Thảo luận:Giấy dó

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 4 năm trước bởi Làng Hồ Khẩu trong đề tài Không chỉ được làm từ cây dó giấy

Untitled[sửa mã nguồn]

Giấy dó này tiếng Anh có phải là Rice paper không? Newone 09:08, ngày 20 tháng 7 năm 2006 (UTC)Trả lời

Không.- Trần Thế Trung | (thảo luận) 09:32, ngày 20 tháng 7 năm 2006 (UTC)Trả lời

Vậy là Rhamnoneuron paper? Newone 09:23, 2 tháng 11 2006 (UTC)

Tên tiếng anh có lẽ là Nepal paper bởi vì theo từ điển Việt-Anh của phần mềm LacViet thì Nepal paper plant có nghĩa là cây dó, ngoài ra tìm kiếm trên Internet với từ khóa nepal paper cho thấy nó rất có khả năng là giấy dó ở Việt Nam, nếu đúng xin bàn thêm về tên tiếng Anh của giấy này, vì Nepal là tên một quốc gia, phải chăng giấy này xuất xứ từ Nepal? Nguyễn Quang Giáp 01:01, ngày 2 tháng 2 năm 2007 (UTC)Trả lời

Lý do cho tiêu bản sơ khai: Quy trình sản xuất như thế nào chưa rõ, giấy này có từ khi nào, có bao nhiêu loại, hiện có phát triển không, tên của một vài nghệ nhân SX, trên thế giới người ta có dùng không, Trung Quốc có không...Newone 02:43, ngày 8 tháng 3 năm 2007 (UTC)Trả lời

Thông tin thêm: nhà thơ Nguyễn Duy có xuất bản lịch thơ in trên giấy dó; Thơ viết trên giấy dó: Độc bản và độc đáo; hãng máy in phun HP cũng đã tiến hành in trên giấy dó...Newone 02:53, ngày 8 tháng 3 năm 2007 (UTC)Trả lời
Giấy dó làm từ vỏ cây (có thể bằng cả phần lõi gỗ) của cây dó giấy (dó hoa), danh pháp Rhamnoneuron balansae, loài cây duy nhất (một số tài liệu còn đề cập tới Rhamnoneuron rubriflorum nhưng IPNI cho rằng nó chỉ là từ đồng nghĩa gốc của Daphne rubriflora) trong chi này của họ Trầm (Thymelaeaceae). Trong tiếng Việt còn một loài cây nữa đôi khi cũng được gọi là cây dó (dướng, ró, cốc, chử, cấu) danh pháp Broussonetia papyrifera thuộc họ Dâu tằm (Moraceae), vỏ cũng được dùng làm giấy có chất lượng cao hay thậm chí như dân đảo Fiji còn dùng làm quần áo. Tuy nhiên, tại Việt Nam chính xác giấy dó làm từ vỏ cây dó giấy. Loài dó giấy thấy có ở miền bắc Việt Nam, miền nam Trung Quốc và có lẽ ở cả Indonesia (đề cập tại efloras.org), nhưng chưa thấy tài liệu nào nói có ở Nepal cả. Vương Ngân Hà 10:40, ngày 9 tháng 3 năm 2007 (UTC)Trả lời

Trích dẫn:

"Công đoạn quan trọng trong quy trình là vỏ cây dó được nấu và ngâm trong nước vôi với thời gian ba tháng, rồi dùng chất nhầy từ cây mò tạo hỗn hợp kết dính"

Xin hỏi, cây mò là cây gì? Newone 09:41, ngày 23 tháng 5 năm 2007 (UTC)Trả lời

Không biết cây mó có phải là Clerodendron infortunatum không? Newone (thảo luận) 04:11, ngày 11 tháng 2 năm 2010 (UTC)Trả lời

Dó giấy[sửa mã nguồn]

Tạm chép thông tin về cây dó giấy từ trang Sinh vật rừng VNSách đỏ VN vào đây trước khi viết bài về cây này nhé:

Hình:http://www.vncreatures.net/pictures/plant/3300.JPGhttp://www.nea.gov.vn/SachDoVietNam/Images/Plant/do_giay.jpg
Tên Việt Nam: Dó giấy
Tên Latin: Rhamnoneuron balansae và Wikstroemie balansae Drake, 1889
Họ: Trầm Thymelaeaceae
Bộ: Trầm Thymelaeales
Nhóm: Cây gỗ lớn
  • Mô tả:

Cây gỗ nhỏ, cao 8 - 12m, với đường kính thân ít khi đến 0,2m. Cành non phủ đầy lông. Lá mọc cách; phiến hình trứng - thuôn, dài 10 - 20cm, rộng 3 - 3,5cm, tròn, đôi khi không đối xứng ở gốc, thót nhọn ở đầu, mỏng, nhẵn ở mặt trên có lông ngắn và nằm ở mặt dưới, có 20 - 25 đôi gân, bậc hai gần như song song; cuống lá dài 3 - 4mm, có lông và có cánh. Cụm hoa ở đầu cành là chùy thưa dài hơn lá, có lông.

