giờ thì chưa phải là học trò Thiếu Lâm quyền. Tất nhiên đây là vấn đề tầm sư học đạo chứ có phải mua bán đâu! Cảm ơn anh và chào anh!. Lê Long - Shaolin Kungfu 07:03, ngày 13 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời


Cảm ơn anh đã trả lời cho tôi! Tất nhiên tôi hiểu môn qui của Bạch Mi quyền rất nghiêm ngặt và tuyệt đối không phổ truyền. Tôi sẽ không viết sâu về Bạch Mi quyền được nữa, kiến thức của tôi cũng có hạn, mà dù có muốn cũng không thể được vì tại đây wikipedia chỉ có tính kiến thức phổ thông, muốn viết sâu về võ thuật thì không phải là dễ. Tôi rất mong được gặp anh bên ngoài để trước thì là bạn, và anh cũng có thể hiểu thêm về tôi và ngược lại, sau thì nếu có cơ duyên biết đâu sau này tôi là học trò của anh. Tôi chẳng có thú vui nào ngoài nghiên cứu võ thuật Trung Hoa. Nếu được làm môn đồ trong dòng Bạch Mi của anh thì thật thỏa chí học hỏi. Cuộc đời này ngắn ngủi chứ không dài đủ để tôi có nhiều cơ hội và dễ dàng đạt được tâm nguyện vậy. Vài dòng tâm tư gửi đến anh, nếu có điều gì thất thố mong anh thông cảm và bỏ qua! Tôi gửi tặng anh câu này của người xưa "Văn không võ hóa ra nhu nhược, võ không văn hóa ra bạo tàn!", mục đích của học hỏi là để hoàn thiện con người của tất cả những ai có tâm huyết và cống hiến. À anh không phải ngại khi tôi viết rằng anh học Bạch Mi quyền nhiều hơn cả thầy Tăng Huệ Bác vì võ thuật ai đã luyện thì đều biết rằng học nhiều hay ít không là vấn đề, vấn đề là ở chỗ tinh luyện, thầy Tăng Huệ Bác theo tôi biết thì giới võ thuật rất nể trọng vì ông ấy cũng luyện đạt thành một Hảo Thủ Kungfu của Bạch Mi phái, có nhiều câu chuyện lưu truyền trong giới võ thuật về ông nhưng tôi nghĩ không cần dài dòng kể lể làm gì. Lê Long - Shaolin Kungfu 14:11, ngày 13 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Hay lắm,hay lắm,giỏi lắm,vỗ tay,vỗ tay...không ngờ cái thùng rác cũng làm giàu cho kẽ lượm mót.võ nghệ tụi mầy tới đâu mà lên đây chủi nhau.thảo luận quên ký tên này là của 58.186.207.210 (thảo luận • đóng góp).

Ai đã gõ những dòng trên, có ý chửi người khác thì sao không để lại danh tánh, tên họ cho bà con chiêm ngưỡng dung nhan!!! Hay hay lắm, chửi thì hay lắm không biết võ nghệ tới đâu mà tham gia chửi thiên hạ !!! Bản mẫu:Cái Bang Hồng Thất Công

Này anh Hai Gừa Miền Tây, có kẻ mất dạy vô văn hóa chửi tôi và anh đó! Không hiểu bà con ở đây nghĩ sao về kẻ hỗn láo này! Lê Long - Shaolin Kungfu 06:52, ngày 20 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời