Thảo luận:Trận Thành cổ Quảng Trị

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Cần bổ sung[sửa mã nguồn]

Bài này mới được viết nên chắc sẽ còn bổ sung, theo tôi cần lưu ý mấy điểm sau:

  • Mục tiêu của trận đánh: đối với Bắc Việt Nam đó là chiếm giữ thành cổ Quảng Trị càng lâu càng tốt để tạo sức nặng trong đàm phán tại Hội nghị Paris.
  • Diễn biến trận đánh: bài viết chủ yếu mô tả cuộc chiến đấu giữa bộ binh hai bên, theo tôi được biết thì pháo binh và không quân Mỹ, Nam Việt Nam đã đánh phá với mật độ rất cao vào thành cổ. Việc này đã gây thiệt hại lớn cho quân Bắc Việt Nam phòng thủ trong thành vì chu vi thành cổ mỗi chiều chỉ có khoảng 1km và địa hình bằng phẳng nên pháo kích, ném bom với mật độ tập trung có sức sát thương lớn. Đó là nguyên nhân quan trọng dẫn đến thiệt hại của quân Bắc Việt Nam nhiều hơn mặc dù họ là bên phòng ngự.
  • Hình ảnh trong bài viết nên có cả hình ảnh của quân Bắc Việt Nam cho cân đối. Ví dụ: bức ảnh "nụ cười thành cổ" chụp một nhóm bộ đội Bắc Việt Nam giữa đống đổ nát khá nổi tiếng cả ở nước ngoài. tieu_ngao_giang_ho1970 (thảo luận) 06:47, ngày 10 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tôi cũng có ý kiến như bạn Thành viên:Tieu ngao giang ho1970.--202.244.105.124 (thảo luận) 01:44, ngày 11 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Trận nào?[sửa mã nguồn]

Bài này viết về trận 1 hay trận 2?

Trong infobox thì nói về trận 1 (kết thúc vào tháng 5), mà trận này thì VNDCCH thắng. Trong nội dung thì nói về trận 2. Tmct (thảo luận) 10:30, ngày 10 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tôi sửa infobox để viết về trận 2 cho phù hợp với nội dung còn lại trong bài.
Nhưng chúng ta cần đổi tên để phân biệt với trận 1. Có ai có đề xuất gì? Tên thường gọi cho trận này là gì? Tmct (thảo luận) 10:45, ngày 10 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Theo "Lịch sử Quân đội Nhân dân Việt Nam" (NXB Quân đội Nhân dân 2005) thì trận đánh chiếm Quảng Trị bắt đầu 30/03 và Quân đội Nhân dân Việt Nam chiếm được Quảng Trị ngày 2/5/1972. Trận này nằm trong khuôn khổ "Chiến dịch tấn công chiến lược năm 1972" trong đó hướng Trị-Thiên được Bắc Việt Nam xác định là hướng quan trọng nhất. Chiến dịch này ông Lê Trọng Tấn mới làm tư lệnh. Trận 81 ngày trong bài viết đối với Nam Việt Nam là chiến dịch "Lam Sơn 72" bắt đầu ngày 28/6 và kết thúc ngày 16/9/1972 khi họ chiếm lại được thành cổ Quảng Trị. Trong trận đánh này, chỉ huy toàn mặt trận Quảng Trị phía Bắc Việt Nam là ông Trần Quý Hai (lúc đó mang quân hàm thiếu tướng, chức vụ: Thứ trưởng Bộ quốc phòng) chứ không phải ông Lê Trọng Tấn, trực tiếp chỉ huy phòng ngự trong thành cổ là Bộ Tư lệnh của Sư đoàn 325. Tôi sẽ sửa lại những thông tin này. Ngoài ra đúng như tmct nói, cần tìm một tên gọi chính xác nhất cho trận đánh này. tieu_ngao_giang_ho1970 (thảo luận) 12:30, ngày 10 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tôi cho rằng nên bổ sung thêm trận 1 vào hơn là tìm tên khác cho bài này.--202.244.105.124 (thảo luận) 01:47, ngày 11 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Trích dẫn nguyên văn[sửa mã nguồn]

