Thảo luận Cổng thông tin:Triết học

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tôi rất muốn tham gia vao trang này, bởi từng học chuyên khoa Triết học ở "Tây", hiện lại tham gia đào tạo cử nhân Triết học ở "ta". Song quá vụng dại về kỹ thuật sử dụng Wikipedia. Các đồng nghiệp còn tệ hơn; không biết gì về mạng này.
Tôi cũng rất muốn góp ý kiến vào cây chương trình Triết học ở trang chính. Bởi có cảm nhận rằng nó được xây dựng, lắp ghép chưa mạch lạc lắm, chưa bài bản về phương diện chuyên ngành. Nhưng vừa viết đã bị cảnh báo phạm quy. Không biết Wiki có chỉ dẫn để được tham gia tích cực hay không?

Nguyễn Văn Đại 13:41, ngày 20 tháng 1 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Rất mong bạn tham gia viết các bài về triết học, thể loại này hiện quá ít bài. Bạn xem qua Thể loại:Triết học thì sẽ thấy.
Chuyện các sửa đổi của bạn tại trang này bị hồi sửa chắc là vì bạn đã làm hỏng một số định dạng, và do outline của trang bạn tạo không hợp với truyền thống các trang chính khác. Bạn có thể tham khảo en:Portal:Philosophy, de:Portal:Philosophie hoặc Wikipedia:Trang chính Vật lý để xem những nội dung gì thường có mặt ở các trang chính. Tuy nhiên, theo tôi, hiện giờ bạn chưa cần phải quan tâm nhiều đến trang này. Khi nào số lượng các bài và nội dung về triết học tại đây đã trở nên đáng kể thì trang chính này mới thực sự hữu dụng. Còn hiện giờ, cá nhân tôi nghĩ rằng một trang chính không link được đến các bài chi tiết thì công phu cũng chẳng để làm gì.
Tôi rất mừng là giờ đã có người chuyên ngành triết học tham gia Wiki. Nếu bạn có thời gian để viết bài và xem qua các bài hiện có để góp ý về từ chuyên ngành và nội dung thì tốt quá. Tmct 15:40, ngày 20 tháng 1 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Còn về ý kiến của bạn về các nội dung cần có tại trang này thì mời bạn viết các ý kiến đó tại đây. Chúng ta sẽ cùng thảo luận. Tmct 15:45, ngày 20 tháng 1 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Cây chương trình như trang của chúng ta có thể làm khó khăn cho không những sinh viên không chuyên triết, mà cả sinh viên chuyên triết nữa. Nên chăng ta cứ để một cây như chương trình đào tạo triết học từ cử nhân trở lên? Về những đánh giá, nhận xét các trường phái, các luận điểm... thì có thể tùy người viết. Chẳng hạn như về thân thế, sự nghiệp Platon chẳng hạn, các tác giả VN và nước ngoài đều nói giống nhau (sao mà khác được?), chỉ có phần đánh giá, liên hệ với thời cuộc... là khác nhau thôi.
Nếu được như vậy, xin đưa ra cây chương trình đang dùng ở các Trường Đại học, các Học viện như sau:
  1. Tổng quan Triết học.
    1. Khái niệm triết học.
    2. Đối tượng nghiên cứu.
    3. Vấn đề cơ bản của triết học.
      1. Chủ nghĩa duy vậtchủ nghĩa duy tâm.
      2. Thuyết bất khả tri (hay thuyết không thể biết).
    4. Các phương pháp nghiên cứu.
      1. Phương pháp biện chứng.
      2. Phương pháp siêu hình.
    5. Vai trò của triết học.
      1. Vai trò thế giới quan.
      2. Vai trò phương pháp luận.
  2. Các trường phái triết học.
    1. Triết học Mác-Lênin (vài nhà nghiên cứu kỳ cựu ở nước ta đề nghị xác định lại tên gọi là triết học mác xít, nhưng đó là các vị "thất sủng", "không chính thống").
      1. Chủ nghĩa duy vật biện chứng.
      2. Phép biện chứng duy vật.
      3. Lý luận nhận thức.
      4. Chủ nghĩa duy vật lịch sử.
    2. Chủ nghĩa thực chứng.
      1. Khái quát.
      2. Chủ nghĩa thực chứng lôgic-Carnap R.
