Tràm lá dài

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Melaleuca leucadendra
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Rosids
Bộ (ordo)Myrtales
Họ (familia)Myrtaceae
Chi (genus)Melaleuca
Loài (species)M. leucadendra
Danh pháp hai phần
Melaleuca leucadendra
(L.) L.
Danh pháp đồng nghĩa
Melaleuca leucadendron

Tràm lá dài hay tràm lá hẹp(danh pháp hai phần: Melaleuca leucadendra L.) là cây thuộc chi Tràm (Melaleuca) của họ Đào kim nương (Myrtaceae). Loài này được Carl von Linné miêu tả khoa học đầu tiên năm 1767.[1]

Nhận dạng[sửa | sửa mã nguồn]

Cây này tương tự như cây Melaleuca quinquenervia vì có vỏ mềm xốp, tuy nhiên, tán lá của M. leucadendra xanh sáng hơn và có cách mọc hơi rũ cành.[2] Cây tràm lá dài to, cao 4–5 m, vỏ cây nứt ra từng miếng mảng. Lá tràm thơm. Hoa có màu trắng, quả nhỏ không có cọng.

Phân bố[sửa | sửa mã nguồn]

Cây tràm lá dài phân bố ở các nước thuộc khu vực Đông Nam Á, khu vực phía bắc của Úc (Lãnh thổ Bắc Úc, Tây Úc, Queensland) và ở các đảo Solomon.[2]

Sử dụng[sửa | sửa mã nguồn]

Cây tràm được dùng làm củi, cừ tràm trong xây dựng. Vỏ tràm dùng để trám ghe, thùng.

Trong lá và cành non của cây tràm có tinh dầu tràm có tính sát trùng dùng để xức trị bệnh hô hấp. Tinh dầu tràm có tác dụng thay đổi sự bài tiết của khí quản và làm lỏng đờm.

Hình ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ The Plant List (2010). Melaleuca leucadendra. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2013.
  2. ^ a b “Burke's Backyard Archives 1998 - Weeping Paperbark”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 9 năm 2009. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2007.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]