Thảo luận:Lý Thường Kiệt

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Dự án Lịch sử
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Lịch sử, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Lịch sử. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
CBài viết đạt chất lượng C.
Trung bìnhBài viết được đánh giá tương đối quan trọng.

Biographical Information[sửa mã nguồn]

Some biographical information should be added and the poem should be put in context.

Or just move to Vietnamese Wikisource (which eerily has only English content, like "The Declaration of Independence", as of now...). --Menchi 05:12, 5 Dec 2003 (UTC)
Hehe, actually, I just copied over the English page to translate later on. I did link to a page that will have the UN Declaration of Human Rights. At least that link has the Vietnamese title. :^) See the first line in the gray box? It says "Đang Xây!", which means "under construction." – Minh Nguyễn 15:15, 5 December 2003 (UTC)
A UN website has a full text translation of the document in Vietnamese. Seems like a contemporary (i.e. made during the same time period as the original) translation too. DHN 17:34, 5 Dec 2003 (UTC)
Actually, that's where I got the translation for the title. The PDF file must use some weird encoding or a non-standard font, because I can't copy-paste any Vietnamese text from there without it looking like "7X\zQ QJ{Q WR?Q WK› JL±L Y˜ QKyQ TX\˜Q F´D /LzQ +²S 4X¬F." The text doesn't even fit any of the character encodings that Mozilla has available (that's a lot of encodings). So I have to keep on looking at the PDF and manually copying it in Unipad. It's a real pain. – Minh Nguyễn 19:17, 5 Dec 2003 (UTC)

Thông tin về Lý Thường Kiệt[sửa mã nguồn]

Thông tin "..khi còn ít tuổi, vì vẻ mặt tươi đẹp được sung làm Hoàng môn chi hậu..." không rõ lấy từ nguồn nào ? Xin người cho thông tin này vào bổ sung thêm nguồn tham khảo. Vì tôi đã xem các tác phẩm (kịch, chèo,..) về Lý Thường Kiệt đều thấy ông đã từng lấy vợ rồi sau đó 1 năm vợ chết do mũi tên giặc, ông đi chinh chiến về thấy vậy rất đau khổ, đồng thời vua cũng gọi vào cung làm thân cận lúc đó nên ông mới đổi từ chữ "hiếu" sang "trung", chấp nhận làm thị vệ để trả thù cũng như nguyện chung thuỷ với vợ. Trang này cũng có nói đén chi tiết trên. Casablanca1911 04:22, ngày 11 tháng 7 năm 2006 (UTC)

Cái trang "này" mà Casablanca1911 giới thiệu vừa dài vừa lạc đề, đọc mỏi mệt mới tới đoạn có liên quan đến ông Lý Thường Kiệt, mà nó cũng chỉ trích dẫn "sử" chung chung thì biết là sử gì? Mất lòng tin vào Casablanca1911 rồi, lần sau không nghe lời giới thiệu của Casablanca1911 nữa. Meomeo 04:41, ngày 21 tháng 7 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Tôi không nói nguồn dẫn của mình là từ một nguồn sử, bạn ngại tìm kiếm thông tin thì lần sau ở chỗ nào có đề rõ chữ "nguồn sử" thì hãy đọc. Mà "sử" thì nhiều khi cũng tham khảo thêm thông tin từ "dân gian" ra. Dù sao thì cho đến thời điểm này, có thêm 1 nguồn nữa đồng ý kiến với nhận định của tôi. Còn thông tin trên trong bài sao vẫn chưa thấy tác giả bổ sung từ nguồn nào vậy nhỉ ? Casablanca1911 08:45, ngày 21 tháng 7 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Chi tiết "..khi còn ít tuổi, vì vẻ mặt tươi đẹp được sung làm Hoàng môn chi hậu..." là theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, phần ghi chép năm 1105.Vương Ngân Hà 10:37, ngày 21 tháng 7 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Okie, cám ơn thông tin trên của Vương Ngân Hà Casablanca1911 08:37, ngày 31 tháng 7 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Trung lập[sửa mã nguồn]

Bài viết thiên vị nhà Lý quá, cứ đứng trên quan điểm nhà Lý mà ca ngợi Lý Thường Kiệt, không hợp với trang Web này, mà cũng không hợp với thời đại hiện nay, hay ho gì lắm mà ca ngợi chủ nghĩa bành trướng. Cần sửa lại đôi từ để các dân tộc anh em khỏi nặng lòng, cũng như giữ tư thế khách quan khi phê phán chủ nghĩa bành trướng đại Hán tộc của người Trung hoa. Meomeo 04:41, ngày 21 tháng 7 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Bạn chỉ cần đưa ra những phần cần viết lại cho trung lập là đủ. do ý chủ quan người viết, ta chỉ cần sửa lại một chút là xong.--duongdttt 08:50, ngày 31 tháng 7 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Ải Chi Lăng[sửa mã nguồn]

Bài viết bổ sung đôi khi sa vào những đoạn không cần thiết. Bài nói về Lý Thường Kiệt nên tập trung vào ông. Ải Chi Lăng là một địa điểm quân Tống đi qua, không cần nêu về cái chết của các tướng Tàu các đời vào đây. Có chăng, chỉ nên nêu trong bài về địa danh Chi Lăng.

Vả lại, tôi đã nêu rõ trong phần thảo luận bài Lê Đại Hành: Hầu Nhân Bảo đã được xác định là bị giết ở Cao Bằng. Các nhà sử học hiện đại đã xác định Đại Việt Sử ký Toàn thư lầm lẫn chữ Hán, nên những người đời sau nhầm Lãng Sơn và Lạng Sơn. Lẽ ra điểm đó là Ngân Sơn thuộc Cao Bằng mới chính xác. Do đó tình tiết này càng không nên cho vào.--Trungda 15:03, ngày 7 tháng 4 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Bàn về việc Tông Đản hàng Tống[sửa mã nguồn]

Bài Lý Thường Kiệt bạn có bổ sung chú dẫn là Tông Đản hàng Tống. Đề nghị cho biết rõ thêm là sách nào viết vậy. Vương Ngân Hà 08:33, ngày 3 tháng 4 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Anh Vương Ngân Hà, sách chính sử DVSKTT, VNSL ... không ghi, nhưng các nguồn khác đều ghi lại Tôn Đản hàng Tống, họ cũng giải thích lý do tế nhị vì sao các sách chính thống lờ đi việc này. Hai sách tôi dùng để viết bài Lý Thường Kiệt là sách của các ông Tạ Chí Đại Trường và Hoàng Xuân Hãn, rất tiếc tôi không có sách bên mình, chỉ hoàn toàn ghi lại theo trí nhớ, dù tôi chắc chắn về điều này. Nếu anh muốn ta có thể bỏ ngỏ đoạn đó, chờ các bạn có điều kiện truy cập sách bổ sung chi tiết. Rotceh 09:10, ngày 3 tháng 4 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Điều này cần chứng minh đầy đủ hơn, cho dù là Hoàng Xuân Hãn (tôi biết ông này khá nổi tiếng) hay Tạ Chí Đại Trường cũng chưa phải là căn cứ để đảm bảo độ tin cậy cao (cho dù các ông này đã có thể tham khảo nhiều sử sách để có thể viết ra một khẳng định như vậy). Điều cần chứng minh là sách sử chính thống nào viết vậy (Tống/Nguyên/Minh/Thanh sử hay sử sách Việt Nam nào). Không lẽ người Việt sau này lại không biết đến điều này để có thể dựng lên một lô một lốc các phố Tông Đản (miền bắc) hay Tôn Đản (miền nam).Vương Ngân Hà 09:29, ngày 3 tháng 4 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Lần theo trang thảo luận của bạn thành viên Rotceh, tôi mới biết có nội dung tranh luận về việc này. Trước hết, các nhà quản lý nên "lôi" hoặc "copy" nội dung đó sang bài này vì nó gắn chặt với nội dung về Lý Thương Kiệt và nhà Lý.
Đúng là tôi cũng rất băn khoăn khi có một số sách gần đây nêu sự kiện này, như "Ngoại giao Việt Nam qua các đời" mới xuất bản năm 2005 (sách nhiều tập, tôi không nhớ tác giả). Sách đề cập việc tù trưởng Tôn Đản, từ năm 1062-1063, đã mang mấy động sang hàng Tống chứ không phải sau này. Tôi cũng rất ngỡ ngàng vì từ nhỏ đã biết tới phố Tông Đản ở trung tâm Hà Nội.
Sách Việt Sử kỷ yếu của Trần Xuân Sinh, NXB Hải Phòng năm 2004 có 1 thông tin có thể gỡ được rắc rối này:
Sau khi đề cập việc Nùng Tôn Đán (chứ không phải Tôn Đản hay Tông Đản) hàng Tống trước khi Lý Thương Kiệt đánh Tống, đến khi quân Lý đi đánh Tống, sách vẫn nói tới sự tham gia của Tông Đản bên cạnh các tù trưởng khác như Thân Cảnh Phúc. Như vậy phải chăng Nùng Tôn Đán và Tông Đản là 2 người mà một số nhà làm sách, trong đó có Hoàng Xuân Hãn, đã lầm lẫn, nhất là khi cái tên Tôn Đán bị lược đi họ Nùng và cái tên Tông Đản bị người trong nam kiêng húy của Nguyễn Phúc Miên Tông (đã chết từ tám đời và con cháu chẳng còn cai trị nữa!) gọi là Tôn Đản?
Không biết các bạn nghĩ sao nhưng tôi cho như vậy là đúng. Nùng Tôn Đán và Tông Đản là 2 người, 2 tù trưởng miền núi khác nhau thời Lý. Cũng như có những người giống hệt tên nhau, như có tới 2 Hàn Tín, 2 Ngô Văn Sở... cùng làm tướng, sống cùng thời với nhau.--Trungda 15:21, ngày 7 tháng 4 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Trích đoạn sách của ông Hoàng Xuân Hãn về nhân vật Tôn Đản

