Wikipedia:Thảo luận/Độ nổi bật của ca sĩ, nhạc sĩ, tác phẩm nhạc vàng/2

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Độ nổi bật của những bài viết nằm trong nhóm văn nghệ sĩ, văn hóa phẩm ở miền Nam Việt Nam trước năm 1975 và của người Việt lưu vong tại hải ngoại sau năm 1975[sửa | sửa mã nguồn]

Mở đầu[sửa | sửa mã nguồn]

Đây là một vấn đề không mới, nó là vấn đề cũ và tồn đọng từ khá lâu, tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa được giải quyết triệt để. Nhiều trường hợp các bài viết này đã gây tranh cãi, thảo luận dài dòng, bút chiến tại biểu quyết xoá bài, nhiều khi bị chính trị hóa và trở thành con mồi để rối phá hoại. Trong không gian của Biểu quyết xóa bài, những lá phiếu nhiều khi mang nặng cảm tính, chưa có sự hiểu biết sâu sắc về vấn đề, dẫn đến nhiều ca sĩ, nhạc sĩ trước 1975 với nhiều thành tựu/tác phẩm nổi bật lại suýt nữa bị xóa tên ở Wikipedia. Gần đây, số trường hợp văn nghệ sĩ, văn hóa phẩm trước năm 1975 bị đưa ra biểu quyết xóa bài có dấu hiệu tăng lên. Vậy nên tôi mở thảo luận này nhằm tìm kiếm sự đồng thuận của cộng đồng trong việc xác định các tiêu chí độ nổi bật mang tính đặc thù cho các trường hợp về văn nghệ sĩ và văn hóa phẩm nói chung ở miền Nam trước 1975 và của người Việt lưu vong tại hải ngoại sau năm 1975.

Vì từng thất bại một lần vào năm 2018 do quá ít thành viên ý kiến, neo người và ít nhận được sự chú ý của cộng đồng, nên tôi hy vọng thảo luận năm 2021, với sự mở rộng và bao quát hơn toàn chủ đề, sẽ thu hút được nhiều ý kiến đóng góp hơn, nhằm tìm ra hướng đi gỡ rối cho các bài viết và có một hệ quy chuẩn rõ ràng hơn để các thành viên bỏ phiếu, cho ý kiến khách quan hơn với các trường hợp tương tự trong tương lai. Thảo luận này dựa trên các nguyên tắc: toàn diện, thấu đáo, minh bạch, đồng bộ, hợp tác, tôn trọng lẫn nhau, không tạo sự chồng chéo và tuân theo nguyên tắc đồng thuận của Wikipedia tiếng Việt.

MessiM10 18:40, ngày 19 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Thực trạng[sửa | sửa mã nguồn]

Chất lượng các bài viết thuộc dạng này đến 80-90% là tương đối kém, không có nhiều thông tin bách khoa đủ để cung cấp cho độc giả. Chất lượng bài thấp là nguyên nhân chính dẫn đến việc nhiều thành viên nghi ngờ độ nổi bật của các chủ thể trong phạm vi chủ đề được đề cập. Chất lượng bài không thực sự tương xứng với tầm ảnh hưởng mà các văn nghệ sĩ đã tạo ra cho nền văn hóa miền Nam trước năm 1975 cũng như tầm ảnh hưởng sâu rộng đối với người Việt trong và ngoài nước sau này. Nếu một ngày nào đó mà có thành viên gắn biển độ nổi bật cho những trường hợp như Duy Khánh, Chế Linh, Trúc Phương,... thì họ cũng có cái lý của họ.

Một lý do nữa là vấn đề nguồn và tính trung lập. Trừ một số trường hợp “danh tiếng hẳn” thì đa phần các bài viết chủ đề này rơi vào dạng rất khó tìm được “một nguồn tham khảo đủ tin cậy và ra hồn”. Nguyên nhân chính vì tính chất lịch sử - chính trị, bởi hầu hết là phục vụ cho chế độ Việt Nam Cộng hòa và sinh hoạt văn hóa - chính trị của người Việt lưu vong, nên nhiều trường hợp rất khó tìm nguồn hoặc không truy cập được nguồn. Do chính sách của Nhà nước Việt Nam sau năm 1975, nhiều sách báo, tài liệu, văn hóa phẩm của chế độ cũ bị cấm lưu hành, tiêu hủy hoặc thất lạc, rất khó được tìm thấy. Các tài liệu hàn lâm bằng tiếng Anh viết về Chiến tranh Việt Nam thì rất ít hoặc hầu như không đề cập đến yếu tố văn hóa phẩm, đặc biệt là về nghệ thuật. Chính vì vậy, rất hiếm nguồn hàn lâm có thể tìm thấy mà nói về văn hóa phẩm và văn nghệ sĩ miền Nam. Kantcer, một thành viên có chuyên môn về vấn đề này, từng thừa nhận “sách về nhạc vàng thì không có”, còn nhiều thế hệ thành viên tham gia BQXB khi cho ý kiến về các trường hợp văn hóa phẩm bị đem ra xóa, đều phải than rằng “đến khổ cái vụ nguồn”.

Các bạn cứ check Thể loại:Ca sĩ hải ngoại (tôi chỉ xét nhóm thể loại là ca sĩ) sẽ thấy nhiều trường hợp không có nguồn tham khảo, đáng nói là thuộc vào diện “tứ trụ nhạc vàng” nhưng không có nổi một chú thích/nguồn mạnh để tham khảo như Duy Khánh, hay một giọng ca tương đối lớn của tân nhạc miền Nam như Duy Trác còn đang nằm trong diện “tiểu sử người còn sống không có nguồn tham khảo”, một thực tế rất đáng buồn.

Các khái niệm
  • Văn hóa phẩm: cụm từ chỉ chung cho các nhạc phẩm, tác phẩm thuộc các loại hình nghệ thuật khác nhau, băng đĩa nhạc, sách báo...
  • Văn nghệ sĩ: cụm từ chỉ chung cho các nhà văn, nhà thơ, ca sĩ, nhạc sĩ, nhóm nhạc...
  • Phạm vi ở đây bao gồm cả các trung tâm văn hóa, tổ chức văn hóa (trung tâm băng nhạc, hội/đoàn nghệ thuật,...)

Cơ sở để vận dụng[sửa | sửa mã nguồn]

Quy định và hướng dẫn
Một số trường hợp BQXB trước đây (tiếp tục cập nhật, ai biết cứ bổ sung)

...

Gần nhất có:

Bổ sung

Các bạn có thể tham khảo bài Thái Thanh (ca sĩ) và trang thảo luận Thảo luận:Thái Thanh (ca sĩ), bài viết được gọi là ổn nhất trong các bài viết thuộc Thể loại:Ca sĩ hải ngoại (và được một số thành viên kỳ cựu xem là chuẩn viết bài) để tham khảo thêm.