Một số đoạn trích dẫn nguyên văn không có nguồn, cần bổ sung

Đoạn trích từ "Một thời hoa lửa" quá dài, cần thu gọn cho cân đối, chỉ cần lấy thông tin làm trọng. Tmct (thảo luận) 11:10, ngày 10 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Chú thích sao liên quan tới trung lập hở Tcmt?Người hùng cô đơn (thảo luận) 11:23, ngày 10 tháng 2 năm 2008 (UTC) Còn cái hình nụ cười chiến thắng tôi có nhưng có bản quyền, sao lấy lên được?Người hùng cô đơn (thảo luận) 11:23, ngày 10 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Không liên quan, tôi gắn biển vì những từ "cộng quân", và người "hy sinh" kẻ "thiệt mạng". Tmct (thảo luận) 11:35, ngày 10 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Ah, vậy tôi sẽ sửa lại nháNgười hùng cô đơn (thảo luận) 14:44, ngày 10 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Cho cái link đi, mình giúp về vấn đề bản quyền cho (nếu giúp được). Magnifier () 11:26, ngày 10 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Đúng vậy, Kayani dùng link nào nên đính link đó vào bài để người khác có thể giúp tìm và gắn chú thích nguồn khi cần. Tmct (thảo luận) 11:35, ngày 10 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Hình nụ cười chiến thắng có bản quyền nhưng có thể sử dụng hợp lý theo kiểu {{Hình lịch sử không tự do}}.Tmct (thảo luận) 11:36, ngày 10 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Đã có hình Hình:Nụ_cười_chiến_thắng,_thành_cổ_Quảng_Trị.jpg mong ai quan tâm tới bài viết thêm vào nơi cần thêm. Magnifier () 11:49, ngày 10 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tôi đề nghị thay hình này vào tiêu bản, hình đó mới chụp ở thành cổ, hình hiện tại theo chú thích là chiếc xe tăng của Bắc Việt Nam mà Nam Việt Nam thu được ở Đông Hà không liên quan đến nội dung bài viết. tieu_ngao_giang_ho1970 (thảo luận) 12:32, ngày 10 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Đã thay (đợi nãy giờ) Magnifier () 12:35, ngày 10 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Haha, cảm ơn Magnifier, tôi đang xem kỹ một lượt để sửa một thể. tieu_ngao_giang_ho1970 (thảo luận) 12:43, ngày 10 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Cái hình cười toe toét ở QT theo tôi biết thì trong bài trận QT bên wiki tiếng Anh có nhưng đã bị xóa vì vi phạm bản quyền đó. Mà cái hình của Đoàn Công Tính chứNgười hùng cô đơn (thảo luận) 14:46, ngày 10 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Hình Lê Xuân Chinh, do nhiếp ảnh gia quân đội Đoàn Công Tính chụp (kiểm chứng tại đây). Magnifier () 16:54, ngày 10 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Kết quả[sửa mã nguồn]

Thường phần kết quả được ghi cụ thể là bên này đạt được mục tiêu chiến thuật gì, bên kia đạt được mục tiêu chiến lược gì, còn bài này phần kết quả (của của infobox và phần intro) chỉ ghi gọn lỏn là phía VNCH thắng. Xin nhờ các bạn am hiểu ghi chú rõ hộ phần này vì thường đây là cái người ta quan tâm nhất khi đọc về một trận đánh. Rungbachduong (thảo luận) 12:46, ngày 10 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tôi đồng ý và ngoài ra những nội dung này nên diễn giải cụ thể ở phần "Kết thúc trận đánh" thay vì chủ yếu trích dẫn những lời ca ngợi công trạng và tinh thần dũng cảm của cả hai bên. Ai có tài liệu và chuyên môn xin giúp cho, tôi chỉ nhớ được một vài tài liệu nói rằng một bên cố giữ và một bên cố chiếm bằng được Quảng Trị để hậu thuẫn cho việc đàm phán ở Hội nghị Paris thôi. tieu_ngao_giang_ho1970 (thảo luận) 17:32, ngày 10 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Thông thường thì có phần kết quả và phần ý nghĩa riêng, nhưng gộp vào chắc cũng được. Hiện giờ mới chỉ nói về kết quả, chưa nói tới ý nghĩa.--202.244.105.124 (thảo luận) 01:50, ngày 11 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]

"Việc chiếm Quảng Trị sẽ đưa đến cho Sài gòn một sự quảng cáo tâm lý chiến rất cần thiết. Nhưng nó tuyệt nhiên không hoàn thành mục tiêu mà Thiệu đã tuyên bố. Tướng Mỹ Frederick Weyand tuần trước báo cáo rằng ước tính Cộng sản vẫn nắm giữ khoảng một nửa Nam Việt Nam. Hơn nữa, trận đánh chiếm Quảng Trị một lần nữa lại đặt ra những câu hỏi chết người về chiến lược căn bản của cuộc phản công của Thiệu, đó là phó thác quân đội vào những trận đánh đơn lẻ và tổn thất cho những thành phố có tầm quan trọng thứ yếu về mặt quân sự. Đối với Quảng Trị, giờ đây nó chỉ là một đống gạch vụn." Trên đây là đoạn kết bài báo đăng trên tạp chí Time của Mỹ số ra ngày 25 tháng 9 năm 1972 về việc VNCH chiếm lại được Thành cổ. tieu_ngao_giang_ho1970 (thảo luận) 16:55, ngày 15 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Lực lượng[sửa mã nguồn]

Tôi đã sửa lại lực lượng Quân đội Nhân dân Việt Nam tham gia trận đánh và chú thích nguồn nhưng cần nói thêm cho rõ như sau: bài viết này là trận đánh 81 ngày đêm ở thành cổ Quảng Trị chứ không phải toàn bộ mặt trận nên chỉ đưa vào lực lượng tham gia trực tiếp. Trong thời gian này, các lực lượng thuộc sư đoàn 304, 308, 320 cũng hoạt động ở mặt trận Quảng Trị - Thừa Thiên nhưng ở phía Tây thị xã Quảng Trị. Trong hình thái mặt trận, đương nhiên hoạt động của họ cũng ảnh hưởng đến trận đánh thành cổ (ví dụ phân tán lực lượng Nam Việt Nam đánh chiếm thành cổ...) nhưng không phải lực lượng tham gia trận đánh đó. tieu_ngao_giang_ho1970 (thảo luận) 16:28, ngày 10 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Bài này còn thiếu thông tin về vũ khí của hai bên.--202.244.105.124 (thảo luận) 07:37, ngày 12 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tôi thấy con số 5000 chết và bị thương của quân VNCH là không chính xác vì mới tính TQLC, chưa tính tới thương vong của lực lượng Dù, vốn thiệt hại nặng ko kém. Vì vậy tôi lấy con số mới từ cuốn Lịch sử Mặt trận Đường 9 - Bắc Quảng Trị (1966- 1973) cũng khá hợp lí203.190.163.110 (thảo luận) 14:04, ngày 22 tháng 6 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Cuộc chiên bảo vệ thành cổ Quảng trị thật đúng là anh hùng, đi vào biết là ác liệt khó lành trở về nhưng vẫn đi , đây là sức mạnh. Thấy có con số 5000 binh sĩ việt nam công hòa tử vong nhưng sao không có con số tử vong của quân đội nhân dân Việt nam? Mong ai có tài liệu bổ xung giùm , dù không thể chính xác vì điều kiện chiến tranh
@Tieu ngao giang ho1970 dữ liệu lấy đâu ra mà xàm dữ vậy thông tin bên địch thì có rất rõ trong khi bên mình chả có. Làm như thông tin đối phương lấy là dễ à cái này là công cụ tuyên truyền chắc rồi t kiện wiki cho tụi bây chết mẹ luôn. JosephNguyễn75 (thảo luận) 09:24, ngày 6 tháng 5 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Hình ảnh[sửa mã nguồn]