      3. Các trường phái triết học khoa học- Popper K.R, Kuhn T., Lacatos...
    3. Chủ nghĩa hiện sinh.
      1. Khái quát.
      2. Các đại biểu chính: Haidecghe, Sartre J.P., Macxen...
    4. Chủ nghĩa Freud.
      1. Freud và học thuyết Freud.
      2. Các môn đồ của Freud.
    5. Chủ nghĩa Tômát mới.
    6. Chủ nghĩa thực dụng.
      1. Khái quát.
      2. Đại biểu: Piêcxơ, Giêmxơ, Điuây...
  3. Các xu hướng triết học
    1. Nhân loại học Nietzche.
    2. Triết học chính trị.
    3. Triết học pháp quyền.
    4. Triết học xã hội.
    5. Triết học lịch sử.
    6. Triết học văn hóa.
    7. Triết học toán, Triết học hóa, Triết học sinh.
    8. Triết học tôn giáo.
    9. Triết học ngôn ngữ.
  4. Lịch sử triết học
    1. Lịch sử triết học phương Đông.
      1. Lịch sử triết học Ấn Độ.
        1. Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm.
        2. Các trường phái Triết học lớn.
          1. Sàmkhya.
          2. Mimànsà.
          3. Vêdànta.
          4. Yôga.
          5. Nyàya- Vai'sêsika.
          6. Jaina.
          7. Lokàyata.
          8. Phật giáo- (Buddha).
      2. Lịch sử triết học Trung Quốc.
        1. Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm chung.
        2. Một số học thuyết tiêu biểu.
          1. Âm Dương- Ngũ Hành.
          2. Nho gia với Khổng tử, Mạnh tử, Tuân tử.
          3. Mặc giaMặc tử.
          4. Đạo gia với Lão tử, Trang tử.
          5. Pháp giaHàn Phi tử.
      3. Lịch sử tư tưởng triết học Viêt Nam.
    2. Lịch sử triết học phương Tây.
      1. Triết học Hy Lạp- La Mã cổ đại.
        1. Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm của triết học Hy Lạp- La Mã cổ đại.
        2. Một số triết gia tiêu biểu: Hêraclít, Đêmôcrít, Sôcrát, Platôn, Arítstốt, Êpiquya...
      2. Triết học Trung cổ.
        1. Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm của Triết học Trung cổ.
        2. Một số đại biểu: Augutstinus, Thomas Aquinas, Meister Eckhart, Cusanus, Ficino, Erasmus.
      3. Triết học Phục HưngTriết học Cận đại.
        1. Hoàn cảnh ra đời và những đặc điểm chính của Triết học Phục Hưng.
        2. Một số đại biểu: Boccsiô, Alberti...
        3. Hoàn cảnh ra đời và những đặc điểm chính của Triết học Cận đại- thế kỷ XVII-XVIII.
        4. Một số đại biểu: Phranxi Bêcơn, Tômát Hốpxơ, Rơne Đêcactơ, Leinizz, Spinoza, Jon Loccơ, Gioocgiơ Becơly, Đavit Hium,...
      4. Triết học duy vật Pháp thế kỷ XVIII.
        1. Hoàn cảnh ra đời và những đặc điểm chính.
        2. Các đại biểu: Lamettri, Diđrô, Hônbách...
      5. Triết học thế kỷ XIX và thế kỷ XX.
        1. Hoàn cảnh lịch sử.
        2. Các trường phái triết học và các đại biểu.
          1. Triết học cổ điển Đức- thế kỷ XIX: E.Kant, Selling, Hegel
  5. Các khoa học triết học.
    1. Lôgic học hình thức (Gồm nhiều ngành lôgic khác nhau: lôgic cổ điển của Aristoteles, lôgic tình thái, lôgic quy nạp, lôgic diễn dịch, lôgic toán...)
    2. Lôgic biện chứng (Được xây dựng hoàn chình bởi Hegel, các môn đồ của chủ nghĩa Mác diễn dịch lại theo quan điểm duy vật).
    3. Luân lý học (Giáo trình của các trường Đại học và Cao đẳng ở Việt Nam đều là Đạo đức học. Nếu có dịp xin sẽ giải trình tại sao lại là Đạo đức học chứ không là Luân lý học, mặc dầu nghĩa gần giống nhau).
    4. Mỹ học.
    5. Tôn giáo học (chục năm trở về trước, dưới chính thể hiện tại ở VN, môn này gọi là Chủ nghĩa vô thần khoa học)
    6. Môi trường và phát triển.