Các thảo luận và đề xuất của các thành viên[sửa | sửa mã nguồn]

  1.  Ý kiến Phiền CVQT đưa ra các dẫn chứng là các trang BQXB nhạc vàng và gặp vấn đề nguồn dẫn cho mọi người chưa rõ vấn đề có thể tìm hiểu thêm. ✠ Tân-Vương  19:17, ngày 19 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  2.  Ý kiến Thảo luận suông suông mà bạn không đưa ra được bất cứ giải pháp nào thì khả năng cao cuộc thảo luận này cũng sẽ chết yểu. Thành viên Wikipedia rất lười thảo luận nên họ cần được thấy các phương án rõ ràng. Nếu không, họ sẽ nhắm mắt làm ngơ (rất nhiều BQ hay thảo luận đã chết yểu vì cứ thảo luận suông suông mà không có phương án cụ thể). Thứ hai, không có nguồn sách thì phải có nguồn web. Không có nguồn nào hết thì người khác có quyền BQ xoá vì nó có thể là thông tin fake hoặc vi phạm một trong những quy định quan trọng nhất của Wikipedia (thông tin có thể kiểm chứng được). Xác định các tiêu chí độ nổi bật mang tính đặc thù là vô nghĩa vì trách nhiệm tìm nguồn là của người viết bài. Chả có lý do gì phải bỏ mặc quy định trụ cột (thông tin kiểm chứng được) chỉ vì "các bạn không đủ khả năng tiếp cận nguồn". SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 11:08, ngày 20 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Các bạn không tiếp cận được không đồng nghĩa là sách về nhạc vàng không tồn tại. Các người Việt sống ở Mỹ vẫn viết sách và xuất bản về âm nhạc và lịch sử VN ầm ầm (tiếng Việt lẫn tiếng Anh). Quan trọng là các bạn có tìm được hay không? Ở VN thì đúng là khó tiếp cận. Tuy nhiên, trách nhiệm tìm nguồn thuộc về người viết bài. Không thể thả lỏng quy định "thông tin có thể kiểm chứng được" chỉ vì các bạn không đủ khả năng tiếp cận tới các nguồn cần thiết. Rất tiếc, tôi phản đối và thấy cuộc thảo luận này vô nghĩa. Thông tin về nhạc sĩ trước năm 1975 vẫn được lưu trữ trong sách hay tài liệu cũ trong thư viện. Khó tìm vì nước Mỹ rộng lớn, nhưng chúng vẫn tồn tại ở đâu đó. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 11:16, ngày 20 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  3.  Ý kiến Với chính sách bế quan tỏa cảng về học thuật nghiên cứu lịch sử thì không thể trông chờ sự phát triển. Khi bạn tuyên truyền hô hào, nhưng hành động thực tế không cởi mở học liệu, thì làm sao thế hệ tương lai có thể tìm hiểu được về các triều đại trong lịch sử. Liệu tâm lý lặp lại này có khác gì các triều đại phong kiến thay ngôi trong lịch sử khi đốt sử triều trước. Nếu chỉ đơn thuần coi đó là một triều đã đến hồi mạt như lịch sử vẫn vậy, tâm lý đã nhẹ lòng hơn, nhân tâm cố kết hơn là bôi bác bên đối diện. Đồng ý với Nguyentrongphu, không thể chỉ vì thiếu nguồn mà hạ tiêu chuẩn. Giải pháp chắp vá hiện tại là thêm chuẩn riêng, chuẩn riêng thì bạn phải đề xuất vì không phải ai cũng hiểu về âm nhạc hoặc lĩnh vực khác được. Các thành viên chỉ ủng hộ được bằng phiếu theo chỉ dẫn của người khởi xướng.--Nacdanh (thảo luận) 11:26, ngày 20 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Ngoài ý kiến như Nguyenhai314 về một người (cố nhân) được báo chí nhắc đến chỉ một nguồn thì cũng khá xứng đáng được giữ lại. Nên thêm một số nguồn sơ cấp (blog chính thức) từ những người hoạt động nghệ thuật hải ngoại có thể chấp nhận được, những cá nhân có blog này phải có bài trên wikipedia thì mới chấp nhận nguồn sơ cấp này, đối tượng được nói phải là cố nhân. Theo @CVQT: giới thiệu, tôi nghĩ những cố nhân từng biểu diễn tại các sự kiện nhạc hội lớn nên được chọn như một tiêu chí xác định độ nổi bật. Ngoài ra, CVQT cần xác định rõ những tài liệu in ấn tại hải ngoại được chấp nhận như một nguồn so với nxb tại Việt Nam hiện tại. Nếu những cố nhân đó có sản phẩm in ấn băng đĩa của các hãng ngày xưa thì có chấp chú giải bằng chữ đơn thuần. Có nên mở rộng về số đĩa/album đã phát hành của cố nhân. Nhưng tôi nghĩ bạn CVQT nên viết một số giải pháp để người khác có thể phát kiến thêm hơn là mò mẫm chay. Có xe đạp vẫn hay hơn là chạy bộ.--Nacdanh (thảo luận) 15:25, ngày 20 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  4.  Ý kiến Quan điểm của tôi là nếu bài viết (về các chủ thể trước năm 1975) được nhắc đến đáng kể tại ít nhất 1 nguồn thứ cấp độc lập đáng tin cậy thì nghiễm nhiên nổi bật. Vì sao? Suy nghĩ đơn giản: ấn phẩm phát hành/sáng tác trước 1975, sau nửa thế kỉ vẫn có người nhắc đến và đề cập đến, nhắc đến thì độ nổi bật của nó quá rõ, không phải bàn cãi ==> trường tồn với thời gian. Phải nổi bật, rất nổi bật thì nửa thế kỉ mới có người đề cập đến, nếu không ắt hẳn sẽ bị lãng quên. Các trường hợp khác (nếu không có nguồn thứ cấp nào) thì nên xem xét theo case by case basis. Nguyenhai314 (thảo luận) 11:57, ngày 20 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Vậy rõ ràng người đề xướng lên cập nhật giải pháp này để cộng đồng cho ý kiến, một ví dụ tương ứng cho tiêu chí bạn nêu Wikipedia:Biểu quyết xoá bài/Trường tôi (lần 2).--Nacdanh (thảo luận) 12:09, ngày 20 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Tôi thấy có trang Nhạc xưa có thể dùng làm nguồn được. Tuy chỉ là một dạng blog (nguồn sơ cấp) nhưng cung cấp rất nhiều thông tin hữu ích về các chủ thể nhạc vàng. Nhiều website dòng chính cũng dùng lại, sao chép lại thông tin từ trang web này. Tôi nghĩ với đặc thù chủ đề khó tiếp cận thông tin, khó kiểm chứng thì nên nới lỏng bớt tiêu chí (cho thể loại đặc thù này). Nguyenhai314 (thảo luận) 12:14, ngày 20 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Vậy phải đợi người khởi xướng cập nhật ý kiến của bạn, nếu đa số tán thành thì sẽ có chuẩn riêng theo kiểu chắp vá theo hoàn cảnh. Nhưng chính xác ngư Nguyentrongphu nói, nhiều người lưu trú hoặc định cư bên ngoài Việt Nam, có thể vẫn giữ nguồn tài liệu, hoặc tiếp tục xuất bản chưa được quảng bá. Nếu dự án này đủ mạnh, nên tổ chức một vài chiến dịch truyền thông với nhóm người đó để đóng góp tài liệu, nhưng đó chỉ là viễn cảnh màu hường.