Về tấm hình với ghi chú: "Dân chúng Quảng Trị bỏ chạy về phía Nam khi quân Giải phóng tấn công", do không rõ lịch sử, hoàn cảnh chụp nên tôi tạm ghi lại thành "Dân chúng bỏ chạy khỏi vùng chiến sự ở tỉnh Quảng Trị" cho đúng với ghi chú đã dùng bên en.wiki (bên đó ghi là "South Vietnamese civilians flee from the fighting in Quang Tri Province"). Tiếp theo, tôi đề nghị bỏ hình này khỏi bài viết vì dùng nó để minh họa cho cả bài về chiến dịch xuân hè 1972 thì có lẽ hay hơn. tieu_ngao_giang_ho1970 (thảo luận) 17:04, ngày 10 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Hình này nên bỏ vì nó không nói về trận này (cách trận này đến cả mấy tháng), gắn hình này vào Chiến dịch Trị Thiên hay Chiến dịch Xuân Hè 1972 thì hợp hơn. Tmct (thảo luận) 10:32, ngày 11 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Hồi ký của ông Lê Tự Đồng[sửa mã nguồn]

Đoạn dẫn hồi ký của ông Lê Tự Đồng tôi đặt biển cần chú thích nhưng không phải cho tỷ lệ thương vong mà đoạn đó nói ông là "nguyên tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam tại mặt trận tỉnh Quảng Trị". Theo tôi nhớ ông Đồng trong chiến dịch Đường 9 là chính ủy (quân hàm Đại tá), trong thời điểm diễn ra trận 81 ngày trong thành cổ thì không rõ ông hoạt động ở đâu, đến 1975 ông mới là Tư lệnh Quân khu Trị-Thiên thì phải. Tư lệnh quân khu với Tư lệnh mặt trận theo tôi là khác nhau. tieu_ngao_giang_ho1970 (thảo luận) 04:40, ngày 11 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Ông Lê Tự Đồng lúc ấy là đại tá, phó chính ủy mặt trận B5 QĐNVN (tương ứng với vùng chiến thuật/quân khu I của VNCH).--202.244.105.124 (thảo luận) 03:56, ngày 13 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Thay hình[sửa mã nguồn]

Tôi nghĩ nên thay cái hình quân GP trên infbox bằng hình quân VNCH cắm cờ do đây mới là hình tiêu biểu cho trận chiến, cũng giống như tiêu biểu cho Cup C1 Châu Âu năm 2006-2007 là AC Milan vô địch thì nên đưa hình AC Milan chứ ai lại đưa hình Liverpool. Ngay cả bài CTranh VN cũng lấy cái hình kết thúc đó thôiNgười hùng cô đơn (thảo luận) 07:34, ngày 11 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Hình để nêu lên hình ảnh đáng nhớ nhất của cuộc chiến, và hình ảnh này là đáng nhớ thật, hồi đó thay hình chiếc xe tăng cũng là do nó đáng nhớ hơn, và dẫn xuất ở các báo nước ngoài nhiều cái hình mấy ông Mẽo đốt nhà. Phút giây của cuộc chiến cô đọng vào trong đó cả. Magnifier () 07:37, ngày 11 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Và thứ hai là 1 hình không nên xuất hiện hai lần trong một bài. Cái đó là vi phạm sử dụng hợp lý đấy. Magnifier () 07:46, ngày 11 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Phản đối, cái hình này sao gọi là tiêu biểu, chính cái hình đốt nhà cũng đã bị thay rồiNgười hùng cô đơn (thảo luận) 07:47, ngày 11 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Theo bạn thì trong bài chiến tranh việt nam thay hình quân mặt trận cầm cờ vẫy vẫy trên Dinh Độc lập ?. Bạn có thể các tư liệu ngoại về chiến tranh, họ dùng những hình ảnh lắng đọng của cả cuộc chiến (như trong nội chiến Tây Ban Nha là hình một anh lính trúng đạn, chư không dùng hình ảnh của người thắng). Thứ hai là nếu đưa lên trên thì ở dưới bắt buộc phải xóa đi vì sử dụng hợp lý chỉ được sử dụng 1 lần/ 1 bài thôi Magnifier () 07:52, ngày 11 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]