Rotceh 01:53, ngày 11 tháng 4 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Bản thân HXH cũng không dám khẳng định chắc chắn Tôn Đản và Tôn Đán là một:
'(2)Nùng Tôn Đán : Sử sách Tống viết Nùng Tôn Đán là người Nùng khá hiệt liệt, đã từng vào cướp đất Tống, sau theo Tống làm đến trung vũ tướng quân ở Ung Châu. Y từng bỏ Tống rồi theo Tống nhiều lần. Sử ta thì có nhắc đến Tôn Đản lãnh đạo quân khê động theo Lý Thường Kiệt đánh sang Tống (hiện nay còn có phố Tôn Đản ở Hà Nội), nhưng rất sơ sài. Hai âm Đản và Đán lại gần như nhau, không biết hai người có phải là một không?
Sách Tống còn nói các con của Tôn Đán đều theo Lưu Kỷ, phải chăng Tôn Đản là một trong những người con của Tôn Đán?
Thêm nữa, sử Việt như Toàn Thư đều viết lãnh đạo quân khê động có Tôn Đản, Lưu Kỷ, Hoàng Kim Mãn, Thân Cảnh Phúc (phò mã)… tức là đều đưa Tôn Đản lên đầu. Nhưng Tôn Đản cuối cùng là ai? sử đều không nói rõ. Theo thiển ý của người chép thì người lãnh đạo quân khê động chính là Lưu Kỷ, nhưng sau này bọn Lưu Kỷ, Hoàng Kim Mãn lại bỏ Lý theo Tống, nên sử gia Việt đời sau đưa Tôn Đản lên cho đẹp đoạn sử này chăng?)

Do vậy, đây chỉ là một giả thuyết chưa kiểm chứng được. Vương Ngân Hà 02:39, ngày 11 tháng 4 năm 2007 (UTC)[trả lời]


~Kiểm tra thêm nguồn của tác giả dẫn: Theo sách Người Hùng Nước Việt của Thanh Tòng thì năm Mậu Dần (1038), Nùng Tôn Phúc hùng cứ Trại Quảng Nguyên (Cao Bằng), thần phục Tống, bị Lý Thái Tông bắt được đem giết đi. Con của Nùng Tôn Phúc là Nùng Trí Cao quy thuận Lý Triều. Trí Cao lấy Ung Châu (thuộc Quảng Tây = Quảng An Tây Lộ) lập nước Đại Nam (1052); sau bị Địch Thanh đánh bại. Sau bị Dư Tĩnh và Đặc Ma bắt mẹ và con, Nùng Trí Cao chạy vào nước Đại Lý (Vân Nam) rồi chết.

Tống Thần Tông nhân ấy mượn cớ đánh nước ta, dùng Nùng Trí Hội, con Nùng Trí Cao đánh Lưu Kỷ, trại chủ trại Quảng Nguyên thuộc Đại Nam (vùng thượng du Việt Nam khi ấy vẫn thuộc đất của các trại chủ, tù trưởng). Lý Thường Kiệt mới cho binh đi đánh trước 3 châu Ung - Khâm - Liêm của giặc để phá hủy bàn đạp tấn công nước Nam.

Sau đó, khi quân Tống tiến đánh trả thù và xâm lăng nước Nam. Nhiều tù trưởng khi trước thần phục nước Nam, theo Lý Thường Kiệt đánh Tống lần lượt đầu hàng. Nùng Tôn Đán, thủ lĩnh động Lôi Hỏa, Vật Ác, Vật Dương đem đất dâng Tống triều. Rotceh 06:37, ngày 11 tháng 4 năm 2007 (UTC)[trả lời]


Lý Thường Hiến cũng là hoạn quan?[sửa mã nguồn]

Tôi thấy 1 số tài liệu đề cập rằng Lý Thường Hiến cũng là hoạn quan, chẳng hạn như sách Từ điển chức quan Việt Nam của Đỗ Văn Ninh, NXB Thanh niên. Không biết có bác nào có thông tin gì quanh chuyện này không?

Thân,--redflowers (thảo luận) 05:06, ngày 10 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Đúng vậy, xem [1]--Bd (thảo luận) 05:15, ngày 10 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Sorry in English. But this link is no more available. Does anybody have other references showing that Lý Thường Hiến cũng là hoạn quan?--Zhxy 519 (thảo luận) 07:22, ngày 11 tháng 7 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Sao bạn này dùng nửa Anh nửa Việt vậy. Tôi tìm một chút thấy trong website của Tạp chí Hán Nôm có đăng bài "Sao khuê tỏa sáng" (http://www.hannom.org.vn/web/tchn/data/0204.htm), trong đó có đoạn
Trong các chức danh trên, thì Triều liệt đại phu là hàm tản quan, tương đương Tòng tam phẩm. Hành khiển là chức quan có từ thời Lý - Trần. Lúc đầu chức này dùng cho các hoạn quan, điều hành việc hành chính trong cung, như Lý Thường Kiệt, Lý Thường Hiến thời Lý từng được ban chức này.
Tân (thảo luận) 01:05, ngày 12 tháng 7 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Alright. But we still need some more reliable resource. And I think the author himself maybe making a mistake.--Zhxy 519 (thảo luận) 05:12, ngày 13 tháng 7 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Bài về Lý Thường Kiệt nhưng sa đà vào chi tiết diễn biến cuộc chiến tranh Tống-Việt trong khi một bài chung về cuộc chiến tranh này thì lại không có mà chỉ có bài đánh Tống, bài trận Như Nguyệt. Tôi thấy nên rút gọn phần nội dung về chiến tranh Tống Việt trong bài này lại. Đồng thời, nên có bài chiến tranh Tống Việt riêng. Cho đơn giản thì cứ tách béng một phần bài Lý Thường Kiệt thành bài riêng. Chỉ ngại lịch sử sửa đổi ở bài tách ra không phản ánh trung thực quá trình viết. --Bình Giang (thảo luận) 02:56, ngày 4 tháng 5 năm 2009 (UTC)[trả lời]


Đem quân xâm lược Tống[sửa mã nguồn]

Đoạn Lý Thường Kiệt đem 4 vạn quân cùng voi chiến sang Trung Quốc trong tiểu sử thôi thấy chưa có trích dẫn. Tôi nghe Ba vợ tôi - một người từng học thiếu sinh quân và có nhiều năm công tác ở Trung Quốc nói rằng tại một vùng đất ở Quế Lâm - Quảng Tây Trung Quốc có đặc điểm giống như một thung lũng nơi đây vẫn còn các mộ lính Tống bia hướng sang Việt Nam, những người dân ở đây kể rằng theo gia phả của họ, trước đây Giao Chỉ mà cụ thể là Lý Thường Kiệt đem quân sang dồn tổ tiên họ vào khu vực này và cho voi dẫm chết toàn bộ, nên mộ những người lính Tống vẫn quay về phương Nam như muốn báo thù, họ còn kể rằng trong gia phả ghi: người Giao Châu "búi tó" và "răng đen".

Tôi chưa có dịp kiểm chứng lại thông tin này, nếu ai có điều kiện, đề nghị sang Quế Lâm để tìm hiểu và bổ sung. Tôi rất tâm đắc với Lý Thường Kiệt vì ông có lẽ là một vị tướng đầu tiên của Việt Nam dám đem quân Bắc phạt.

Lý Thường Kiệt đem quân sang dồn tổ tiên họ vào khu vực này và cho voi dẫm chết toàn bộ,, thật khôi hài, voi dẫm chết toàn bộ tổ tiên thì ngày nay làm gì còn họ sinh ra nữa để mà nói, :D, 118.71.80.182 (thảo luận) 16:23, ngày 15 tháng 5 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Huặc theo cách hiểu về Phạt Tống lộ bố văn thì dân ở đó cũng mong quay xuống hướng về phương nam, nhớ tới cha họ Lý người nước Nam. Còn sau 900 năm thì người ta có thể bịa ra hay bị tuyên truyền từ các cấp chính quyền với nhiều mục đích.-- Xuân tóc xuăn 06:02, ngày 13 tháng 7 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Bản dịch[sửa mã nguồn]

Bản dịch đó trong sách phổ thông, nếu có chỗ nào tôi nhớ nhầm thì chỉnh lại.--Cheers! (thảo luận) 03:26, ngày 20 tháng 11 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Sửa chính tả[sửa mã nguồn]

Trong nội dung có câu " Buồng rèm nhiếp chính" => Xin sửa lại giúp

  Đã sửa. Tuanminh01 (thảo luận) 09:50, ngày 22 tháng 9 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Yêu cầu sửa trang bị khóa hạn chế sửa đổi ngày 15 tháng 8 năm 2021[sửa mã nguồn]

“Thay đổi cũng như hoạn quan thành dấu cách”. Nếu biên tập viên cần dẫn chứng, bằng chứng nên tham khảo thêm trang Fb Nguyễn Leanh.171.254.158.227 (thảo luận) 04:11, ngày 15 tháng 8 năm 2021 (UTC) }171.254.158.227 (thảo luận) 04:11, ngày 15 tháng 8 năm 2021[trả lời]

Wikipedia không dùng mạng xã hội làm nguồn, trừ khi nhắc về chính nguồn đó. Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 06:16, ngày 15 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Yêu cầu sửa trang bị khóa hạn chế sửa đổi ngày 30 tháng 8 năm 2021[sửa mã nguồn]

“Thay đổi cũng như hoạn quan thành dấu cách”. Nguồn: https://www.facebook.com/nguyenleanh2007/posts/10222526037276982VinhCao199 (thảo luận) 05:17, ngày 30 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]

}}VinhCao199 (thảo luận) 05:17, ngày 30 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]

@VinhCao199: Nguồn không đáng tin cậy. – Nguyenmy2302 (thảo luận) 05:33, ngày 30 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]