--Nacdanh (thảo luận) 12:22, ngày 20 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến Thân gửi Nguyentrongphu, Nacdanh, Nguyenhai314ThiênĐế98: Cảm ơn mọi người đã có ý kiến. Căn bản thế này, tôi chỉ muốn tìm đồng thuận về “một số tiêu chí đặc thù”, chứ không phải “hạ thấp tiêu chuẩn” (cái này sợ mọi người hiểu chưa đúng). Tôi chưa vội đề ra các giải pháp và tiêu chuẩn [ngay lập tức]; bởi việc tự đề ra này nó hơi mang nặng tính chủ quan, được ý người này thì lại mất ý người khác, nó không hề dễ để áp chế được. Trong khi tôi muốn mục đích hướng tới của thảo luận này là toàn diện và đạt được đồng thuận, trên cơ sở ý kiến góp ý từ phía mọi người. Cũng như kiểu xây dựng một đạo luật thì cũng phải xin ý kiến đóng góp khắp nơi rồi mới hiệu chỉnh và cho biểu quyết thông qua thôi.
  • Về vấn đề nguồn, rõ ràng là rất khó tìm nguồn về chủ đề này ở Việt Nam, nhất là trong bối cảnh công an Việt Nam đang làm ngày càng gắt gao về vấn đề an ninh mạng. Chính vì vậy, mà phần lớn các bài viết thuộc chủ đề này là “chưa đạt yêu cầu” và không tương xứng với tầm ảnh hưởng mà những chủ thể được nhắc đến tạo ra. Nhìn cách viết bài, có thể thấy ngay rằng hầu hết (trên 90%) thành viên viết bài về chủ đề này là người Việt sống trong nước, không có điều kiện ra nước ngoài (nhất là Mỹ) để tìm tư liệu hàn lâm bằng tiếng Anh hay thậm chí cả tiếng Việt về chủ đề này (đặc biệt là trong bối cảnh dịch Covid-19, việc đi lại giữa các quốc gia còn đang rất khó khăn, ít nhất trong khoảng 1-2 năm nữa mới có thể trở lại bình thường). Bởi họ là thành viên trong nước nên những tư liệu để họ viết bài rõ ràng không nhiều, nguồn trên mạng thì lèo tèo cái được cái không và có bài còn phải dựa vào hiểu biết cá nhân để viết (đây là một thực tế). Đúng như Nacdanh chia sẻ, nếu trong một hoàn cảnh tươi sáng nhất, mọi người cả trong nước và nước ngoài có thiện chí đóng góp tích cực cho Wikipedia thì những trăn trở khúc mắc thế này, những khó khăn như vậy là rất khó xảy ra. Nhưng thực tế thì không như vậy, phần nhiều người Việt ở nước ngoài họ không thật sự mặn mà với Wikipedia, và để trông chờ vào sự “đóng góp” của họ thì rất khó. Đến những đại nhạc hội lớn ở hải ngoại như Thuý Nga hay ASIA trên này còn đang là bởi những người Việt trong nước đóng góp, dựa trên những thông tin từ các page và các cuốn băng lậu (sản phẩm của Thuý Nga và Asia vẫn chưa được lưu hành chính thức và hợp pháp ở Việt Nam), cách viết list bài hát cùng thông tin ít ỏi “rất đặc trưng” thì thật là khó để có thể cải thiện ngay được.
  • Ý của Nguyenhai314 cũng là một ý hay. Nhưng tôi muốn nhiều người đóng góp ý kiến hơn nữa, từ các thành viên có hiểu biết về lĩnh vực này hay hoạt động bên BQXB (Kantcer, Biheo2812,...) đến các thành viên khác trên này, hướng đến tìm đồng thuận. Mỗi ý kiến đóng góp là một căn cứ để có thể xây dựng một số tiêu chí đặc thù nhằm tìm lối thoát cho các bài viết trong lĩnh vực này và là cơ sở để đánh giá trong BQXB. Lưu ý rằng “tìm tiêu chí đặc thù” chứ không “hạ thấp tiêu chuẩn”, mong mọi người đừng hiểu sai. Cảm tạ! — MessiM10 14:42, ngày 20 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Vậy cuối cùng sẽ có 1 cuộc BQ trong tương lai (1-2 tuần nữa) về vấn đề này? SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 19:43, ngày 20 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  1.  Ý kiến Độ nổi bật của văn nghệ sĩ trước 1975 là phải xét từng người. Không phải cứ đánh đồng trước 1975 là nổi bật hoặc sau 1975 ít thông tin là không nổi bật. Quan điểm của tôi là một văn nghệ sĩ nổi bật trước 1975 thì phải đáp ứng các yếu tố sau:
  • Nhạc sĩ nhạc vàng trước 1975: Có ít nhất 1 sáng tác thuộc loại siêu siêu nổi tiếng trong dòng nhạc vàng hoặc từ 3 sáng tác nổi tiếng trở lên. Để nhận định một sáng tác nổi tiếng thì phải xem trước và sau 1975 có bao nhiêu bản thu âm bản nhạc đó. Đó là lý do tôi cho rằng nhạc sĩ Trần Văn Nhơn (đã xoá) không đủ nổi bật vì bài Hà Nội 49 nổi tiếng nhất của ông chỉ có 4 bản thu trước và sau 1975. Ở đây không tính các nhạc sĩ hoà âm phối khí.
  • Nhạc sĩ nhạc vàng sau 1975: Có sáng tác được thâu âm phát hành bởi các trung tâm băng nhạc lớn và phải là dạng bài hát siêu siêu nổi tiếng hoặc ít nhất 3 bài nổi tiếng bình thường.
  • Ca sĩ nhạc vàng trước 1975: Trước 1975 có góp giọng trong nhiều băng đĩa và trong sinh hoạt văn nghệ. Độ nổi bật của họ là ở trước năm 1975 nên sau này dù họ có ít xuất hiện thì cũng vẫn nổi bật.
  • Ca sĩ nhạc vàng sau 1975: Góp mặt ít nhất 15 kỳ đại nhạc hội (có dộng dồn) của các trung tâm lớn (Thuý Nga, Asia, Vân Sơn, Tình, Mây, Làng Văn...). Có ít nhất một album CD (không tính album digital vì album dạng digital rất mỳ ăn liền). Có ít nhất 3 bài Hit (gắn liền tên tuổi, nhiều người biết) trên các sân khấu này hoặc 1 bài gây tiếng vang lớn.
  • Nhà thơ/nhà thơ/kịch gia: Dĩ nhiên là có tác phẩm được in thành sách/dựng thành tác phẩm sân khấu và được báo trước 1975 lẫn nguồn sau này nhắc lại. Trường hợp Hà Liên Tử (đã xoá) là một nhà thơ tiền chiến lớn nhưng sau này tìm không ra nguồn nhắc nên bị xoá là điều rất tiếc huhu.
  • Những nhân vật chủ chốt của các Trung tâm băng nhạc hải ngoại: Phải là những nhân vật chủ chốt, gắn bó gạo cội với trung tâm đó. Ví dụ, Thuý Nga có Huỳnh Thi, Tô Văn Lai, Tô Ngọc Thuỷ, Tùng Châu... Asia có Trúc Hồ, Trúc Sinh, Thy Vân, Nam Lộc, Thuỳ Duơng, Việt Dzũng... Vân Sơn có Việt Thảo, Huỳnh Nhật Tân (giám đốc âm nhạc gần 20 năm), Hoàng Nghĩa (nhạc sĩ)... Trung tâm Mây có Trần Thăng, Anh Bằng, Trần Ngọc Sơn...