[1] <--- hình này này. Magnifier () 07:53, ngày 11 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Thì sao???Người hùng cô đơn (thảo luận) 07:58, ngày 11 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Nếu dùng hình người chiến thắng thì đã dùng hình này cắm cờ phất phất rồi. OK tùy bạn, nếu bạn không muốn mêu tả chính xác thời gian thắng của VNCH thì mình xóa hình bên dưới (vì nó vi phạm quy tắc sử dụng hợp lý). Chiến tranh Việt Nam đã qua 30 năm rồi, đừng khởi động lại nó ở đây, đó là lời của mình tự del Magnifier () 08:03, ngày 11 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]

phe Cộng Sản, bộ đội (vậy lính của VNCH không phải bộ đội?), VNCH (viết tắt nhiều nghĩa: nguyên Việt Nam Cộng Hòa đánh trận này bao gồm luôn dân chúng? và sao chỉ nêu 1 mình tên VNCH mà không có VNDCCH), Mỹ <------ Wikify cho giống bài Chiến Tranh Việt Nam Magnifier () 08:12, ngày 11 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Phe CS là nhằm chỉ chung cả quân VNDCCH lẫn MTDTGPMNVN do 2 bên đều tham chiến chung. Còn bộ đội thì chỉ dùng cho các bác nón cối thôi, phía VNCH chẳng ai lại gọi là bộ đội VNCH cả. Kiếm ra chết liềnNgười hùng cô đơn (thảo luận) 08:15, ngày 11 tháng 2 năm 2008 (UTC) Chiến tranh kết thúc 30 năm, nhưng ko có gì bảo đảm là CH XHCNVN sẽ tồn tại lâu dài vĩnh cửu cảNgười hùng cô đơn (thảo luận) 08:18, ngày 11 tháng 2 năm 2008 (UTC) xóa do không liên quan đến bài viết Magnifier () 08:26, ngày 11 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Chọn hình trong Infobox[sửa mã nguồn]

Mình đề nghị hình (A)Hình:Nụ cười chiến thắng, thành cổ Quảng Trị.jpg, còn bạn Kayani đề nghị hình (B)Hình:New-12.jpg.

Biện luận cua mình:

  • Hình (A) là hình ở giữ cuộc chiến nó nêu lên được tính chất ác liệt của cuộc chiến. Và nó được chụp khi đang đánh nhau, nó nêu lên được tính chất ác liệt của trận thành cổ.
  • Hình B mình nghĩ rằng lúc chụp là cờ đã treo rồi, không nêu được tinh thần của trận đánh nữa, nó khác với bức ở Điện biên phủ là chụp ngay lúc mới leo lên nóc hầm.

Biện luận của bạn Kayani (lấy từ ở trên)

  • Tôi nghĩ nên thay cái hình quân GP trên infbox bằng hình quân VNCH cắm cờ do đây mới là hình tiêu biểu cho trận chiến, cũng giống như tiêu biểu cho Cup C1 Châu Âu năm 2006-2007 là AC Milan vô địch thì nên đưa hình AC Milan chứ ai lại đưa hình Liverpool. Ngay cả bài CTranh VN cũng lấy cái hình kết thúc đó thôiNgười hùng cô đơn (thảo luận) 07:34, ngày 11 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Hành động:Mình tạm thời revert về phiên bản trước khi thay hình, mong chờ ý kiến của các bạn, chọn hình nào. Magnifier () 10:05, ngày 11 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]


Theo cá nhân tôi, hình "nụ cười chiến thắng" xứng đáng hơn do nó vừa nổi tiếng vừa điển hình; còn hình "cắm cờ" thì không nổi tiếng cũng không điển hình. Giải thích:
  • Nhìn hình "nụ cười chiến thắng" thì tôi nhận ngay ra trận Quảng Trị, đây là một bức ảnh nổi tiếng, và nó có cái thành cổ ở phía sau. Nó là hình ảnh điển hình vì khi nói đến trận này, người ta nói nhiều đến : thành cổ, bom đạn, và tinh thần cảm tử - những thứ hiện trong bức ảnh
  • Hình "cắm cờ" không nổi tiếng, tôi không thể biết đó là Quảng Trị nếu không có chú thích. Nếu lấy lí do "bên chiến thắng" thì tôi không đồng ý vì chúng ta không có quy ước nào nói rằng hình tại infobox nên là hình của bên chiến thắng. Nếu lấy lí do "điển hình" thì tôi cũng không đồng ý vì nó không điển hình.
Nhưng tôi không phản đối giải pháp trung hòa: không dùng hình nào trong hai hình trên mà lấy một cái bản đồ chiến sự (nếu như ai đó tìm thấy).
Tmct (thảo luận) 10:19, ngày 11 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Có hình này [2][3] nhưng không hiểu là ý nghĩa gì (kiểu bản đồ này khó hiểu quá trời) Magnifier () 10:23, ngày 11 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Hai hình đó là về Mậu Thân 68. Tmct (thảo luận) 10:29, ngày 11 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Vậy là có tới hai trận ở cùng một địa điểm, cần có thêm trang định hướng rồi. Magnifier () 10:30, ngày 11 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tôi đề nghị tiếp tục giữ nguyên hình "nụ cười chiến thắng" ở infobox vì hình đó nổi tiếng và điển hình. Nó nổi tiếng và điển hình theo tôi không phải bởi Bắc Việt Nam giành chiến thắng cuối cùng trong chiến tranh Việt Nam mà bởi hình ảnh người lính trẻ măng cười rất tươi như chưa hề có đạn bom trên đống đổ nát ấy đã vượt ra ngoài khuôn khổ một bức ảnh thời sự, nó có thể coi là biểu tượng. Hơn nữa mục tiêu của trận đánh này đối với cả hai bên là tạo thuận lợi cho đàm phán ở Hội nghị Paris, cần phân tích điều đó mới thấy được bên nào giành thắng lợi ở mức độ nào chứ không chỉ sự kiện trực tiếp là cuối cùng Nam Việt Nam và Mỹ chiếm lại được Quảng Trị. tieu_ngao_giang_ho1970 (thảo luận) 12:24, ngày 11 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Không phải gì nhưng tôi nghĩ nên lấy cái hình của VNCH do bọn nó chiến thắng, quân ta rút lui thật đáng chán. Đó chính là KQ tiêu biểu cho ảã trận chiến. Thứ nữa là hình cười ở QTrị chỉ quen ở VN ta thôi, hình VNCH cắm cờ ai dám đăng báo?Panzerschreck (thảo luận) 15:19, ngày 12 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]

