Trần Cương

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Trần Cương
陈刚
Trần Cương, 2019.
Chức vụ
Nhiệm kỳ3 tháng 1 năm 2023 – nay
1 năm, 116 ngày
Tổng Bí thưTập Cận Bình
Tiền nhiệmTín Trường Tinh
Kế nhiệmđương nhiệm
Vị tríThanh Hải
Bí thư thứ nhất
Tổng Công hội Trung Quốc
Nhiệm kỳ5 tháng 2 năm 2021 – nay
3 năm, 83 ngày
Tiền nhiệmLý Ngọc Phú
Kế nhiệmđương nhiệm
Nhiệm kỳ24 tháng 10 năm 2017 – nay
6 năm, 187 ngày
Dự khuyết khóa XIX
Tổng Bí thưTập Cận Bình
Kế nhiệmđương nhiệm
Thông tin chung
Quốc tịch Trung Quốc
Sinh1 tháng 5, 1961 (62 tuổi)
Cao Bưu, Dương Châu, Giang Tô, Trung Quốc
Nghề nghiệpChuyên gia Hóa học
Chính trị gia
Dân tộcHán
Tôn giáoKhông
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc
Học vấnGiáo sư, Tiến sĩ Hóa học
Trường lớpĐại học Dương Châu
Đại học Công nghiệp Cáp Nhĩ Tân
Đại học Bắc Kinh
Trường Đảng Trung ương
WebsiteLý lịch Trần Cương

Trần Cương (tiếng Trung giản thể: 陈刚, bính âm Hán ngữ: Chén Gāng, sinh tháng 4 năm 1965, người Hán) là chuyên gia hóa học, chính trị gia nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.[1] Ông là Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XX, Ủy viên dự khuyết khóa XIX, hiện là Bí thư Đảng tổ, Phó Chủ tịch, Bí thư thứ nhất Ban Bí thư Tổng Công hội Toàn quốc Trung Quốc. Ông nguyên là Phó Bí thư chuyên chức, Phó Tỉnh trưởng Hà Bắc, Bí thư Đảng ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Quản lý Tân khu Hùng An; Thường vụ Tỉnh ủy Quý Châu, Bí thư Thành ủy Quý Dương; Thường vụ Thành ủy Bắc Kinh.

Trần Cương là đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc, học vị Cử nhân Hóa học, Thạc sĩ Vật liệu cao phân tử, Tiến sĩ Hóa học vô cơ, chức danh Cao cấp công trình sư cấp Giáo sư ngành Hóa học. Ông có sự nghiệp từng công tác ở các khối cơ quan nhà nước, đoàn thể nhân dân cho đến doanh nghiệp nhà nước.

Xuất thân và giáo dục[sửa | sửa mã nguồn]

Trần Cương sinh tháng 4 năm 1965 tại huyện Cao Bưu, nay là thành phố cấp huyện Cao Bưu, thuộc địa cấp thị Dương Châu, tỉnh Giang Tô, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ông lớn lên và tốt nghiệp phổ thông ở Cao Bưu, thi đỗ Học viện Sư phạm Dương Châu (扬州师范学院, nay là Đại học Dương Châu), nhập học Khoa Hóa học từ tháng 9 năm 1980, khi 15 tuổi, tốt nghiệp Cử nhân Hóa học vào tháng 9 năm 1984. Ngay sau đó, ông thi đỗ cao học và tới thủ phủ Cáp Nhĩ Tân của Hắc Long GiangĐông Bắc Trung Quốc để theo học Khoa Ứng dụng hóa học của Đại học Công nghiệp Cáp Nhĩ Tân, nhận bằng Thạc sĩ Vật liệu cao phân tử (polymer) vào tháng 9 năm 1987. Sau Cáp Nhĩ Tân, Trần Cương tới thủ đô Bắc Kinh, là nghiên cứu sinh tại Đại học Bắc Kinh, bảo vệ thành công luận án tiến sĩ và trở thành Tiến sĩ Hóa học vô cơ vào tháng 8 năm 1990, khi 25 tuổi, rồi được phong chức danh Cao cấp công trình sư cấp Giáo sư ngành Hóa học trong những năm nghiên cứu khoa học tiếp theo. Trần Cương được kết nạp Đảng Cộng sản Trung Quốc vào tháng 12 năm 1986 tại Đại học Công nghiệp Cáp Nhĩ Tân, từng tham gia khóa thứ nhất bồi dưỡng cán bộ trung, thanh niên giai đoạn tháng 3–7 năm 2009 tại Trường Đảng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.[2]

Sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Các giai đoạn[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 8 năm 1990, sau khi trở thành Tiến sĩ Hóa học, Trần Cương bắt đầu sự nghiệp của mình khi được tuyển dụng vào làm việc ở Sở nghiên cứu Pha lê (thủy tinh) Bắc Kinh (北京玻璃研究所), một trung tâm nghiên cứu thuộc doanh nghiệp nhà nước là Công ty trách nhiệm hữu hạn Tập đoàn Nhất Khinh Bắc Kinh (Beijing Yiqing Holding Co., Ltd.), với vị trí công trình sư của Phòng Tinh thể, rồi Phó Chủ nhiệm của phòng này sau đó. Tháng 5 năm 1994, ông được thăng chức làm Phó Sở trưởng, chuyển chức làm Phó Viện trưởng khi sở được cải tổ lại thành Viện nghiên cứu Pha lê, đồng thời nhậm chức Phó Tổng giám đốc Nhất Khinh Bắc Kinh từ tháng 7 cùng năm.

Tháng 7 năm 2000, sau gần 10 năm công tác nghiên cứu ở khối doanh nghiệp nhà nước, Trần Cương được điều chuyển sang khối cơ quan nhà nước, điều chuyển tới Chính phủ Nhân dân thành phố Bắc Kinh, nhậm chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Thương mại đối ngoại của Bắc Kinh. Đến tháng 3 năm 2002, ông được chuyển sang khối đoàn thể nhân dân, nhậm chức Bí thư Đảng tổ, Chủ nhiệm chi nhánh Bắc Kinh của Ủy ban Xúc tiến thương mại quốc tế Trung Quốc. Một thời gian ngắn sau, tháng 1 năm 2003, Trần Cương tiếp tục được điều trở về khối nhà nước, tới quận nội thành Triều Dương, vào Ban Thường vụ Quận ủy nhậm chức Phó Bí thư Quận ủy, Quyền Quận trưởng Triều Dương, và quận trưởng chính thức từ tháng 1 năm 2004. Ông nhậm chức Bí thư Quận ủy Triều Dương từ tháng 10 năm 2006, có gần 10 năm lãnh đạo quận này tính đến 2012.[3]

Cấp phó tỉnh[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 7 năm 2012, Trần Cương được bầu vào Ban Thường vụ Thành ủy Bắc Kinh, miễn nhiệm chức vụ ở Triều Dương, bắt đầu vị trí mới cấp phó tỉnh, bộ. Tháng 6 năm 2013, ông được điều chuyển tới tỉnh Quý Châu, vào Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quý Châu, phân tới thủ phủ Quý Dương nhậm chức Bí thư Thành ủy Quý Dương,[4][5] giữ chức này cho đến giữa năm 2017, tròn một nhiệm kỳ. Tháng 5 năm 2017, Trần Cương được điều chuyển tới tỉnh Hà Bắc, vào Ban Thường vụ Tỉnh ủy, nhậm chức Bí thư Đảng ủy Tân khu Hùng An, Phó Bí thư Đảng tổ Chính phủ Nhân dân tỉnh Hà Bắc;[6] rồi Bí thư Đảng Công ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Quản lý Tân khu Hùng An,[7] được giới thiệu và được bầu làm Phó Tỉnh trưởng Hà Bắc từ tháng 8 năm 2017. Ông cũng kiêm nhiệm thêm vị trí Chủ nhiệm Văn phòng công tác Tân khu Hùng An của Tỉnh ủy Hà Bắc, Chủ nhiệm Văn phòng Tiểu tổ lãnh đạo công tác xây dựng quy hoạch Tân khu Hùng An Hà Bắc, lãnh đạo toàn diện tân khu mới được thành lập năm 2017 này của Trung Quốc. Tháng 10 năm 2017, ông tham gia đại hội đại biểu toàn quốc,[8][9][10] được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 19.[11][12][13] Ông được chuyển chức sang làm Phó Bí thư chuyên chức Tỉnh ủy Hà Bắc từ ngày 15 tháng 10 năm 2020, rồi được miễn nhiệm các vị trí ở Hà Bắc vào cuối năm, bắt đầu giai đoạn mới của sự nghiệp.[14]

