U Minh Thượng

U Minh Thượng
Huyện
Huyện U Minh Thượng
Đường dẫn vào trung tâm huyện U Minh Thượng
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Cửu Long
TỉnhKiên Giang
Huyện lỵThạnh Yên
Trụ sở UBNDQuốc lộ 63, ấp Cạn Ngọn A, xã Thạnh Yên
Phân chia hành chính6 xã
Thành lập6/4/2007[1]
Địa lý
Tọa độ: 9°40′27″B 105°07′22″Đ / 9,6741°B 105,12266°Đ / 9.674100; 105.122660
MapBản đồ huyện U Minh Thượng
U Minh Thượng trên bản đồ Việt Nam
U Minh Thượng
U Minh Thượng
Vị trí huyện U Minh Thượng trên bản đồ Việt Nam
Diện tích432,70 km²
Dân số (2020)
Tổng cộng63.616 người[2]
Mật độ147 người/km²
Dân tộcKinh, Hoa, Khmer
Khác
Mã hành chính913[3]
Biển số xe68-L1
Websiteuminhthuong.kiengiang.gov.vn

U Minh Thượng là một huyện thuộc tỉnh Kiên Giang, Việt Nam.

Địa lý[sửa | sửa mã nguồn]

Huyện U Minh Thượng nằm ở phía tây nam tỉnh Kiên Giang, có vị trí địa lý:

Huyện có diện tích 432,70 km², dân số năm 2019 là 63.415 người[4], mật độ dân số đạt 147 người/km².

Địa hình[sửa | sửa mã nguồn]

Huyện U Minh Thượng có rừng ngập nước, đồng ruộng, với hệ thống sông ngòi chằng chịt, thuận lợi cho giao thông đường thủy và phát triển nông nghiệp, thủy hải sản.

Hành chính[sửa | sửa mã nguồn]

Huyện U Minh Thượng có 6 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 6 xã: An Minh Bắc, Hòa Chánh, Minh Thuận, Thạnh Yên (huyện lỵ), Thạnh Yên AVĩnh Hòa.

Đơn vị hành chính cấp xã

An Minh Bắc

Hòa Chánh

Minh Thuận

Thạnh Yên

Thạnh Yên A

Vĩnh Hòa

Diện tích (km²) 133,76 44,96 152,71 38,31 33,04 29,92
Dân số (người) 10.980 9.803 19.233 9.752 6.895 6.953
Mật độ dân số (người/km²) 82 218 126 255 209 232
Số đơn vị hành chính 9 ấp 8 ấp 17 ấp 8 ấp 7 ấp 6 ấp

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Vùng U Minh Thượng trước đây gồm 3 huyện An Minh, An Biên và Vĩnh Thuận là căn cứ cách mạng trong các thời kỳ chống Pháp, chống Mỹ và có lúc là căn cứ của nghĩa quân Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực. Sau cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ, đồng chí Võ Văn Kiệt và một số đồng chí lão thành Cách mạng xây dựng lại cơ sở, gây dựng lại phong trào. Và từ đó, U Minh Thượng là căn cứ Cách mạng của Liên Tỉnh ủy Cần Thơ, sau đó là Liên Tỉnh ủy Hậu Giang, đồng thời là nơi thành lập Tỉnh ủy lâm thời Rạch Giá. Trong 9 năm kháng chiến chống Pháp, nơi đây là căn cứ của Quân khu 9, Xứ ủy, Trung ương Cục Miền Nam, Ủy ban Kháng chiến hành chánh Nam Bộ. U Minh Thượng có kinh xáng Chắc Băng là trung tâm khu tập kết 200 ngày thi hành Hiệp định Giơnevơ của miền Nam. Trong kháng chiến chống Mỹ, U Minh Thượng là căn cứ của Khu ủy, Quân khu 9, Tỉnh ủy Rạch Giá từ 1954 đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng. Khu căn cứ U Minh Thượng đã được công nhận là di tích lịch sử Quốc gia.