VNCH cuối cùng đã chiếm lại được thành cổ, tuy vậy về ý nghĩa của việc đó tôi chưa có tài liệu đầy đủ nên chưa bổ sung vào bài viết. Xin dẫn "Lịch sử Quân đội Nhân dân Việt Nam": cuốn đó nói rằng mục tiêu của chiến dịch Lam Son 72 (mờ màn ngày 28/06) là chiếm lại Thị xã Quảng trị trước khi Hội nghị Paris nhóm họp vào ngày 13 tháng 7 năm 1972. Nếu đúng như vậy thì theo tôi phía VNDCCH giữ được thành cổ đến trung tuần tháng 9 đã ảnh hưởng quan trọng đến mục tiêu chiến dịch của VNCH. Thắng lợi hay thất bại của một trận đánh hay một chiến dịch đến đâu tuỳ thuộc vào mục tiêu của mỗi bên đúng như ý kiến của Rungbachduong. Hơn nữa tấm hình hiện nay trong infobox theo tôi cũng được nước ngoài biết đến, trong khi đi tìm tài liệu trên web về "Easter Offensive" (tên người Mỹ gọi Chiến dịch xuân hè 1972) tôi thấy một số tư liệu có hình thì đều có bức hình này. tieu_ngao_giang_ho1970 (thảo luận) 17:00, ngày 12 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Xin lỗi vì tôi đã tỏ ra gay gắt nhưng thực tế là tôi đang bực mình Chính phủ vì 1 chuyện khác (cấm xe ba gác, cấm bán hàng rong…), không liên quan gì tới trận cổ thành QT cả. Dù sao tôi cũng phải công nhận là hình cắm cờ trên cổ thành có thể làm lợi cho VNCH trong việc tuyên truyền nên tôi nghĩ tốt nhất nên kiếm 1 cái hình khác của VNCH (do họ thắng trận) đang chiến đấu chẳng hạn. Như vậy sẽ tránh gây tranh cãi không cần thiết, ảnh hưởng lên hoạt động của wiki.

Về bác M thì tôi xin khẳng định là Lịch sử là môn Khoa học của Sự thật, không phải là môn Khoa học của Chính trị nên phải ráng viết sao cho chính xác chứ không phải là khơi lại quá khứ. Trong 1 vụ án nào đó, ông quan tòa phải công tâm và khách quan. Ông ta không có quyền phán xét sai sự thật vì những lý do chính trị hay tiền bạc chứNgười hùng cô đơn (thảo luận) 02:53, ngày 13 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Em không biện luận gì, mặc dù từ trước đến nay nếu ai coi lại em đóng góp mà biết em ủng hộ phe nào thì cũng thật hay đó, em viết bài chưa từng bị treo tiêubản {{thái độ trung lập}} bao giờ. Và thứ hai Wikipedia đâu phải là nơi dùng để nghiên cứu anh Kayani, để mà khẳng định đây là sự thật, đó không là sự thật hả anh?
Cái em thấy cần đề thay hình em rốt cục không biết được là hình của VNCH lúc nào? Giờ giả sử em nghi ngờ đó là trận khác, do em mới thấy nó lần đầu cũng được <-- còn những người khác thì sao? Wikipedia đề đem những kiến thức dễ hiểu nhất cho người đọc chứ không phải là bắt người đọc tự ngồi đoán. Em không phủ nhận là chắc bức hình mà anh đưa lên đã được chiếu vào thời gian đó nhưng giờ giới trẻ như em thì có mấy ai biết bức hình đó?

Magnifier () 03:06, ngày 13 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Anh xem bài en:Spanish Civil War cũng là nội chiến có can thiệp của nước ngoài đó. Vì sao họ lại không lấy hình của phe Quốc gia duyệt binh thắng mà họ lại lấy hình một anh lính trơn của phe Cộng hòa bị trúng đạn?

Magnifier () 03:11, ngày 13 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Đây là lần đầu tiên tôi thảo luận nhiều thế này về một vấn đề, xin có ý kiến lần cuối đề nghị giữ hình hiện tại trong infobox. Tấm hình này là hình ảnh toát lên hay lắng đọng từ trận đánh, nó phản ánh được sự khốc liệt (đống đổ nát) và tinh thần của binh lính Quân đội Nhân dân Việt Nam trong trận chiến. Họ đã không giữ được thành cổ do trận địa phòng ngự bất lợi, tổ chức tiếp viện, hậu cần khó khăn và dưới hoả lực mạnh của pháo hạm, không quân Mỹ nhưng tinh thần chiến đấu của họ rất đáng khâm phục. Do hai bên đều bị tiêu hao sinh lực lớn sau trận đánh nên sau khi chiếm được thị xã Quảng Trị, VNCH không đủ lực lượng để phát huy được chiến quả nhằm chiếm lại toàn bộ tỉnh Quảng Trị (cũng một phần vì ở các điểm khác VNDCCH có điều kiện tổ chức phòng ngự và hậu cần tốt hơn). Hiệp định Paris sau đó cho phép Quân đội Nhân dân Việt Nam được có mặt ở những vùng đất ở phía Nam vĩ tuyến 17 mà họ đã chiếm giữ được sau chiến dịch xuân hè 1972. tieu_ngao_giang_ho1970 (thảo luận) 03:32, ngày 13 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Cho tôi xin tí ý kiến, hiện nay, hình cắm cờ VNCH đang bị đánh dấu bản quyền, vì không có nguồn gốc, tác giả mà dám khẳng định thuộc phạm vi công cộng với lý do rất lỏng lẻo "chế độ này hiện không còn nữa". Đặt nó lên infobox rồi để bị xóa sau 1 tuần lễ là điều vô ích. Đồng thời hình sẽ khó sử dụng hợp lý nếu thậm chí không có cái nguồn lấy ảnh. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 13:19, ngày 13 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Khi tôi dùng google search quangtri 1972 thì hình cười tươi rất ít mà hình cắm cờ (khác) thì nhiều. Thứ nữa là Mỹ rút vì từ 1972 Nixon đã thỏa thuận xong với Tàu về cuộc chiến VN.

