Thesiaceae

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thesiaceae
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Core eudicots
Bộ (ordo)Santalales
Họ (familia)Thesiaceae
Vest, 1818.
Các chi
Xem văn bản.

Họ Thesiaceae Vest, 1818 là một họ thực vật hạt kín trong bộ Santalales. Họ này không được hệ thống APG III năm 2009 (không đổi so với hệ thống APG II năm 2003 và hệ thống APG năm 1998) công nhận mà chỉ coi là một phần trong họ Santalaceae s. l., nhưng được đề cập trong website của APG như là nhóm Thesieae Meisner[1].

Phân loại[sửa | sửa mã nguồn]

Họ này khi được công nhận sẽ bao gồm 5 chi với khoảng 345[1] - 348 loài[2]:

Đặc điểm[sửa | sửa mã nguồn]

Họ này chứa các loài cây thân thảo hay cây bụi sống lâu năm, ký sinh rễ với các lá mọc so le hay mọc đối. Các loài cây này có hoa lưỡng tính hay đơn tính (khi đó là đơn tính khác gốc) với các kiểu cụm hoa khác nhau. Đài phụ có thể có và trong một vài trường hợp thì phát triển thành các thùy lá đài thật sự, chẳng hạn như ở các chi Buckleya, Osyridocarpos và loài Thesium libericum Hepper & Keay, 1956. Có 4 hay 5 cánh hoa có thể tạo thành một ống tràng hoặc có thể không, và có số lượng nhị hoa tương đương. Các lông tơ đối diện với nhị hiện diện trên các cánh hoa của những hoa lưỡng tính hoặc hoa đực (không có ở chi Buckleya). Vào khi phát triển quả thì túi phôi mở rộng vượt quá noãn hay thực giá noãn. Quả của Buckleya, OsyridicarposKunkeliellaquả hạch (giả quả hạch) trong khi ở Thesium là các quả kiên nhỏ. Cuống quả phồng lên ở một số loài Thesium, có chức năng như là bộ phận chứa nhiều dầu để hấp dẫn kiến.

Phát sinh chủng loài[sửa | sửa mã nguồn]

Mối quan hệ chị em của chi Buckleya với phần còn lại của họ này chỉ được chứng minh gần đây bằng việc sử dụng các phương pháp phân tử[3]. Các chi OsyridicarposThesidium là đặc hữu Nam Phi trong khi chi Thesium có sự đa dạng loài lớn nhất cũng ở đây. Phát sinh chủng loài phân tử sử dụng ITS nhân[4] không hỗ trợ việc công nhận các chi tách biệt Austroamericium HendrychChrysothesium (Jaub. & Spach) Hendrych (hiện tại chúng được coi là một phần của chi Thesium) nhưng chỉ ra tính khác biệt di truyền của Thesium mauritanicum Batt. (miền bắc châu Phi) và T. lineatum L. f. (Nam Phi). Như thế cần có thêm nghiên cứu để xác định chính xác hơn lịch sử phát sinh chủng loài của các đơn vị phân loại này và tương ứng là định nghĩa của các chi đó. Các loài tại Nam Mỹ và Malagasy (Madagascar) của chi Thesium dường như là di thực gần đây thông qua phát tán khoảng cách xa, chứ không phải là sự cô lập trong phân bố địa lý. Ngược lại, dường như là chi Buckleya là một chi cổ xưa, đã phân kỳ ra khỏi Pyrularia (xem họ Cervantesiaceae) vào khoảng 80 triệu năm trước[5]. Sự tồn tại của chi này tại miền đông Bắc MỹĐông Á hỗ trợ kịch bản phân bố địa lý cô lập. Do chi Osyridicarpos và loài Thesium lineatum là các đơn vị kế tiếp đã phân kỳ trong nhánh này, và do chúng đều là đặc hữu Nam Phi, nên sự di chuyển của tổ tiên này từ châu Á sang châu Phi dường như là đã diễn ra. Sự phân nhánh to lớn kế tiếp sau đó đã xảy ra trong chi Thesium, tạo ra số lượng loài lớn nhất so với bất kỳ chi nào trong bộ Santalales.

Cây phát sinh chủng loài dưới đây lấy theo Der J. P. & Nickrent D. L., 2008[3].

Thesiaceae 

Thesidium

Kunkeliella

Thesium

Osyridocarpos

Buckleya

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Santalaceae trên website của APG. Tra cứu 17-1-2011.
  2. ^ Daniel L. Nickrent, Valéry Malécot, Romina Vidal-Russell & Joshua P. Der, 2010, A revised classification of Santalales Lưu trữ 2011-10-03 tại Wayback Machine, Taxon 59(2) 4-2010: 538-558.
  3. ^ a b c d Der J. P. & Nickrent D. L., 2008. A molecular phylogeny of Santalaceae (Santalales) Lưu trữ 2013-02-01 tại Wayback Machine, Syst. Bot. 33: 107-116.
  4. ^ Nickrent D. L., García M. A. & Mucina L. 2008. A phylogeny of Thesium (Santalaceae) using nuclear ribosomal ITS sequences. Abstract 239, Botany 2008, Đại học British Columbia, Vancouver B.C.
  5. ^ Vidal-Russell R. & Nickrent D.L. 2008. The first mistletoes: Origins of aerial parasitism in Santalales Lưu trữ 2011-05-15 tại Wayback Machine, Molec. Phylog. Evol. 47(2008): 523-527.