Messi lấy được ý nào thì lấy nha. Tôi dở mấy vụ tự đặt ra tiêu chí nên chỉ biết nêu quan điểm thôi.

P/S: Tôi không nghĩ vietgiaitri là nguồn dùng được, vì nguồn trên trang này là xào lại từ các trang tin/diễn đàn khác. Kantcer 11:36, ngày 21 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Dự kiến một số tiêu chí nhằm tháo gỡ vướng mắc[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyên tắc là không hạ thấp các tiêu chuẩn đã đề ra, đồng bộ và không chồng chéo với các quy định độ nổi bật liên quan
  1. Nguồn tham khảo
    Có ít nhất 01-02 nguồn tham khảo (ưu tiên nguồn thứ cấp) đủ mạnh nhắc đến chủ thể một cách rõ ràng trong bài viết (tìm được nguồn hàn lâm thì càng tốt và càng được ưu tiên).
    (Cần làm rõ: nguồn đủ mạnh là như thế nào? Với ca sĩ đã mất như Duy Khánh, Sĩ Phú, Hùng Cường mà không tìm được nguồn thứ cấp thì hướng đi ra sao???)
    (Ca sĩ còn sống mà không có nguồn tham khảo vẫn bị liệt vào tiêu chí xóa theo quy định).
    Một lần nữa, nguồn nào đủ mạnh bạn phải tự đề xuất 1 danh sách để cộng đồng thông qua. Sau đó, muốn thêm nguồn nào chấp nhận được thì thảo luận tìm đồng thuận tiếp. Thiên Đế cũng từng phải làm vậy đối với các nguồn Công giáo (thảo luận và đạt đồng thuận từng nguồn một). Nguồn sách thường ok nên khỏi bàn tới. Không tìm được bất kỳ nguồn nào thì xóa chứ tính sao là sao? Trách nhiệm tìm nguồn thuộc về người viết bài. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 19:32, ngày 20 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Nguyentrongphu Thứ nhất, Ở Việt Nam, đương nhiên đó là những báo điện tử bấy lâu nay dự án ta vẫn thừa nhận (VnExpress, Thể thao văn hóa, Dân Trí, Tuổi trẻ, Thanh niên, Người Lao động,...). Ở ngoại quốc có BBC, USA Today, ...
    Thứ hai, hiện vẫn đang xem xét thêm về một số nguồn khác như nhacxua.org, Người Việt, VOA, RFA,... (lâu nay vẫn chưa được coi là nguồn mạnh). Ngoài ra, theo như Nacdanh và Nguyenhai314 đề nghị, một số trang blog/web cá nhân có thể được dùng làm nguồn sơ cấp. Nhóm nguồn liệt kê này mới là nguồn đề cập nhiều hơn về các ca sĩ trước năm 1975. — MessiM10 03:37, ngày 21 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Tôi đồng ý với bạn Nguyenhai314 là dùng nguồn “Nhạc xưa Blog” trang này chuyên viết về các hoạt động của các văn nghệ sĩ trước 1975 rất uy tín.   Biheo2812  03:53, ngày 21 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Nguồn báo hoặc sách thì không bàn (không phân biệt quốc nội hay hải ngoại), cái tôi bàn về nguồn sơ cấp dạng blog. Blog có hai dạng: một là blog của những nhân vật có bài sẵn trên wp để nói về một người không còn sống (nguồn sơ cấp mạnh), một dạng sơ khác không do một cá nhân có bài trên wp (ví dụ "Nhạc xưa Blog") thì bạn cần phải lập một danh sách để cộng đồng xem xét từng nguồn sơ cấp đó có chấp nhận được không? Đó là ý giải thích của tôi để bạn hiểu rõ hơn. Chính xác như Nguyentrongphu nói, dạng thứ hai về nguồn sơ cấp này cần bạn hoặc ai đó liệt kê thành danh sách, không thể bâng quơ được. Đó là về người không còn sống, người còn sống mà không có bất kỳ nguồn thứ cấp (sách báo), dạng sơ cấp mạnh (người có bài trên wp nói về họ) và dạng sơ cấp yếu hơn (bạn hoặc ai đó cần lập một danh sách) thì nên xóa hoặc tiếp tục thêm các tiêu chí phụ bên dưới.--Nacdanh (thảo luận) 07:35, ngày 21 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Về nguồn web (sơ cấp), tôi có thể liệt kê ra như sau:
    Các báo chí/trang thông tin của người Việt hải ngoại: Người Việt Online, RFA.org, VOA, VietBao.com... (nguồn sơ cấp loại 1). Ngoài ra, Zing, Motthegioi hay Vietgiaitri là các báo chí trong nước có thể được xếp vào dạng này.
    Các website: nhacxua.vn, yeunhacvang.com, dongnhacvang.com, nhacvangbolero.com,.... cùng các web có tên miền tương tự, đều được chấp nhận là các nguồn sơ cấp loại 2. Dạng này còn cả Website các trung tâm băng nhạc hải ngoại (Thúy Nga, ASIA,...)
    Về blog hoặc web cá nhân, tôi đề xuất như sau:
    Các blog hoặc web cá nhân của các tác giả đủ nổi bật và có bài trên Wikipedia đều được xem là nguồn sơ cấp loại 2.
    Về các dạng blog khác, có rất nhiều và đang chắt lọc để tìm những cái nào đủ tin cậy. Hiện tại tôi thấy có amnhacmiennam.blogspot.com, bianhacvang.blogspot.com, amnhachaingoai.blogspot.com ... (đang tiếp tục rà soát) là có thể sử dụng được làm nguồn sơ cấp loại 3.