mà bởi hình ảnh người lính trẻ măng cười rất tươi như chưa hề có đạn bom trên đống đổ nát ấy đã vượt ra ngoài khuôn khổ một bức ảnh thời sự, nó có thể coi là biểu tượng

Ai nói vậy? Nếu chúng ta chưa quyết định xong thì tốt nhất là để trống infboxNgười hùng cô đơn (thảo luận) 09:18, ngày 15 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Bức ảnh cắm cờ của lính VNCH, có thông tin cho rằng đó là kỳ đài ở Huế năm 1968 chứ không phải Quảng Trị năm 1972.Truong Son (thảo luận) 04:49, ngày 21 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Nguồn gián tiếp[sửa mã nguồn]

Một số đoạn được cho là dẫn từ báo Tuổi Trẻ, hồi ký của Lê Tự Đồng, nhưng thực chất là chép từ Việt Báo [4].

Cách dẫn gián tiếp này không được chấp nhận. Lí do: Tác giả Vương Hồng Anh là ai? Uy tín đến đâu mà có thể tin rằng người này đã trích dẫn chính xác? Nếu người này dẫn không chính xác thì trách niệm là của Wiki: đã dẫn nguồn gián tiếp.

Tôi tạm thay bằng biển "cần dẫn chứng" để người nào quan tâm có thể thay bằng nguồn dẫn trực tiếp để có thể Kiểm chứng được. Lưu ý:

  • Nguồn báo Tuổi Trẻ cần có tên bài
  • Nguồn Lê Tự Đồng cần có tên sách, nhà xuất bản, năm xuất bản, số trang

Tmct (thảo luận) 10:46, ngày 11 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Sau chiến tranh[sửa mã nguồn]

Liệu có thể thêm phần về khu di tích thành cổ và lễ thả đèn hàng năm nhân dịp 81 ngày đêm thành cổ không? Rungbachduong (thảo luận) 11:32, ngày 11 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Rất nên. Tmct (thảo luận) 12:44, ngày 11 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Rất nên --DXLINH (thảo luận) 15:23, ngày 11 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Tôi đã thêm một ít. Rungbachduong (thảo luận) 13:35, ngày 11 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Cái này nên cho qua bài thành cổ thì chính xác hơnPanzerschreck (thảo luận) 15:22, ngày 12 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Thực ra để ở bài này cũng được, ý tưởng xây dựng thành cổ thành công viên tưởng niệm chính là vì rất nhiều binh lính Quân đội Nhân dân Việt nam đang nằm trong lòng đất sau trận đánh 81 ngày đêm này. Đằng nào bài thành cổ cũng sẽ phải nhắc đến cả trận đánh đó và khu tưởng niệm. tieu_ngao_giang_ho1970 (thảo luận) 16:45, ngày 13 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Chỉ huy?[sửa mã nguồn]