Cụm hoa đơn vị là tán, gồm 4 hoa không cuống, khi non được bao bởi hai lá bắc tổng bao dài 6 - 7mm, có lông len. Hoa màu trắng, lưỡng tính, thơm. ống đài dài 1cm, hơi loe ở giữa, phủ đầy lông ở ngoài, nhẵn, ở trong mang 4 lá đài trên đầu. Lá đài hình trứng, to nhỏ không bằng nhau, dài 2mm, có lông ở mặt ngoài. Nhị 8, xếp thành hai vòng không dài bằng nhau.

Đĩa tuyến mật cao 1,5 - 2mm, hình chén mỏng, mép lượn sóng. Bầu hơi có cuống, phủ đầy lông; vòi ngắn; núm to, gần hình bán cầu. Quả khô không tự nở, hình trứng, dài 7mm; vỏ quả ngoài mỏng, phủ đầy lông màu vàng nhạt. Hạt hình thoi, dài 6mm, rộng 1,7mm.

  • Sinh học:

Mùa hoa tháng 11 - 6, mùa quả chín tháng 3 - 10. Cây sinh bằng hạt.

  • Nơi sống và sinh thái:

Thường mọc ở ven suối ẩm, nơi có ít ánh sáng, ngoài cửa rừng rậm nhiệt đới thường xanh mưa mùa ẩm, ở độ cao không quá 1200m.

  • Phân bố:

Việt Nam: Lai Châu (Phong Thổ: San Tan Ngai), Yên Bái (Trấn Yên: Trái Hút), Vĩnh Phú (Phú Thọ: Phụ Hội), Lạng Sơn (Bắc Sơn), Hà Tây (Ba Vì), Hòa Bình (Đà Bắc: Núi Biện), Quảng Ninh (Quảng Hà: Hà Cối, Tiên Yên), Nam Hà (Ban Phet), Quảng Nam - Đà Nẵng (Trà My), có trồng ở vài nơi.

Thế giới: Trung Quốc.

  • Giá trị:

Nguồn gen độc đáo. Loài duy nhất của chi Rhamnoneuron đặc hữu Nam Trung Quốc và Bắc Việt Nam. Vỏ thân có nhiều sợi dai, dùng làm gậy tốt.

  • Tình trạng:

Sẽ nguy cấp. Mặc dù loài phân bố khá rộng nhưng có số lượng cá thể không nhiều và sắp bị đe dọa tuyệt chủng vì môi trường sống bị phá hủy. Mức độ đe doạ: Bậc V.

  • Đề nghị biện pháp bảo vệ:

Là đối tượng bảo vệ của vườn quốc gia Ba Vì. Cần duy trì và mở rộng việc trồng trọt để lấy nguyên liệu sản xuất một số loại giấy cao cấp. Newone 09:56, ngày 23 tháng 5 năm 2007 (UTC)Trả lời

Dó Bà Nà[sửa mã nguồn]

Trên trang Sách đỏ VN còn có thông tin về cây dó Bà Nà, không biết có phải là dó liệt không? Newone (thảo luận) 03:28, ngày 11 tháng 3 năm 2009 (UTC)Trả lời

Dó liệt hay dó niệt, dó cánh, dó chuột, niệt dó là loài Wikstroemia indica. Nguyễn Thanh Quang (thảo luận) 03:56, ngày 11 tháng 3 năm 2009 (UTC)Trả lời

Không chỉ được làm từ cây dó giấy[sửa mã nguồn]

Ở Việt nam giấy dó không chỉ được làm từ cây dó giấy mà nó còn có thể được làm từ 1 số cây khác cùng họ với cây dó giấy. Ví dụ như cây dó liệt.--silvi 12:46, ngày 31 tháng 5 năm 2007 (UTC)Trả lời

Dẫn chứng? Newone 17:22, ngày 7 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Một số đồng bào dân tộc ít người ở khu vực miền núi phía bắc đã dùng loại cây này. Khi được học về cây dó liệt, tôi đã được thầy giáo giảng thêm về công dụng của nó, cây này cũng có vỏ sợi dai, đặc biệt cây này còn khá độc.--silvi 10:17, ngày 9 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Ngoài vỏ cây dó, người vùng Bưởi còn dùng vỏ cây dướng và vỏ cây kễnh (vùng Quảng Ninh) để làm giấy dó, ngoài ra ở đây cũng dùng bột giấy chế biến từ: tre, nứa, giang, vầu nấu nhừ lên với vôi để làm giấy bản. Làng Hồ Khẩu (thảo luận) 11:37, ngày 23 tháng 6 năm 2019 (UTC)Trả lời