    Tiếp tục cập nhật và rà soát... — MessiM10 09:57, ngày 21 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Ý tôi là dạng sơ cấp yếu hơn này (phiền bạn lên danh sách, rồi lập mục lục kết quả tổng kết phía dưới để thành viên bàn luận) phải cung cấp thông tin hoặc phân tích chuyên môn nhạc, không phải là nơi chỉ để nghe đơn thuần. Khi có danh sách, bên nên kêu gọi tất cả thành viên có liên quan đến âm nhạc (Âu, Mỹ, Á, vân vân) trên wikipedia tiếng Việt nhận định nguồn sơ cấp nào chấp nhận. Như vậy sẽ rộng đường dư luận trong việc xuất hiện nguồn sơ cấp tồn tại bên trong một bài bách khoa về âm nhạc "thời kỳ đang xét".--Nacdanh (thảo luận) 10:21, ngày 21 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Nacdanh Yếu hơn thì chắc khó được chấp nhận đại trà. Tuy nhiên, một số blog nếu như có các bài post đăng tải lại các bài báo trước năm 1975 ví dụ như trang này thì hoàn toàn có thể được xem xét làm một dạng nguồn sơ cấp. — MessiM10 11:41, ngày 21 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Những website: nhacxua.vn, yeunhacvang.com, dongnhacvang.com, nhacvangbolero.com,.... cùng các web có tên miền tương tự, lâu nay không được xem là nguồn “hợp pháp” (đúng kiểu Nhạc xưa Blog mà các bạn đã dẫn). Nay tôi xin đề nghị chúng đều được chấp nhận là các nguồn sơ cấp loại 2 (yếu hơn) trong việc kiểm chứng thông tin cho trường hợp văn nghệ sĩ và văn hóa phẩm trước năm 1975.
    Về blog (không rõ tác giả/chính chủ), có rất và rất nhiều blog khác nhau, nguyên tắc là không dùng được làm nguồn đâu. Tuy nhiên, một số blog nếu có trích đăng các bài báo từ trước năm 1975 nói đến chủ thể (chụp ảnh hoặc đánh máy lại), đăng bìa và kèm theo đó là bản chụp trước năm 1975 về thông tin in trên các tờ nhạc/sản phẩm văn hóa nghệ thuật, hoàn toàn có thể coi là nguồn tham khảo sơ cấp hợp lệ. Căn cứ từng trường hợp cụ thể và nội dung, thông tin được đề cập để xác minh tính hợp lệ của bài blog đó. — MessiM10 12:42, ngày 21 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Nếu báo xưa thì chính xác ra phải là bản chụp lại hoặc scan lại, không thể hạ tiêu chuẩn. Dạng blog chính chủ của một người là họ cập nhật và tự xác nhận, không phải dạng phỏng đoán. Không thể hạ thấp tiêu chuẩn được. Dạng blog phải là dạng thông tin chuyên môn chút, chứ không phải dạng người hâm mộ viết. Nếu bạn biết Rotten Tomatoes thì sẽ hiểu điều tôi nói, Rotten Tomatoes sẽ dùng blog hoặc website, nhưng những nguồn sơ cấp đó đều là những chuyên gia trong lĩnh vực điện ảnh hoặc làm phim. Tôi không cổ súy cho việc hạ cấp nguồn của tiêu chuẩn wp. Và chính xác nhất cho các tiêu chí đặc thù của bối cảnh Việt Nam, là bạn bổ sung theo Kantcer một thành viên có chuyên môn âm nhạc + kết hợp với các gợi ý của tôi lẫn những người khác đã nêu ý kiến, rồi sau đó gộp lại trong một mục mới với tên gọi "kết quả". Không thể dàn trải mãi. Tôi thấy rất nhiều tiêu chí rồi đấy.--Nacdanh (thảo luận) 12:49, ngày 21 tháng 8 năm 2021 (UTC).[trả lời]
    @Nacdanh: Như vậy thì không có blog nào đạt đúng yêu cầu đâu. Trừ khi bài blog đó có chụp ảnh/scan lại một trong các tài liệu sau: bài báo xưa, bìa/poster tờ nhạc/sản phẩm văn hóa nghệ thuật, thông tin in trên các tờ nhạc/sản phẩm văn hóa nghệ thuật thì còn có thể xem xét và chấp nhận. Về chuyên môn, đối với trường hợp này, những website: nhacxua.vn, yeunhacvang.com, dongnhacvang.com, nhacvangbolero.com,.... cùng các web có tên miền tương tự sẽ đáp ứng được yêu cầu chuyên môn. Vấn đề phát sinh là lâu nay chúng không được xem là nguồn “hợp pháp” ở Wikipedia (đúng kiểu Nhạc xưa Blog mà các bạn đã dẫn) nên tôi mới đề nghị tất cả các website này được xem là nguồn sơ cấp đủ tiêu chuẩn trong việc xem xét các bài viết về chủ thể đã đề cập. Chứ còn yếu hơn nữa chắc không được chấp nhận đâu. — MessiM10 13:12, ngày 21 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Cũng xin nói thêm là nếu nhacxua.vn (Nhạc Xưa Blog) và dongnhacvang.com được chính thức công nhận là nguồn sơ cấp hợp lệ thì chắc chắn 80-90% vấn đề sẽ được giải quyết. Thậm chí không cần các tiêu chí ở dưới mà chúng hoàn toàn có thể vận dụng một cách linh hoạt theo quy định độ nổi bật hiện hành. Bản chất các trường hợp này "khó nhất là cái nguồn" nên đây sẽ là nút thắt rất quan trọng. Tôi có thể chỉ cho thảo luận và tìm đồng thuận đúng tiêu chí này (bởi các tiêu chí dưới việc định lượng chỉ khiến vấn đề thêm rối rắm đúng như các bạn nói). — MessiM10 13:28, ngày 21 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  2. Sự nghiệp hoạt động
    2.1. Trước 30 tháng 4, 1975
    - Có thâm niên hoạt động lâu năm và được các nguồn ở mục 1 đề cập/xác nhận.
    - Liên quan đến số lượng đĩa nhựa/băng nhạc, đang rà soát...
    2.2. Từ 30 tháng 4, 1975 trở về sau
    Đã từng xuất hiện trong các đại nhạc hội lớn ở hải ngoại (Paris By Night/Thúy Nga Music Box, ASIA, Vân Sơn) (tối thiểu bao nhiêu lần?)
    Đã phát hành một lượng album/CD nhất định (con số cụ thể cần thảo luận thêm)
    Đã được xác nhận từng giữ các vai trò: chủ tịch/giám đốc điều hành, giám đốc âm nhạc... của các trung tâm băng nhạc/nghệ thuật hải ngoại trong một khoảng thời gian đủ dài (5-10 năm trở lên). (Áp dụng đối với những chủ thể không hoạt động trực tiếp trên sân khấu mà giữ các vai trò điều hành/quản lý nghệ thuật các trung tâm).