Theo nguồn này có nói là một trong những lý do chính khiến Quân đội Nhân dân Việt Nam thiệt hại nặng trong trận này là do bom và đạn pháo của không quân Mỹ và các tàu thuộc Hải quân Hoa Kỳ. Nhưng trong infobox chỉ ghi chỉ huy trận đánh bên phía Mỹ và Việt Nam Cộng hòa là Ngô Quang Trưởng, vậy có phải Ngô Quang Trưởng cũng chỉ huy các trận không kích/oanh kích của không, hải quân Mỹ? Hay là còn có một người khác? Rungbachduong (thảo luận) 13:35, ngày 11 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Căn bản thì lúc đó gọi tới đâu bom đạn bay tới đó, ông Mỹ chỉ back-up bằng không quân và hải quân, còn lại thì VNCH tự lo. Nên chắc cũng chẳng có chỉ huy nào chính thức bên Mỹ Magnifier () 13:42, ngày 11 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tôi lại nghĩ chắc là có vì kế hoạch chi viện hoả lực của pháo hạm và không quân của Mỹ là lớn nhất trong một trận đánh của chiến tranh Việt Nam nên phía Mỹ phải có người chỉ huy, phối hợp. Về người chỉ huy phía Quân đội Nhân dân Việt Nam thì ông Trần Quý Hai được cử làm tư lệnh mặt trận Quảng Trị còn ông Văn Tiến Dũng, trong toàn bộ chiến dịch Xuân Hè 1972 là đại diện của Quân uỷ Trung ương chỉ đạo chiến dịch, không rõ trong 81 ngày ở Thành cổ ông Dũng có tham gia chỉ huy không? Ngoài ra về mức độ thiệt hại của Quân đội Nhân dân Việt Nam, cuốn "Lịch sử Quân đội Nhân dân Việt Nam" tôi đang có trong tay nói rằng ném bom và pháo kích gây ra tới 80% (khi bộ đội vượt sông Thạch Hãn vào chi viện cho Thành cổ và vì khu vực phòng ngự quá hẹp, địa hình lại bằng phẳng). Tôi đang cố tìm một nguồn của phía bên kia để đối chiếu cho khách quan hơn. tieu_ngao_giang_ho1970 (thảo luận) 14:43, ngày 11 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tôi hỏi điều này là vì trong phần intro của bài Ngô Quang Trưởng có ghi: "Ông được một số người xem là người hùng Quảng Trị khi đánh bật quân Giải phóng miền Nam, tái chiếm Thành cổ Quảng Trị năm 1972".
Hy vọng Tieu ngao giang ho có thể tìm thấy tài liệu chi tiết nói về trận này vì tôi rất muốn biết tại sao với thương vong lớn và điều kiện chiến đấu bất lợi như vậy mà Quân đội nhân dân Việt Nam vẫn cố giữ bằng được thành cổ trong thời gian dài. Thương vong của trận này là rất lớn, khá nhiều trong số đó là tân binh (những người như Nguyễn Văn Thạc), sau trận này sinh viên một loạt các trường Đại học của Hà Nội được gọi nhập ngũ bổ sung.Rungbachduong (thảo luận) 15:02, ngày 11 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Tôi đang cố gắng làm điều đó, bất chấp thương vong lớn trong điều kiện phòng ngự bất lợi nhưng Quân đội Nhân dân Việt Nam vẫn cố giữ Thành cổ càng lâu càng tốt vì lý do chính trị (thuận lợi hơn cho đàm phán trong hội nghị Paris), đó là điều chắc chắn, có điều phải có tài liệu để viết cho cụ thể, cả phần ảnh hưởng của trận đánh nữa. tieu_ngao_giang_ho1970 (thảo luận) 15:19, ngày 11 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Em hỏi thêm cái này: trận này có quân của Mặt trận tham gia không nhỉ? Magnifier () 15:04, ngày 11 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Hình như tiểu đoàn 3 này là bộ đội địa phương, năm sau được khen thưởng của chủ tịch Huỳnh Tấn Phát (theo link đó). Tmct (thảo luận) 15:10, ngày 11 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Trong thư viện cơ quan tôi có cuốn sách của Nguyễn Hữu An trong đó có một phần nói về trận Quảng Trị. Tôi lười đọc sách, nên muốn hỏi ở đây là tướng An giữ vai trò gì ở trận Quảng Trị nhỉ.--Bình Giang (thảo luận) 06:14, ngày 12 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Bài Nguyễn Hữu An nói ông chỉ huy sư đoàn 308 tham gia trận Quảng Trị. Sao bài Trận Quảng Trị phần về lực lượng không nói đến sự có mặt của đơn vị này nhỉ?--Bình Giang (thảo luận) 06:18, ngày 12 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Trận này ác liệt, các sư đoàn thay nhau vào thành rồi ra dưỡng thương, mỗi thời điểm chỉ có quân của 1 sư đoàn ở trong thành, các sư đoàn khác đánh vòng ngoài. Nội dung trong bài là giai đoạn cuối của 81 ngày, sư 325 là sư đoàn cuối cùng giữ thành, đoạn viết về Thủy quân lục chiến cũng là giai đoạn cuối, họ cũng thay nhau ra vào. Bài này thiếu nhiều, chỉ có hai nguồn hồi kí ghép lại. Nhưng tôi không có tài liệu nên chịu.

Trong chiến dịch xuân hè 72 theo tôi biết thì sư đoàn 308 là đơn vị đánh chiếm thị xã Đông Hà, khi trận 81 ngày này diễn ra thì họ phòng ngự ở ngoại vi, phía Tây Nam Thành cổ. Các đơn vị trực tiếp phòng ngự trong khu vực thành cổ thì bài viết đã nêu. Lực lượng tiếp viện cho những người trong Thành cổ tôi chưa tìm được tài liệu thật cụ thể vì trong giai đoạn đó, các sư đoàn ở vùng phụ cận thành cổ thường được phối thuộc 1 trung đoàn của sư đoàn khác (điển hình là các trung đoàn thuộc sư 312, khi thì phối thuộc 308, khi thì phối thuộc 325...). Vào giai đoạn cao điểm của trận đánh, mỗi ngày bộ tư lệnh mặt trận Quảng Trị của Quân đội Nhân dân Việt Nam điều vào thành cổ 1 đại đội (khoảng 100 người) để bù đắp cho tổn thất trong thành. Quân tiếp viện phải vượt sông Thạch Hãn bằng thuyền trong điều kiện bị pháo kích và ném bom dữ dội để vào thành cổ nên vào được đã bị tổn thất rất nặng nề. tieu_ngao_giang_ho1970 (thảo luận) 12:05, ngày 12 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Nếu là quyển của Nguyễn Hữu An thì có thể rất hay, nghe nói ông ấy phân tích chiến thuật ở QT và nói rằng đáng ra có thể đỡ thương vong hơn nếu đánh đúng tư tưởng "phòng thủ" (nghĩa là sẽ xây hầm hào kiên cố, nhưng hồi đó không được dùng từ này), rằng từ mà các bác phải dùng hồi đó là "tiến công" (dẫn đến việc không chú trọng hầm hào). Tmct (thảo luận) 09:07, ngày 12 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Link này (anh tmct cung cấp) nói có cả http://www.qdnd.vn/qdnd/sukiennhanchung.hoiuckyniem.20569.qdnd Mặt trận tham gia nữa. Em bổ sung thêm vào phần lực lượng. Magnifier () 12:34, ngày 12 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tại trận địa phòng ngự ở Quảng Trị, Quân đội Nhân dân Việt Nam có dùng xe tăng không, vì trong bài không thấy nói tới mà lại có một ảnh minh họa lính VNCH đứng trên một xe tăng T54 ở trong bài? Rungbachduong (thảo luận) 13:30, ngày 12 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Hồi đó em coi phim tài liệu của Mẽo (hình như bộ cuộc chiến 10000 ngày?) thì em thấy có. Coi tài liệu của Việt Nam 1972 thì có cảnh huy động cả xe tăng vào. Magnifier () 13:56, ngày 12 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Khúc đuôi[sửa mã nguồn]