Nguyễn Văn Đại 21:51, ngày 21 tháng 1 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Bổ sung chút ít về cây chương trình Triết học[sửa mã nguồn]

Về cây chương trình tôi đã phác thảo ở trang chính không có gì mới cả.Các cơ sở đào tạo cử nhân Triết học (chuyên như Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, không chuyên như Đại học Sư phạm...), các cơ sở đào tạo sau Đại học như Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia, Học viện Chính trị Quốc gia... đều có các nội dung đó. Riêng phần 3: Các xu hướng triết học thì chưa có các môn (tương đương với các học phần) như: Triết học chính trị, Triết học pháp quyền, Triết học xã hội, Triết học văn hóa, Triết học ngôn ngữ.

Nếu các thành viên sưu tập, biên dịch thêm cho một số tài liệu về các môn nói trên, kèm theo các tài liệu hình ảnh nữa thì rất bổ ích cho những ai yêu thích Triết học, lượng độc giả ghé vào trang hẳn sẽ đông thêm nhiều.

Nguyễn Văn Đại 20:05, ngày 22 tháng 1 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Tôi hoàn toàn ủng hộ, trang chính triết học cần liệt kê tất cả các điểm trên. Mời bạn tiếp tục hoàn thiện cây chương trình Triết học. Khi nào hòm hòm, chúng ta sẽ chỉnh lại một chút để theo phong cách các trang chính khác, chẳng hạn không cần các tiểu mục "khái quát" vì thông tin khái quát về X đã có tại bài X rồi.
Về việc soạn và dịch các bài về triết học thì như tôi đã viết ở trên. Hiện tại ở Wiki, chắc bạn là thành viên đầu tiên là người trong ngành, nên tôi có ít hy vọng là các thành viên tích cực hiện có có thể hưởng ứng được. Thỉnh thoảng tôi cũng có dịch một chút, nhưng khả năng có hạn. Nếu bạn có thể rủ thêm người trong ngành Triết học tham gia thì tốt quá. Tmct 21:50, ngày 22 tháng 1 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Liên quan đến tên gọi Đạo đức họcLuân lý học[sửa mã nguồn]