    "Đã từng xuất hiện" thì phải nói là nhiều vô số kể, kể cũng không hết, không nên coi đây là một tiêu chí để xác minh độ nổi bật của chủ thể. Còn phát hành lượng Album nhất định cá nhân mình nghĩ phải có cái gì bảo chứng nó thực sự nổi tiếng hay đáng chú ý, chứ nếu chỉ chứng minh là phát hành nhiều album/CD mà chưa có thành tích nào đáng chú ý... phải xem lại. Nguyenmy2302 (thảo luận) 16:43, ngày 20 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Cái này phải sửa thành “lớn”, thì Thúy Nga, ASIA và Vân Sơn đáp ứng được. Để được lên sân khấu của Thúy Nga, ASIA hay Vân Sơn thì không dễ. Các sản phẩm của các trung tâm này phát hành có chất lượng chuyên môn khá cao, quy mô cũng phải tuơng đuơng với vài cái gameshow của VTV cộng lại. Quy mô lớn, CD được săn đón... (ở Việt Nam CD lậu của các trung tâm này trước khi dịch Covid bùng phát vẫn luôn là mặt hàng đắt như tôm tươi, nạn băng đĩa lậu ở VN vẫn là rất nhức nhối nhưng chứng tỏ sức hút các trung tâm này là không hề nhỏ một chút nào). Tuy nhiên, đó cũng chỉ là tiêu chí bổ trợ trong trường hợp đảm bảo yêu cầu về nguồn. — MessiM10 18:11, ngày 20 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Không có chuyện lên sân khấu Thúy Nga, Vân Sơn hay ASIA = mặc nhiên đủ nổi bật. Show Rap Viet đình đám ở VN nhưng chỉ có duy nhất quán quân là mặc định có bài. Các ca sĩ Việt hải ngoại sau năm 1975 không cần phải có tiêu chí riêng. Bây giờ là thời đại 4.0 rồi chứ không còn là thời đồ đá. Sau năm 1975 thì nguồn rất nhiều, một lần nữa, bạn không tiếp cận được nguồn thì là vấn đề của bạn. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 19:36, ngày 20 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Đây chỉ là tiêu chí bổ trợ trong trường hợp đã đảm bảo đủ yêu cầu về nguồn thôi (để tránh trường hợp một số ca sĩ trẻ sau 1975 không lên sân khấu Thúy Nga, ASIA... nhưng lại dùng báo chí để PR tên tuổi). Vì nhiều ca sĩ họ chỉ hoạt động ở hải ngoại và không được về nước biểu diễn (vì nhiều lý do như thị thực hay thủ tục cấp phép biểu diễn hay vài lý do khác) nên báo chí trong nước ít khi đề cập. Chứ xuất hiện trên các trung tâm mà không có một nguồn thứ cấp nào đủ mạnh đề cập vẫn bị xoá theo đúng quy định (như Wikipedia:Biểu quyết xoá bài/Phương Diễm Hạnh/2) đấy thôi. Không thể vì từng xuất hiện mà bỏ qua diện “tiểu sử người còn sống không có nguồn tham khảo” được. — MessiM10 03:37, ngày 21 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Để mọi người rõ hơn, mình xin lý giải tiêu chí này như sau: Đây là tiêu chí bổ trợ nhằm xác định thâm niên hoạt động của văn nghệ sĩ, khi đã đạt tiêu chí về nguồn tham khảo. Điều này nhằm loại trừ những trường hợp những ca sĩ sau năm 1975 hoạt động ít và dùng nguồn báo chí hoặc xuất hiện trong một số ít các show lớn để tự đánh bóng tên tuổi bản thân. Paris By Night, ASIA và Vân Sơn mỗi năm chỉ làm từ 2-4 chương trình đại nhạc hội, và không dễ để một nghệ sĩ có thể được các trung tâm này mời lên sân khấu một cách liên tục hoặc đều đặn trong một số lượng show đủ lớn nhất định (và ngược lại, nghệ sĩ cũng không thể trả tiền để được đứng show trong một thời gian đủ dãi và số lượng đủ lớn được). Theo tôi nghĩ, phải xuất hiện và có hoạt động tối thiểu từ 20-25 đại nhạc hội như vậy (và được xác nhận) thì mới được xem là đủ nổi bật; và cho phép loại trừ tất cả các trường hợp còn lại để tránh tình trạng PR (trừ khi phải có một thành tích lớn theo đúng quy định của Dự án Âm nhạc hoặc lĩnh vực khác, hoặc có scandal “long trời lở đất, kinh thiên động địa”). — MessiM10 05:17, ngày 21 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Không cần tiêu chí riêng cho ca sĩ VN hải ngoại sau năm 1975. Những bài này nên được đánh giá chung với ca sĩ ở VN hay ở bất cứ nước nào. Các ca sĩ trả tiền PR rất dễ phát hiện nếu đọc nguồn báo chí kỹ. Thành tích không có mà cứ viết tâng bốc là đủ hiểu rồi. Các ca sĩ sau năm 75 thì dù có 10 nguồn vẫn có thể bị BQ xóa như thường. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 06:31, ngày 21 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Tôi vừa đọc qua Wikipedia:Độ nổi bật (âm nhạc). Có một số vấn đề cần làm rõ bối cảnh hoặc phải cụ thể hóa.
    1,Chính xác thì phải xem các sự kiện nhạc hội đó ở phạm vi nào? "Được đưa tin đáng kể bởi một nguồn đáng tin cậy về một chuyến lưu diễn quốc tế, hay một chuyến lưu diễn cấp quốc gia ở ít nhất một nước có chủ quyền". Bạn cần giải nghĩa rõ những sự kiện này nằm ở mức độ nào. Không hẳn là không có người về biểu diễn tại Việt Nam, có người còn xuất hiện trên truyền hình quốc gia tại Việt Nam.
    2, "Có một đĩa đã đạt chứng nhận vàng về doanh thu ở một hay nhiều quốc gia."? Những đĩa/album đó có thống kê doanh thu tại hải ngoại không? Việt Nam có kênh bán nào không?
    3, "Đã phát hành trên hoặc hai album ở một hãng thu âm lớn, hoặc một hoặc vài hãng độc lập quan trọng (nghĩa là một hãng độc lập được thành lập trên vài năm và có một đội ngũ biểu diễn với nhiều người nổi bật)." => cái này là cái tôi nói ở trên (phần ý kiến). Hãng đĩa phát hành của họ thế nào, đã hoạt động ở hải ngoại, chắc là có hãng đĩa, không có thì quá hài hước.
    4, "Có tác phẩm được phát đều đặn toàn quốc bởi một đài phát thanh lớn." Bạn nên làm rõ nghĩa, các sự kiện trên có tương đương một đài phát thành lớn phạm vi quốc gia; nếu xét ngữ cảnh ít nhất trong cộng đồng người Việt hải ngoại (cụ thể hóa).