Vùng miệt thứ huyện U Minh Thượng thời xưa có nhiều xã, nhiều nơi được nhắc đến về những trận đánh lịch sử oai hùng, những địa danh từ những trận lịch sử lớn lao mà hình thành nên được những cái tên gọi ấy, có nơi ngày xưa tất cả các dân làng đi lánh nạn của bom giặc quy tụ về rất đông tạo thành một vùng từ đó đã nổi lên các anh hùng chống giặc. Các xã có lịch sử oai hùng như: xã Vĩnh Hòa, Hòa Chánh, Minh Thuận, An Minh Bắc, Thạnh Yên.[5]

Ngày 6 tháng 4 năm 2007[1], huyện U Minh Thượng được thành lập trên cơ sở:

  • Điều chỉnh 7.135,82 ha diện tích tự nhiên và 18.843 người: gồm toàn bộ diện tích tự nhiên và người của các xã Thạnh Yên, Thạnh Yên A thuộc huyện An Biên
  • Điều chỉnh 13.376,67 ha diện tích tự nhiên và 10.877 người: gồm toàn bộ diện tích tự nhiên và người của xã An Minh Bắc thuộc huyện An Minh
  • Điều chỉnh 22.757,81 ha diện tích tự nhiên và 38.356 người: gồm toàn bộ diện tích tự nhiên và người của các xã: Minh Thuận, Vĩnh Hòa, Hòa Chánh thuộc huyện Vĩnh Thuận.

Sau khi thành lập, huyện U Minh Thượng có 43.270,3 ha diện tích tự nhiên, dân số là 68.076 người và 6 đơn vị hành chính cấp xã gồm: An Minh Bắc, Hòa Chánh, Minh Thuận, Thạnh Yên (trung tâm huyện), Thạnh Yên A và Vĩnh Hòa.

Kinh tế - xã hội[sửa | sửa mã nguồn]

Thế mạnh của huyện là nông nghiệp, thủy - hải sản, lâm nghiệp và dịch vụ du lịch.

Tiềm năng thế mạnh chính của huyện U Minh Thượng là nông - lâm - ngư nghiệp, tài nguyên về quỹ đất, rừng; trong đó ngư nghiệp (nuôi cá đồng) có nhiều tiềm năng, nhưng chưa khai thác hết. Công nghiệp dịch vụ thương mại hầu như không có. Có thể nói, đây là huyện nghèo nhất của tỉnh Kiên Giang. Cây lúa và là sản phẩm nông nghiệp chủ lực của huyện. Tính đến tháng 9 năm 2008, U Minh Thượng đưa giống lúa chất lượng cao vào sản xuất, năng suất đạt khoảng 5,2 tấn/ha, sản lượng 55.617 tấn; nâng tổng sản lượng lương thực toàn huyện lên 164.725 tấn, đạt 131% so với nghị quyết cả năm, trong đó xã Hoà Chánh, năng suất đạt 5,8 tấn/ha. Đồng thời, nông dân đã cải tạo nội đồng và xuống giống được 11.000 ha lúa đông xuân và lúa mùa, đạt 54,78% so kế hoạch. Sắp tới chính quyền địa phương và ngành chuyên môn sẽ hướng dẫn nhân dân điều chỉnh sản xuất giống lúa cho phù hợp từng vùng, nhất là đưa vào những giống lúa đạt năng suất chất lượng cao, kháng sâu bệnh. Năm 2008, tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn huyện U Minh Thượng tăng 12,7%, sản lượng lương thực đạt trên 163.000 tấn, thu ngân sách trên 3 tỷ đồng.

Khó khăn lớn nhất của huyện hiện nay là: đất đai bị nhiễm phèn mặn nặng ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống; chuyển dịch cơ cấu sản xuất còn chậm, chất lượng hàng hoá nông sản thấp, chưa đủ sức cạnh tranh với thị trường. Do đó, trong năm 2008, nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội chưa đạt kế hoạch đề ra, như: giá trị sản xuất ngành thủy sản, thu nhập bình quân đầu người, xây dựng giao thông nông thôn.Là huyện vùng sâu non trẻ nhất của tỉnh, kinh tế còn nhiều khó khăn nên hạ tầng xã hội cũng còn nhiều hạn chế. Phần lớn hộ dân sống trên địa bàn huyện đều thuộc diện nghèo, nhà ở tạm bợ, giao thông đi lại chủ yếu bằng xuồng, giao thông đường bộ rất hạn chế. Trong năm 2008, huyện U Minh Thượng đã hoàn thành việc xây dựng 70 căn nhà tình nghĩa cho gia đình thương binh, liệt sỹ và người có công, đạt 100% chỉ tiêu tỉnh giao. Cũng trong năm 2008, U Minh Thượng đã vận động quỹ vì người nghèo được trên 3 tỷ 400 triệu đồng và xây dựng 197 nhà đại đoàn kết trị giá 930 triệu đồng tặng cho người nghèo.