Tổng Công hội[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 27 tháng 12 năm 2020, Trần Cương được điều chuyển tới khối đoàn thể nhân dân, nhậm chức Bí thư Đảng tổ Tổng Công hội Toàn quốc Trung Hoa,[15] được bầu làm Phó Chủ tịch, Bí thư thứ nhất Ban Bí thư của Tổng Công hội Trung Quốc khóa XVII, cấp bộ trưởng, phối hợp lãnh đạo cơ quan này với Chủ tịch Vương Đông Minh.[16][17][18] Bên cạnh đó, ông giữ các chức danh khác là Ủy viên Ủy ban Chỉ đạo xây dựng văn minh tinh thần Trung ương, Ủy viên Ủy ban Công tác biểu dương vinh dự và công trạng Đảng và Nhà nước Trung Quốc.[2][19] Cuối năm 2022, ông tham gia Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XX từ đoàn đại biểu khối cơ quan trung ương Đảng và Nhà nước.[20] Trong quá trình bầu cử tại đại hội,[21][22][23] ông được bầu là Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XX.[24][25]

Thanh Hải[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 3 tháng 1 năm 2023, Trần Cương được điều về tỉnh Thanh Hải, được Trung ương Đảng quyết định bổ nhiệm làm Bí thư Tỉnh ủy, lãnh đạo toàn diện tỉnh, kế nhiệm Tín Trường Tinh được điều tới Giang Tô.[26] Ông là Bí thư Tỉnh ủy trẻ nhất khi được bổ nhiệm, cùng với Bí thư Tỉnh ủy Thiểm Tây Triệu Nhất Đức và Bí thư Tỉnh ủy Phúc Kiến Chu Tổ Dực đều sinh năm 1965.[27]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “程连元接替陈刚任北京朝阳区委书记 吴桂英提名区长”. 中国经济网. 1 tháng 8 năm 2012. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2016.
  2. ^ a b “陈刚同志任中华全国总工会党组书记”. 中华全国总工会. 27 tháng 12 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2020.
  3. ^ “两位陈刚新晋北京市委常委” (bằng tiếng Trung). 中国经济网. 3 tháng 7 năm 2012. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2016.
  4. ^ “苟仲文任北京市委常委 陈刚不再担任” (bằng tiếng Trung). 中国经济网. 4 tháng 7 năm 2013. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2016.
  5. ^ “陈刚任贵州省委常委 接替李军任贵阳市委书记”. 中国经济网. 6 tháng 7 năm 2013. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2016.
  6. ^ “陈刚同志任河北省委常委” (bằng tiếng Trung). 长城网. 31 tháng 5 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 6 năm 2019. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2017.
  7. ^ “成立两个月 雄安新区临时党委书记换将” (bằng tiếng Trung). 财新网. 2 tháng 6 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2017.
  8. ^ “十九大受权发布:中国共产党第十九届中央委员会候补委员名单”. 新华网. 新华网. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2021.
  9. ^ “中国共产党第十九届中央委员会候补委员名单”. 中国网. 中国网. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2021.
  10. ^ “中国共产党第十九届中央委员会候补委员名单”. 中国政府网. 中国政府网. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2022.
  11. ^ “中国共产党第十九届中央委员会委员名单” [Danh sách Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc khóa XIX]. Đảng Cộng sản Trung Quốc. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 7 năm 2020. Truy cập Ngày 15 tháng 10 năm 2019.
  12. ^ 聂晨静 (ngày 24 tháng 10 năm 2017). “十九大受权发布:中国共产党第十九届中央委员会候补委员名单”. Tân Hoa Xã (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 2 năm 2019. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2021.