    5, "Đã biểu diễn âm nhạc cho một sản phẩm truyền thông nổi bật, chẳng hạn như thể hiện một bài hát chủ đề của một chương trình của hệ thống truyền hình, biểu diễn trong một chương trình TV hay một bộ phim nổi bật, cũng như một album tuyển tập, v.v... (Tuy nhiên nếu đây là điểm nổi bật duy nhất, có lẽ thích hợp hơn là đề cập tại bài chính và đổi hướng mục từ sang bài này)" => đây cũng là một tiêu chí cần xét, bạn nên làm rõ khái niệm "một sản phẩm truyền thông nổi bật"
    6, "Đã trở thành đại diện tiêu biểu nhất của một phong cách nổi bật hay của một sân khấu địa phương ở một thành phố; chú ý rằng chủ đề vẫn phải thỏa mãn tất cả các tiêu chuẩn thông thường của Wikipedia, bao gồm kiểm chứng được.".--Nacdanh (thảo luận) 08:37, ngày 21 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  3. Thành tựu
    Đối với các bài viết về văn nghệ sĩ và văn hóa phẩm trước năm 1975 ở miền Nam, không yêu cầu chủ thể của bài viết phải đạt bất kỳ một giải thưởng hay thành tích nào nhất định (trường hợp có giải thưởng hay thành tích cụ thể thì càng tốt và được ưu tiên khi xem xét về độ nổi bật).
    Thế thì tạo bài tất cả các nghệ sĩ trên? Một loạt bài có thể thuộc dạng TSNDS không nguồn nên tiêu chí này mình phản đối. Có bài thì cũng tốt nhưng đối với dạng khó tìm nguồn này nên check độ nổi bật theo từng "ca" thì tốt hơn. Vì nhóm bài này đã mơ hồ, liệt kê ra các tiêu chí để xác định độ nổi bật thì càng mơ hồ hơn. Nguyenmy2302 (thảo luận) 16:43, ngày 20 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Nguyenmy2302: TSNĐS không nguồn thuộc diện xóa nhanh và ưu tiên xóa (nếu nguồn trong bài chết), không liên quan đến cái này. Không yêu cầu vì trước năm 1975 bạn nghĩ xem có giải nào đủ uy tín không khi thời chiến đang đánh nhau và phục vụ cho tâm lý chiến thì thi thố cái gì? Còn sau 1975 thì lưu vong vượt biển hết rồi cũng làm gì có cuộc thi nào ra hồn? Vậy nên mới có cái tiêu chí này (không yêu cầu thành tích) và được áp dụng trong trường hợp đã đảm bảo về nguồn tham khảo (để tránh những lá phiếu chỉ nhìn vào thành tích mà đánh giá một nhân vật/tác phẩm trong khi không chịu tìm hiểu nguồn gốc vấn đề). — MessiM10 18:01, ngày 20 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    @CVQT: Thời điểm trước năm 1975 không phải không có cuộc thi hay giải thưởng gì, cải lương thì có Giải Thanh Tâm, ca nhạc là Giải Kim Khánh.   Biheo2812  21:55, ngày 20 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Biheo2812 Tuy nhiên giải Kim Khánh chỉ được trao đúng hai năm 1973 và 1974 (hai năm chiến sự đã giảm sự căng thẳng, 1/1973 ký hiệp định Paris rồi còn năm 1975 thì VNCH thất bại); trước Hiệp định Paris, đúng giai đoạn chiến sự căng nhất thì rõ ràng không có giải thưởng nào cho Tân nhạc nên khó có thể dùng làm tiêu chí đại trà được. Mặc dù vậy phải thừa nhận là giải này có độ uy tín ở mức gần tương đương với giải Cống hiến ở Việt Nam sau này. Mà nên nhớ, giải Cống hiến không trao cho Bolero (theo lý giải của Ban Tổ chức thì là bởi dòng nhạc này không có tính sáng tạo, đột phá, nhưng khi tìm hiểu sâu xa thì không hẳn chỉ nằm mỗi ở việc thiếu tính sáng tạo mà còn có cả [phần nào] yếu tố về chính trị trong đó), chính vì vậy những ca sĩ trữ tình Bolero chịu thiệt rất nhiều. Còn về nghệ thuật Cải lương, xin ghi nhận ý kiến của bạn. — MessiM10 03:37, ngày 21 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Tạm thời chỉ nên chốt Giải Thanh Tâm và Giải Kim Khánh, hoặc các giải liên quan. Không nên đặc cách tiêu chí này, muốn xét thêm thì nên tìm các tiêu chí phụ khác. Chính xác là đề xuất của bạn đang đi ngược lại tiêu chí, có phần hạ thấp tiêu chuẩn. Cụ thể Wikipedia:Độ nổi bật (âm nhạc):
    8, "Đã chiến thắng hoặc nhận được một đề cử cho một giải thưởng âm nhạc quan trọng, ví dụ như giải Grammy, Juno, Mercury, Choice, Dove hay Grammis."
    9, "Đã chiến thắng hoặc tham gia một cuộc thi âm nhạc lớn." Tôi nghĩ những giải như Biheo2812 đã nói trước 1975 là chính xác, sau 1975 không lẽ các sự kiện nhạc hội hoặc cộng đồng hoặc chính quyền địa phương của người Việt hải ngoại không có nổi một giải thưởng lớn?--Nacdanh (thảo luận) 08:05, ngày 21 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Nacdanh: Giải Kim Khánh chỉ được trao vào hai năm 1973 và 1974. Còn Giải Thanh Tâm là dành cho nghệ thuật Cải lương (không phải Tân nhạc) từ năm 1958 đến năm 1968. Ngoài ra, không tìm thấy giải nào đủ uy tín khác, và thời gian trao giải cũng bị gián đoạn do chiến tranh. So sánh với giải Cống hiến ngày nay (trao liên tục suốt hơn 15 năm qua) là quá khập khiễng, hay các giải như Grammy thì lại càng khập khiễng. Sau năm 1975, nhiều ca sĩ hoặc vượt biển hoặc đi cải tạo rồi mới xin theo diện HO sang nước ngoài, mãi đến những năm 1990-2000 mới ổn định được cuộc sống. Như Giao Linh (ca sĩ), Phương Dung hay Thái Thanh (ca sĩ) họ không có giải thưởng là xoá hết à? Áp đặt tiêu chí thành tích đối với trước năm 1975 là không ổn.