Bạn Thành viên:Vương Ngân Hà có e rằng ý kiến đề xuất gọi tên môn khoa học về đạo đứcĐạo đức học, không phải là Luân lý học mang tính cá nhân. Vậy xin giải trình chút ít (thiết nghĩ đây cũng là việc phải làm trong khoa học triết học).
Thứ nhất, Đạo đức học đã là tên gọi chính thức môn học về đạo đức cho trình độ đại học trở lên suốt mấy chục năm qua ở VN. Các giáo trình dịch từ tiếng Nga, các giáo trình, giáo khoa (trong đó có cả giáo trình chuẩn Quốc gia nữa) biên soạn bởi các tác giả VN đều mang tên gọi này. Thêm vào đó là Đạo đức học có mã ngành đào tạo cũng rất lâu rồi, ít nhất cũng trước khi tôi là cử nhân Triết học (1989).
Thứ hai, bạn Thành viên:Vương Ngân Hà (tức anh Hường) có dẫn ra một câu chữ Hán, đại ý rằng Luân lý học cũng là khoa học Triết học(?), về chuyện này thì tôi gặp rắc rối lớn. Bởi tôi có học đại học bằng tiếng Nga, lõm bõm chút ít tiếng Anh buổi tối nhưng rất không tự tin, không dám giao tiếp với người nước ngoài bằng Anh Đại Lợi Ngữ, ai hỏi thì lưỡi cứng đơ như bó bột. Chữ Hán còn tệ hại hơn, từ điển cũng chẳng biết đường mà tra (mặc dù trong nhà luôn có các loại từ điển). Vậy xin liều giải nghĩa thế này:
Luân lý thường được dùng với cái rằng quan hệ (giữa người với người) nó phải thế. Triết tự ra thì trong từ này nghĩa là lý sự, lý lẽ, lý giải... Còn luân, với sự giải thích của các sách có liên quan đến Hán Nôm, ở đây nghĩa là thứ bậc, phép cư xử. Ngũ luân là năm quan hệ cơ bản trong luân thường. Chúng là các quan hệ vua- tôi, cha- con, chồng- vợ, anh- em, bằng- hữu. Luân lý đòi hỏi những ai được coi là tử tế, phải đạo tuân thủ. Nó là những khuôn mẫu, khuôn phép phải thực hiện, bất kể hiểu hay không hiểu, thích hay không thích. Luân lý có tính áp đặt cổ cho kim, trên cho dưới, già cho trẻ. Trong Luân lý thể hiện không rõ nét tinh thần dân chủ, nhân bản.
