Vườn quốc gia Sembilang

Vườn quốc gia Sembilang
Bản đồ hiển thị vị trí của Vườn quốc gia Sembilang
Bản đồ hiển thị vị trí của Vườn quốc gia Sembilang
VQG Sembilang
Vị trí tại đảo Sumatra
Vị tríSumatra, Indonesia
Tọa độ1°57′N 104°34′Đ / 1,95°N 104,567°Đ / -1.950; 104.567
Diện tích2.051 km²
Thành lập2001
Cơ quan quản lýBộ Môi trường và Lâm nghiệp
Đề cử3 tháng 6 năm 2011
Số tham khảo1945[1]

Vườn quốc gia Sembilang là một vườn quốc gia rộng 2.051 km² dọc theo bờ biển phía đông của Sumatra, Indonesia. Nó bao gồm chủ yếu là các rừng đầm lầy than bùn, giống như vườn quốc gia Berbak lân cận và cả hai vườn quốc gia này đều là những vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế theo Công ước Ramsar.[2] Sembilang được coi là có nơi có cộng đồng chim biển phức tạp nhất trên thế giới, với 213 loài được ghi nhận, và là nơi hỗ trợ cho đàn cò lạo xám lớn nhất thế giới sinh sản.[2] Từ Palembang đến Sembilang cần một giờ lái xe cộng với một giờ rưỡi đi thuyền và sau đó là một giờ nữa đi bộ.[3]

Động thực vật[sửa | sửa mã nguồn]

Khoảng một nửa diện tích của nó được bao phủ bởi rừng ngập mặn, trong khi phần còn lại được bao phủ bởi rừng đầm lầy than bùn, rừng nhiệt đới đất thấp, bãi bùn, rừng đầm lầy nước ngọt và rừng ven sông.[2]

Vườn quốc gia này cung cấp môi trường sống cho 53 loài động vật có vú, bao gồm hổ Sumatra, voi Sumatra, heo vòi Mã Lai, vượn tay đen, vượn mực, báo gấm Sunda, mèo gấm, gấu chókhỉ đuôi lợn phương nam. Các con sông của vườn quốc gia là nơi sinh sống của hơn 140 loài cá và 38 loài cua, cũng như các loài bị đe dọa gồm rái cá thường, rái cá lông mượt, rùa khổng lồ Malaysia, rùa hộp Amboina, rùa mai châu Á, cá heo không vâycá heo Irrawaddy.

Trong vườn quốc gia là nơi sinh sản lớn nhất thế giới của loài cò lạo xám và cũng là một trong những thuộc địa lớn nhất của loài già đẫy Java. Các loài chim đáng chú ý khác gồm cò Storm, ngan cánh trắng, choắt lớn mỏ vàng, rẽ mỏ cong hông nâu. Tổng số các loài chim của vườn quốc gia ước tính lên đến một triệu con, trong khi vào mùa đông có tới 100.000 con chim di cư dừng lại đây nghỉ ngơi.[2][4]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Sembilang National Park”. Ramsar Sites Information Service. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2018.
  2. ^ a b c d "Ramsar Database" Lưu trữ 2014-03-25 tại Wayback Machine, retrieved ngày 14 tháng 12 năm 2014
  3. ^ Ansyor Idrus (ngày 7 tháng 10 năm 2014). “Mangrove restoration to safeguard Sembilang National Park”.
  4. ^ “Sembilang National Park - South Sumatra Swamp Forest”. www.gili-lombok.com. 2020. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2020.[liên kết hỏng]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]