Xã hội[sửa | sửa mã nguồn]

Bên cạnh đó, U Minh Thượng cũng quan tâm công tác giáo dục. Năm 2008, toàn huyện có 2 điểm trường THPT, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT là 56%, trúng tuyển vào ĐH, CĐ là 16,8%,... Tháng 3 năm 2009, huyện đã khởi công xây dựng mới 6 phòng học tại điểm trường Vĩnh Thái thuộc ấp Vĩnh Thành, xã Vĩnh Hòa. Kinh phí xây dựng khoảng 1,2 tỷ đồng, do Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị tỉnh vận động Tổ chức Sunflower Mission (Tổ chức từ thiện phi chính phủ Mỹ) tài trợ 90%, Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị tỉnh tài trợ 10% và phần san lấp mặt bằng, sân trường, hàng rào của trường khoảng 300 triệu đồng do huyện U Minh Thượng đầu tư. Dự kiến sẽ đưa điểm trường này vào sử dụng cuối tháng 6 năm 2009.

Ngoài giáo dục, việc chăm sóc y tế cho người dân sống trên địa bàn huyện trong tương lai sẽ khá hơn khi tỉnh Kiên Giang vừa ban hành quyết định thành lập Trung tâm y tế huyện vào ngày 20/04/2009.[6]

Du lịch[sửa | sửa mã nguồn]

Du lịch sinh thái rừng gắn kết với phát triển khai thác du lịch Vườn Quốc gia U Minh Thượng thuộc xã An Minh Bắc và Minh Thuận, huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang. Từ lâu nơi đây nổi tiếng là khi dự trữ sinh quyển với hệ thống sinh vật đa dạng.

Từ năm 2003, Vườn Quốc gia U Minh Thượng từng được UNESCO công nhận là Khu Dự trữ sinh quyển thế giới. Và cho đến ngày 13/8/2013 nơi đây lại tiếp tục được vinh danh là Vườn Di sản ASEAN. Nơi đây là vườn di sản đầu tiên về đất than bùn và đồng thời cũng là Vườn Di sản ASEAN thứ 5 của Việt Nam. 4 Vườn còn lại được công nhận là Di sản ASEAN được công nhận trước đó là: Hoàng Liên Sơn (Lào Cai), Ba Bể (Bắc Kạn), Chư Mon Rang (Kon Tum), KoKaKinh (Gia Lai). Vườn Quốc gia U Minh Thượng khá đa dạng về chủng loài sinh vật như: 234 loài thực vật, 32 loài thú, 186 loài chim, 39 loài bò sát và lưỡng cư, 34 loài cá. Trong số đó có nhiều loài quý hiếm, đặc trưng và nguy cấp đang được bảo vệ, tiêu biểu nhất phải kể đến: cầy vòi đốm, dơi ngựa lớn, mèo cá, ếch giun, già đãy nhỏ, kỳ đà vân, lợn rừng, rái cá lông mũi, trăn gấm, têtê Java. Điều làm nên nét đặc trưng của U Minh Thượng là sân chim có tổng số diện tích theo km² 44 ha được xem là lớn nhất vùng ĐBSCL với nhiều loài quý hiếm như: điêng điểng, cò nhạn, cò ốc, đại bàng đen, hạc cổ trắng, nhiều giống gà nước,...

Vườn Quốc gia U Minh Thượng được các tổ chức Thế Giới vinh danh vì những lí do sau: tính đa dạng sinh học và là một trong những vườn quốc gia của Việt Nam tham gia dự án phục hồi và sử dụng bền vững đất than bùn trong khu vực Đông Nam Á.

  • Quần thể di tích căn cứ địa Cách mạng U Minh Thượng
  • Tuyến di chỉ khảo cổ thị trấn Trăm Đường.

Giao thông[sửa | sửa mã nguồn]

Đường bộ có đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa (quốc lộ 63).

Hình ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b “Nghị định 58/2007/NĐ-CP điều chỉnh địa giới hành chính các huyện An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận để thành lập huyện U Minh Thượng; thành lập xã thuộc các huyện Vĩnh Thuận, Kiên Lương, Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang”. Thư viện pháp luật. 6 tháng 4 năm 2007.
  2. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên KIENGIANG2020
  3. ^ Tổng cục Thống kê
  4. ^ Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương. “Dân số Việt Nam đến ngày 01 tháng 4 năm 2019” (PDF). Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2020.
  5. ^ “Vị trí địa lý - Lịch sử hình thành huyện U Minh Thượng”. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2021.
  6. ^ Khái quát huyện U Minh Thượng

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]