Nói Luân lý hay khoa học về Đạo đứckhoa học triết học cũng phải thôi, vì nó là khoa học nghiên cứu nhân sinh quan. Nó chẳng giống như Sức bền vật liệu, hay vật lý chất rắn v.v... Nhưng xét ra dùng tên gọi Đạo đức học thuận hơn. Nếu triết tự thì Đạo có nhiều nghĩa (Trương Lập Văn chủ biên cả một cuốn sách lớn, đã được dịch ra tiếng Việt: Đạo- Triết học phương Đông, Nxb. Khoa học xã hội, HN, 1998), nhưng nghĩa dùng ở đây là đường (trong chữ Đạobộ quai xước, biểu thị di chuyển, đi lại): con đường đời, con đường sống phải. Chữ Đạo cũng bao hàm tinh thần biện chứng hơn chữ luân lý. Luân lý xem ra cứng nhắc hơn.
Còn Đức là sao? Tác giả Thái Kim Lan hơn chục năm trước đây đã có lần giải thích trên tạp chí Triết học: Đức là cách thể hiện của Tâm... trong chữ Đức có chữ Nhân và chữ Tâm. Nhớ lại, người bình dân VN trước đây học viết chữ Đức thế này: "Chim chích (=bộ nhân đứng kép, chỉ con người về phương diện bản chất) mà đậu cành tre/ Thập trên, tứ dưới, nhất đè chữ tâm". Chữ Đức có nhiều cách giải nghĩa, nhưng cách giải nghĩa sau phù hợp với công việc của chúng ta: Con người ta, đối với cả bốn phương trời, mười phương đất, cũng chỉ đối xử bằng một tấm lòng như nhất thôi. Thế là người tốt, thế là người tử tế, thế là người "có đạo".
Có lẽ một trong những điểm khác cơ bản của luân lý với đạo đức là: luân lý chú ý nhiều hơn đến hình thức bên ngoài (nói tương đối thôi), trong khi đó đạo đức chú trọng hơn đến nội dung bên trong. Theo đạo nho, người có đạo đức phải là người đối xử với mình thế nào thì đối xử với người cũng vậy. "Kỉ sở dục nhi lập nhân" =phàm mình muốn cái gì thì làm cho người được cái đó (Luận ngữ, thiên Ung dã) . "Kỉ sở bất dục, vật thi ư nhân" =cái gì mình không muốn, đừng bắt người phải chịu (Luận ngữ, thiên Nhan Uyên). Đó, theo Tăng tử, là cái cốt lõi của học thuyết Khổng tử.
Tinh thần trên cho thấy, dường như Luân lý còn là bước chuyển giữa pháp luậtĐạo đức. Gọi là Đạo đức học phù hợp hơn vì nó chú trọng đến lương tâm, đến lòng dạ con người là chính. Còn Luân lý trong khi ấy lại nghiêng về mặt chấp hành bên ngoài, mang tính hình thức nhiều hơn. Tất nhiên giữa chúng chỉ có ranh giới mờ. Cố tách ra để nhận thức thôi, và sự tách bạch như thế này biết đâu lại như người Đức nói: "mọi sự so sánh chỉ là khập khiễng"?.
Thôi, xin phép, ngồi ôm máy quá lâu rồi. Nhàn đàm một chút. Nếu có điều kiện mà tri âm, tri diện, lại tri cả tâm nữa thì cuộc trò chuyện còn hào hứng hơn nhiều.

