Vườn quốc gia Nuristan

Vườn quốc gia Nuristan
Nuristan vào mùa đông
Ranh giới vườn quốc gia màu xanh
Vị tríNuristan, Afghanistan
Tọa độ35°12′B 70°42′Đ / 35,2°B 70,7°Đ / 35.2; 70.7
Thành lập5 tháng 6 năm 2020

Vườn quốc gia Nuristan là một vườn quốc gia nằm tại tỉnh Nuristan, Afghanistan. Được thành lập vào ngày 5 tháng 6 năm 2020, trùng với ngày Môi trường Thế giới, đây là vườn quốc gia thứ ba tại Afghanistan sau Band-e AmirWakhan.[1]

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Một đề xuất ban đầu đã được soạn thảo vào năm 1981 với việc vườn quốc gia Nuristan sẽ được thành lập bao gồm tỉnh KunarLaghman. Ranh giới không bao gồm phần của tỉnh Nuristan mãi cho đến tháng 7 năm 1988 khi khu rừng chắn gió mùa tại đây được nhấn mạnh trong một báo cáo là không bị xáo trộn cũng như một tập hợp nhiều loài động vật hoang dã, kết hợp với lối sống truyền thống của người dân địa phương.[1][2]

Mặc dù báo cáo của Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc năm 2003 cho rằng 52% diện tích rừng bao phủ Nuristan, Laghman và Nangahar đã biến mất từ ​​năm 1977 đến 2002 và cơ quan này cũng đã đưa ra những cảnh báo về tình trạng khai thác gỗ bất hợp pháp tại đây. Năm 2008, Hiệp hội bảo tồn Động vật hoang dã đã có một báo cáo về sự hiện diện của nhiều loài động vật hoang dã tại khu vực này.[1][3][4]

Địa lý[sửa | sửa mã nguồn]

Vườn quốc gia bao gồm toàn bộ vùng núi phía đông của tỉnh Nuristan, giáp biên giới Pakistan.[5] Nó cũng bao gồm một phần của sông Pech và thung lũng Waygal.

Động thực vật[sửa | sửa mã nguồn]

Vườn quốc gia là nơi có một khu rừng gió mùa không bị xáo trộn. Đây là nơi trú ẩn quan trọng của báo tuyết, gấu đen Himalaya, sơn dương núi Pakistan, mèo báo, sói xám, chó rừng lông vàng, chồn họng vàng, nhím mào Ấn Độ cùng một số loài họ Mèo khác.

Khu vực thung lũng Waygal được chỉ định là một vùng chim quan trọng, nơi sinh sống và sinh sản của ít nhất 53 loài.[1][6]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d “Combating land degradation and biodiversity loss by promoting sustainable rangeland management and biodiversity conservation in Afghanistan” (PDF). FAO. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2021.
  2. ^ Sayer, J. A.; Van der Zon, A. P. M. (1981), National Parks and Wildlife Conservation, Afghanistan: a Contribution to a Conservation Strategy, Rome: FAO
  3. ^ National Environmental Protection Agency of the Islamic Republic of Afghanistan (biên tập). “National Biodiversity Strategy & Action Plan: Framework for Implementation 2014–2017” (PDF). Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2021.
  4. ^ Karlstetter, Maria (tháng 8 năm 2008). “Wildlife Surveys and wildlife conservation in Nuristan, Afghanistan: including Scat and Small Rodent Collection from Other Sites”. Wildlife Conservation Society. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2021.
  5. ^ Federal Office for Immigration and Asylum, Austria biên tập (ngày 17 tháng 12 năm 2020). “Afghanistan Country Report Security Situation”. tr. 148. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2021.
  6. ^ “Pech and Waygal valleys”. BirdLife International. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2021.