Triosteum

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Triosteum
Quả của Triosteum himalayanum
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Asterids
Bộ (ordo)Dipsacales
Họ (familia)Caprifoliaceae
Chi (genus)Triosteum
Hạt của Triosteum perfoliatum
Triosteum perfoliatum

Triosteum, thường được gọi chung là long đởm[1], hay đình tử biều chúc (莛子藨属) trong tiếng Hán, là một chi thực vật có hoa nằm trong họ Kim ngân, bao gồm 6 loài chính thức, trong đó có ba loài có nguồn gốc ở Bắc Mỹ, còn lại là ở Đông Á.

Trong tiếng Hy Lạp, tria có nghĩa là "số 3", và osteon là "xương", ám chỉ đến 3 khía rãnh trên hột của quả[2].

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

Triosteum là cây thân thảo lâu năm. Mỗi cây đều có một hoặc nhiều thân rỗng, đứng thẳng, phủ đầy lông tơ, cao tầm 30 cm đến 1,2 mét. Lá mọc xen kẽ, có dạng hình trứng hoặc hình mũi giáo, lông tơ thưa thớt. Hoa có màu trắng hoặc màu tím, mọc ở các nách lá. Quả hạch, có nhiều màu như trắng, vàng, cam hoặc đỏ, tùy thuộc vào các loài[3].

Các loài[sửa | sửa mã nguồn]

5 loài và 1 thứ là được chính thức công nhận[4]. Loài thứ 6 (Triosteum himalayanum) được cho là thuộc chi Lasianthus của họ Thiến thảo[5]:

Hóa học[sửa | sửa mã nguồn]

5 loại ancaloit indol (vincosamide-6′-O-β-d-glucopyranoside (1), vincosamide (2), strictosamide (3), strictosidine (4) và 5(S)-5-carboxystrictosidine (5)), hai loại glycoside (urceolide (6) và 4(S)-4-hydroxyurceolide (7)), 10 loại iridoid (triohimas A–C, naucledal, secologanin dimethyl acetal, grandifloroside, sweroside, loganin, vogeloside and (E)-aldosecologanin) được tìm thấy bên trong rễ của loài Triosteum pinnatifidum. Trong đó loganin và secologanin chất đặc trưng của họ Kim ngân và cho thấy mối quan hệ gần gũi giữa Triosteum và chi Kim ngân (Lonicera)[9][10].

Sử dụng[sửa | sửa mã nguồn]

Một số loài trong chi được trồng làm cảnh vì màu sắc sặc sỡ của quả, mặc dù chúng bị coi là một loại cỏ dại. Tuy nhiên, hoa của chúng lại nhỏ hơn và không đẹp bằng hoa của chi Kim ngân[11].

  • Các loài bản địa của Bắc Mỹ: Quả phơi khô và rang chín, sử dụng thay thế cà phê. Tuy nhiên, chúng chủ yếu được đánh giá cao về tính dược[12].
  • Các loài bản địa của Đông Á: Quả của T. himalayanum được xem là một vị thảo dược có thể "lọc máu", tức nhuận tràng và lợi tiểu[13][14].

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ "Triosteum". Natural Resources Conservation Service PLANTS Database. USDA
  2. ^ Linnaeus, Carl (1753). Species Plantarum 1: 176.
  3. ^ Jacobs, B.; Lens, F.; Smets, E. (2009), "Evolution of fruit and seed characters in the Diervilla and Lonicera clades (Caprifoliaceae, Dipsacales)", Annals of Botany, 104 (2): 253–276
  4. ^ "Triosteum" - The Plant List”.
  5. ^ Gould, K. R., Donoghue, M. J. (2000). "Phylogeny and biogeography of Triosteum(Caprifoliaceae) Lưu trữ 2018-05-02 tại Wayback Machine" (PDF). Harvard Papers in Botany. 5 (1): 157–166.
  6. ^ Triosteum himalayanum, Flora of China online
  7. ^ Triosteum pinnatifidum, Flora of China online
  8. ^ Triosteum sinuatum, Flora of China online
  9. ^ “Chemical Constituents of the Roots of Triosteum pinnatifidum.
  10. ^ “Iridoids from the roots of Triosteum pinnatifidum.
  11. ^ The Royal Horticultural Society Dictionary of Gardening ed. Chittenden, Fred J., 2nd edition, by Synge, Patrick M. Volume IV: Pt-Zy Pub. Oxford at the Clarendon Press 1965. tr.2149 ISBN 0-19-869106-8
  12. ^ Quattrocchi, Umberto (2012). CRC World dictionary of medicinal and poisonous plants: common names, scientific names, eponyms, synonyms and etymology. Volume V R-Z. CRC Press Taylor and Francis Group. tr. 636-7
  13. ^ “So what is a "blood cleanser"? Quinion speaks”. DC's Improbable Science. Truy cập 1 tháng 7 năm 2018.Quản lý CS1: địa điểm (liên kết)
  14. ^ “Detox: What "They" Don't Want You To Know”. Science-Based Medicine. Truy cập 1 tháng 7 năm 2018.