Cám ơn mọi người đã đọc những lý sự rắc rối, đau đầu này.

21:55, ngày 22 tháng 1 năm 2007 (UTC)

Nguyễn Văn Đại 05:31, ngày 23 tháng 1 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Tôi là người không rành về triết học, cho dù có được học đi học lại vài lần khi lấy các bằng đại học khác nhau. Ở đây tôi chỉ góp thêm một vài ý kiến về các cách kiến giải các chữ Hán-Việt mà Hán-Việt Thiều Chửu giải nghĩa:
倫 (bính âm: lún, wō, wǒ giản thể: 伦) - Luân
  1. Thường. Như luân lý 倫理 cái đạo thường người ta phải noi theo.
  2. Loài, bực. Như siêu quần tuyệt luân 超羣絕倫 tài giỏi hơn cả các bực.
理 (bính âm: lǐ, yá) -
  1. Sửa ngọc, làm ngọc.
  2. Sửa sang, trị. Như lí sự 理事 làm việc, chỉnh lý 整理 sắp đặt, tu lí 修理 sửa sang, v.v.
  3. Tấu nhạc, cử nhạc. Nguyễn Trãi 阮廌: Ấn kỉ phần hương lý ngọc cầm 隱几焚香理玉琴 (Tức hứng 即興) Dựa ghế, đốt hương, gảy đàn ngọc.
  4. Điều lí 條理, phàm cái gì có trước có sau có gốc có ngọn không loạn thứ tự đều gọi là điều lí. Điều 條 là nói cái lớn, lí 理 là nói cái nhỏ. Như sự lí 事理, văn lí 文理 đều một nghĩa ấy cả.
  5. Đạo lí 道理, nói về sự nên làm gọi là đạo 道, nói về cái lẽ sao mà phải làm gọi là lí 理. Lí tức là cái đạo tự nhiên vậy.
  6. Thớ. Như thấu lí 腠理 mang thớ da dẻ. Xem chữ thấu 腠.
  7. Đời xưa gọi quan án là lí, cho nên tòa án thượng thẩm bây giờ gọi là đại lí viện 大理院.
  8. Ôn tập, đem cái nghe biết trước mà dung nạp với cái mới hiểu cho chỉnh tề gọi là lí.
  9. Cùng ứng đáp không trả lời lại, tục gọi là bất lí 不理, nghe tiếng lọt vào lòng thông hiểu được gọi là lí hội 理會.
  10. Lí học, nghiên cứu về môn học thân tâm tinh mệnh gọi là lý học 理學 hay đạo học 道學. Môn triết học 哲學 bây giờ cũng gọi là lí học 理學.
  11. Lí khoa 理科 một khoa học nghiên cứu về tính vật. Như vật lí học 物理學, hóa học 化學, v.v.
  12. Lí chướng 理障 chữ nhà Phật, không rõ lẽ đúng thực, bị ý thức nó chướng ngại.
道 (bính âm: dǎo, dào) - Đạo, đáo
  1. Đường cái thẳng.
  2. Đạo lý, là một cái lẽ nhất định ai cũng phải noi đấy mà theo. Như nhân đạo chủ nghĩa 人道主義 cái chủ nghĩa về đạo người, vương đạo 王道 đạo lý của vương giả, bá đạo 霸道 đạo lý của bá giả (nhân nghĩa giả), các nhà tôn giáo đem các lẽ hay trong tôn giáo mình nói cho người biết mà theo gọi là truyền đạo 傳道.
  3. Đạo nhãn 道眼 thấy tỏ đạo mầu.
  4. Đạo tràng 道場 nơi tu đạo, nơi tu đắc đạo, nơi làm lễ cầu cúng.
  5. Đạo giáo. Tôn giáo thờ ông Lão Tử 老子 làm tiên sư gọi là đạo giáo 道教.
  6. Đạo, một tên riêng để chia khu vực trong nước, nhà Đường 唐 chia thiên hạ làm mười đạo, cũng như bây giờ chia ra từng tỉnh vậy.
  7. Chỉ dẫn, cùng nghĩa như chữ 導.
  8. Một âm là đáo. Nói, nói rõ nguyên uỷ sự gì gọi là đáo. Như tòng thực đáo lai 從實道來 cứ thực kể ra. Nghe lời nói mà hiểu thấu hết gọi là tri đáo 知道.
德 (bính âm: dé) - Đức
  1. Đạo đức. Cái đạo để lập thân gọi là đức. Như đức hạnh 德行, đức tính 德性, v.v.
  2. Thiện. Làm thiện cảm hóa tới người gọi là đức chính 德政, đức hóa 德化.
  3. Ơn. Như túy tửu bão đức 醉酒飽德 ơn cho no say rồi, vì thế nên cảm ơn cũng gọi là đức.
  4. Cái khí tốt (vượng) trong bốn mùa. Như mùa xuân gọi là thịnh đức tại mộc 盛德在木, mùa hè gọi là thịnh đức tại hỏa 盛德在火, v.v. Tên nước Đức-ý-chí 德意志 thường gọi tắt là nước Đức.