Các bác phải ghi cho rõ chứ, dừng để lẫn lộn quân ta với tụi NgụyPanzerschreck (thảo luận) 11:01, ngày 13 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Kể cả thảo luận cũng nên dùng ngôn ngữ trung lập để tránh khiêu khích người khác. Tmct (thảo luận) 11:09, ngày 13 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Hue or Quang Tri?[sửa mã nguồn]

Rõ ràng là có sự không rõ ràng trong bức ảnh cột cờ. Ở trang tiếng Anh nói đó là ở Huế 1968. Ai nói là ở Quảng Trị 1972 vậy? Nên bỏ đi.

Nếu chưa xác định được rõ ràng tôi đề nghị bỏ ra khỏi bài viết. tieu_ngao_giang_ho1970 (thảo luận) 04:54, ngày 24 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tớ thấy sao bài này toàn viết tắt à.--style (thảo luận) 14:51, ngày 23 tháng 1 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Tên gọi[sửa mã nguồn]

Chiến dịch này còn hay được gọi là Chiến dịch phòng ngự thành cổ Quảng Trị theo nguồn trong nước Việt Nam. Vậy ít nhất cũng phải nhắc qua cái tên này, huặc dùng tên này làm tên chính vì Chiến dịch này do VNDCCH phát động. Vũ Hoàng Sơn (Thảo luận) 11:36, ngày 31 tháng 3 năm 2010 (UTC)[trả lời]


Đã lùi lại sửa đổi 5869204 của Thành viên:Saruman vi phạm bản quyền, chép gần như nguyên văn nhiều đoạn từ : [5] --92.50.103.1 (thảo luận) 13:38, ngày 12 tháng 2 năm 2012 (UTC)[trả lời]
Dù thế nào thì quansuvn cũng là một diễn đàn chưa rõ đăng ký bản quyền trên mạng. Việc đưa vào là có thể chấp nhận trừ khi truy nguyên nguồn gốc sâu hơn của những đăng tải trên mạng đó.-- Ôn thi 15:11, ngày 12 tháng 2 năm 2012 (UTC)[trả lời]
Quái đản là có người có ý kiến như Vuhoangson ở trên, và lùi sửa lại ! Nên chú ý TV VuHoangSonhn này, chắc cũng hay chép từ diễn đàn "vi không có bản quyền" ??? --92.50.103.1 (thảo luận) 17:32, ngày 12 tháng 2 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Yêu cầu sửa đổi trang bị khóa ngày 21 tháng 8 năm 2018[sửa mã nguồn]

Bổ sung thêm số lính QLVNCH bị thương tích. Tóm tắt nguyên nhân thất bại của QĐNDVN. Tóm tắt tình hình cụ thể 2 bên trong chiến trường Thị xã QT khi phía QĐNDVN rút. 117.2.128.160 (thảo luận) 06:29, ngày 21 tháng 8 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Bộ đội chính quy miền Bắc Việt Nam tham gia trận này .[sửa mã nguồn]

Bộ đội chính quy miền Bắc tham gia chủ yếu trận này : Sao vàng ... 2405:4803:D3DC:2330:9BA:7D6A:42E7:8382 (thảo luận) 07:36, ngày 10 tháng 1 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Quá đề cao phe csbv[sửa mã nguồn]

Quá đề cao phe csbv 115.73.216.186 (thảo luận) 11:37, ngày 18 tháng 5 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Tên gọi "Cộng sản Bắc Việt" không trung lập[sửa mã nguồn]

Đề nghị sửa lại phần "Description", do cụm từ được sử dụng để chỉ Quân đội nhân dân Việt Nam, "quân cộng sản Bắc Việt" không phải là tên chính thức, mà là tên gọi được dùng bởi chế độ Việt Nam Cộng Hòa, và do đó việc sử dụng như trên làm mất đi tính trung lập của bài viết. – NichikaMizuki142 (thảo luận) 15:41, ngày 28 tháng 7 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Đồng ý – 113.185.45.227 (thảo luận) 04:14, ngày 18 tháng 11 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Từ chối Ko có từ thiếu trung lập "quân cộng sản Bắc Việt" hoặc "cộng sản Bắc Việt". –  𝕭𝖚𝖘𝖙𝖆 𝕾𝖙𝖗𝖆𝖎𝖌𝖍𝖙 𝕭𝖚𝖘𝖙𝖆  REPLY 15:21, ngày 18 tháng 11 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Thương vong trong wikibox thiếu tính trung lập[sửa mã nguồn]

Số liệu thương vong của hai bên vẫn đang gây tranh cãi và có nhiều nguồn khác nhau. Cần đa dạng hóa nguồn số liệu thương vong. – Baophan122 (thảo luận) 05:39, ngày 23 tháng 1 năm 2023 (UTC)[trả lời]