  13. ^ “十九届中央委员、候补委员、中央纪委委员名单”. 国际在线. 国际在线. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2022.
  14. ^ “(受权发布)中华人民共和国第十三届全国人民代表大会代表名单-中新网”. 中新网. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 2 năm 2018. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2021.
  15. ^ “陈刚任河北省委副书记 廉毅敏任省委常委”. 中国经济网. 15 tháng 10 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2020.
  16. ^ “李建国当选为全国总工会主席”. 环球网 (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2021.
  17. ^ “中华全国总工会第十七届执委会举行第一次全体会议 王东明当选为全国总工会主席”. 中国人大网. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2021.
  18. ^ “中华全国总工会第十七届执行委员会主席、副主席、主席团委员名单”. 人民网. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2021.
  19. ^ “中华全国总工会第十七届执委会举行第一次全体会议 王东明当选为全国总工会主席”. 新华网. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2021.
  20. ^ “中央和国家机关选举产生出席中国共产党第二十次全国代表大会代表”. 共产党员网. 27 tháng 7 năm 2022. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2022.
  21. ^ “中国共产党第二十次全国代表大会开幕会文字实录”. Tân Hoa Xã (bằng tiếng Trung). 16 tháng 10 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2022.
  22. ^ 任一林; 白宇 (ngày 22 tháng 10 năm 2022). “中国共产党第二十次全国代表大会在京闭幕”. Đảng Cộng sản (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2022.
  23. ^ 牛镛; 岳弘彬 (ngày 16 tháng 10 năm 2022). “奋力开创中国特色社会主义新局面(社论)”. CPC News (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2022.
  24. ^ 李萌 (ngày 22 tháng 10 năm 2022). “中国共产党第二十届中央委员会委员名单”. Chính phủ Nhân dân Trung ương (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2022.
  25. ^ 牛镛; 袁勃 (ngày 22 tháng 10 năm 2022). “中国共产党第二十届中央委员会委员名单”. Đại 20 (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2022.
  26. ^ 邱丽芳 (ngày 3 tháng 1 năm 2023). “青海省委主要负责同志职务调整 陈刚任青海省委书记” [Điều chỉnh chức vụ lãnh đạo chủ yếu của Tỉnh ủy Thanh Hải, Trần Cương nhậm chức Bí thư Tỉnh ủy]. Tân Hoa Xã (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2023.
  27. ^ 王逸吟; 鲍琦 (ngày 3 tháng 1 năm 2023). “人事观察|江苏青海省委书记调整 信长星陈刚履新” [Điều chuyển Tỉnh ủy Thanh Hải Giang Tô, Tín Trường Tinh và Trần Cương]. Tài Tân (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2023.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Chức vụ Đảng
Tiền vị:
Tín Trường Tinh
Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hải
2023–nay
Đương nhiệm
Tiền vị:
Triệu Nhất Đức
Phó Bí thư chuyên chức Tỉnh ủy Hà Bắc
2020
Kế vị:
Liêm Nghị Mẫn
Chức vụ mới Bí thư Đảng ủy Tân khu Hùng An
2017–2020
Kế vị:
Trương Quốc Hoa
Tiền vị:
Lý Quân
Bí thư Thành ủy Quý Dương
2013–2017
Kế vị:
Lý Tái Dũng
Tiền vị:
Lý Sĩ Tường
Bí thư Quận ủy Triều Dương
2006–2012
Kế vị:
Trình Liên Nguyên
Chức vụ nhà nước
Chức vụ mới Chủ nhiệm Ủy ban Quản lý Tân khu Hùng An
2017–2020
Kế vị:
Trương Quốc Hoa
Tiền vị:
Lý Sĩ Tường
Quận trưởng Triều Dương
2003–2006
Kế vị:
Trình Liên Nguyên
Chức vụ xã hội
Tiền vị:
Lý Ngọc Phú
Bí thư thứ Nhất Tổng Công hội Trung Quốc
2021–nay
Đương nhiệm