Vương Ngân Hà 02:46, ngày 24 tháng 1 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Sách Đại Nam Quốc âm tự vị mà tôi tham khảo tại nhà một đồng nghiệp từ năm 1989 (sách đã xuất bản quá lâu, đã đọc quá lâu nên không nhớ rõ tác giả, năm xuất bản, Nhà xuất bản...) và Từ điển Hán- Việt hiện đại (do nhóm Khổng Đức- Long Cương- Đạt Sĩ biên soạn, Nxb. Thống kê, 2005) cũng đưa ra cách giải tự tương đương.
Các sách học tiếng Hán phổ thông mà tôi có được không giải nghĩa thấu đáo đến vậy.
Cám ơn sự bổ cứu.

Nguyễn Văn Đại 16:54, ngày 24 tháng 1 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Ở phần này tôi đang gặp rắc rối lớn. Vì hiện tại trong các trường Đại học mới chỉ đang giảng dạy Lôgíc hình thức (thực chất là Lôgíc cổ điển của Aritstoteles). Một số trường Đại học kỹ thuật có giảng dạy Lôgíc toán. Nội dung cơ bản của Lôgíc cổ điển nhìn chung thống nhất, chỉ khác nhau cách trình bày và các thí dụ cho phù hợp với ngành nghề đào tạo. Điều đó có thể tiếp tục cung cấp vào trang chính Triết học này.
Với Tôn giáo học tình hình chung cũng như vậy, có khác chăng là các tác giả luôn luôn khẳng định phương pháp luận là do triết học Mác-Lênin cung cấp. Xin chúng ta khoan vội nghĩ đó là không khách quan. Mới rồi ở Sinhgapo và Mã Lai, các hướng dẫn viên du lịch cũng giải thích về văn hóa đền chùa giống chúng ta thôi. Chỉ có một cuốn sách rất mới mà tôi biết của một tác giả ở Viện Triết học không nói động chạm gì về vai trò của triết học Mác-Lênin với Tôn giáo học do ông nghiên cứu.
Về Mỹ học, hơn một chục năm nay các trường Đại học ào ạt ra các giáo trình riêng. Ở các giáo trình đó có nhiều điểm tương đồng, khác nhau chủ yếu là cách giải thích, minh họa. Mỗi sách do đối tượng đào tạo và do sở trường của người viết mà triển khai sâu một vài khía cạnh nào đó.
Tình hình với Đạo đức học cũng tương tự.
Với hai môn khoa học triết học nói trên tôi có trong tay hầu hết các giáo trình của các tác giả trong nước. Có dịp sẽ giới thiệu tổng hợp tất cả các nội dung trong các sách đó.
Còn "hàm lượng" triết học trong môn học Môi trường và phát triển ở chúng ta hiện nay còn rất hạn chế. Gọi là giữ vai trò phương pháp luận với thế giới quan cho vấn đề môi trường sinh thái thì cũng ngượng.
Phần 5. này có lẽ nên triển khai ở một nhánh riêng?

Nguyễn Văn Đại 19:04, ngày 24 tháng 1 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Nội dung tại vị trí này đã được chuyển vào bài Triết học Việt Nam. Tmct 23:03, ngày 30 tháng 1 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Nguyễn Văn Đại 16:17, ngày 28 tháng 1 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Bạn có thể viết bài Triết học Việt Nam với nội dung trên, nếu có thêm danh sách tài liệu tham khảo thì tuyệt. Tmct 19:07, ngày 28 tháng 1 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Hồi đáp[sửa mã nguồn]

danh sách tham khảo tại đây đã được chuyển vào Triết học Việt Nam#Tham khảo. Tmct 23:04, ngày 30 tháng 1 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Nguyễn Văn Đại 09:58, ngày 29 tháng 1 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Nếu bạn không phản đối, tôi sẽ chuyển các nội dung trên sang các trang Triết học Việt NamThảo luận:Triết học Việt Nam. Tmct 10:28, ngày 29 tháng 1 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Đồng ý[sửa mã nguồn]

Các bạn quản lý cứ xếp đặt cho ngăn nắp thôi, sao cho mọi người tham gia dễ dàng, vui vẻ là được mà.

Nguyễn Văn Đại 00:07, ngày 30 tháng 1 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Xin trợ giúp[sửa mã nguồn]

Nhờ các bạn quản lý mạng loại bỏ giúp bài mình đã viết nhưng không đúng hệ chữ, ở trang Triết học Việt Nam, nó đã được viết lại ở phần Thảo luận: Triết học Việt Nam rồi. Mình không dám tự xóa, e phạm quy.

Nhân đây xin hỏi sao ta không đưa cái "khái niệm" hay gì đó Triết học Việt Nam ra ngoài để dễ tra cứu?

Nếu bố trí được, nhờ các bạn biên tập, chỉnh sửa định dạng giúp cho các bài viết của mình.

58.187.106.121 22:53, ngày 30 tháng 1 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Ý bạn muốn hỏi về chuyện tạo bài Triết học Việt Nam? Tôi đã chuyển nội dung vào bài. Mời bạn tiếp tục soạn và sửa tại đó. Sau này bạn cứ tùy ý tạo bài mới cho các khái niệm khác.
Về nội dung không dùng đúng hệ chữ, có người đã chuyển giúp bạn sang Unicode. Tôi sẽ xóa phần lưu trữ cũ. Tmct 23:19, ngày 30 tháng 1 năm 2007 (UTC)[trả lời]