    Chính vì vậy, không yêu cầu văn nghệ sĩ trước năm 1975 phải đạt một thành tích hay giải thưởng nhất định, có giải thưởng thì càng tốt và càng được coi là nghiễm nhiên nổi bật. Còn thế hệ ca sĩ sau năm 1975, nhất là từ những năm 1990 trở lại đây, không áp dụng được tiêu chí này, mà sẽ theo đúng quy định hiện hành. — MessiM10 09:57, ngày 21 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Chính xác như bạn nói, nếu đã có giải nào thì cứ bấu vào giải đó đã, vì đây chính là tiêu chí của độ nổi bật về âm nhạc. Các tiêu chí phụ như tôi đã nếu ở mục phía trên (gồm "Sự nghiệp hoạt động", "Ảnh hưởng") với rất nhiều ý nhỏ lẻ kèm theo. Cụ thể với Giao Linh (ca sĩ) là "Được đề cập trong một nguồn đáng tin cậy rằng đã ảnh hưởng đến phong cách, kỹ thuật, biểu diễn cũng như giảng dạy của một thể loại nhạc riêng biệt" + "Đã sáng tạo một số giai điệu hay chuẩn mực được sử dụng trong một thể loại nhạc nổi bật, hay một trường phái cũng như truyền thống trong một thể loại nhạc nổi bật" + "Đã trở thành đại diện tiêu biểu nhất của một phong cách nổi bật hay của một sân khấu địa phương ở một thành phố; chú ý rằng chủ đề vẫn phải thỏa mãn tất cả các tiêu chuẩn thông thường của Wikipedia, bao gồm kiểm chứng được" => mục "ảnh hưởng" tôi đã nêu, "Bà thường được báo chí Việt Nam gọi là "Nữ hoàng sầu muộn" do tiếng ca và phong cách biểu diễn trầm buồn của bà". Ngoài ra, "Đã phát hành trên hoặc hai album ở một hãng thu âm lớn, hoặc một hoặc vài hãng độc lập quan trọng (nghĩa là một hãng độc lập được thành lập trên vài năm và có một đội ngũ biểu diễn với nhiều người nổi bật)" => "nhạc sĩ Thu Hồ nghe được giọng hát Giao Linh và hẹn bà lên hãng đĩa Continental của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông để thử giọng vào ngày hôm sau, mở ra cơ hội giúp Giao Linh ký được với hãng Continental hợp đồng thu đĩa độc quyền trong ba năm".
    Phương Dung => "Có tác phẩm được phát đều đặn toàn quốc bởi một đài phát thanh lớn" + "Đã biểu diễn âm nhạc cho một sản phẩm truyền thông nổi bật, chẳng hạn như thể hiện một bài hát chủ đề của một chương trình của hệ thống truyền hình, biểu diễn trong một chương trình TV hay một bộ phim nổi bật, cũng như một album tuyển tập, v.v... (Tuy nhiên nếu đây là điểm nổi bật duy nhất, có lẽ thích hợp hơn là đề cập tại bài chính và đổi hướng mục từ sang bài này)". Ngay trong các bài báo đã nói và minh họa nhân vật biểu diễn trong các chương trình trên sóng quốc gia tại Việt Nam hiện tại.
    Thái Thanh (ca sĩ) => "được xem như một trong những giọng ca tiêu biểu của tân nhạc Việt Nam" => "Được đề cập trong một nguồn đáng tin cậy rằng đã ảnh hưởng đến phong cách, kỹ thuật, biểu diễn cũng như giảng dạy của một thể loại nhạc riêng biệt" + "Là người kiến lập một truyền thống hay trường phái trong một thể loại riêng biệt" + "Đã sáng tạo một số giai điệu hay chuẩn mực được sử dụng trong một thể loại nhạc nổi bật, hay một trường phái cũng như truyền thống trong một thể loại nhạc nổi bật". Rõ ràng không nên hạ thấp tiêu chuẩn, khi xét nguồn xong thì tiếp tục xét đến các tiêu chí phụ. Các tiêu chí phụ tôi đã liệt kê, bạn chỉ cần cụ thể hóa các tiêu chí phụ có sẵn vè bối cảnh Việt Nam, tức là chỉ cần diễn giải câu chữ của tiêu chí về bối cảnh Việt Nam, sau đó lập biểu quyết. Riêng nguồn thì nên mời mời tất cả thành viên về âm nhạc đang hoạt động trên wp thì sau khỏi bị xét nét sao bài này thì sơ cấp bài kia thì thứ cấp, rộng đường dư luận. Tôi chỉ góp ý như thế, không hơn được nữa, bạn phải chủ động.--Nacdanh (thảo luận) 10:27, ngày 21 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  4. Ảnh hưởng
    Văn nghệ sĩ và văn hóa phẩm phải có tác động sâu rộng trong nhân dân (cả trong nước và quốc tế), thể hiện qua mức độ phủ sóng của chủ thể (càng nhiều nguồn nhắc đến thì càng nổi bật, còn ít hoặc khó tìm thấy nguồn thì vận dụng linh hoạt theo 3 tiêu chí ở trên đồng thời căn cứ nội dung nguồn cung cấp và hiểu biết khách quan).
    Ở trên thì ghi 1-2 nguồn thứ cấp là đủ nổi bật nhưng ở dưới lại ghi "càng nhiều nguồn nhắc đến thì càng nổi bật"??? Vấn đề cần bàn là có nổi bật hay không chứ không phải là "đủ nổi bật" ở mức độ bao nhiêu. Miễn đủ nổi bật (mức độ bao nhiêu không cần bàn tới) là giữ. Còn thiếu nổi bật thì xóa. Quy định bạn đề xuất có mâu thuẫn. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 19:39, ngày 20 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Cảm ơn Nguyentrongphu đã có thắc mắc về vấn đề này. Thực sự đánh giá về tầm ảnh hưởng của nghệ sĩ nó vừa có tính khách quan vừa có tính chủ quan. Mục đích hướng tới của tiêu chí này là nhắm đến toàn bộ các văn nghệ sĩ và văn hoá phẩm nói chung, chứ không riêng gì ca sĩ. Ý tôi muốn nói là có 1-2 nguồn là tối thiểu và đủ nổi bật rồi và không đòi hỏi gì thêm; nhưng nó khuyến khích tìm nguồn đa chiều trung lập về chủ thể. Những chủ thể trước năm 1975 đa số họ làm nghệ thuật từ cái tâm, hoàn cảnh thời chiến phải phục vụ cho sinh hoạt nghệ thuật của cả công chúng và quân đội, mục đích tâm lý chiến, thành tựu được công chúng ghi nhận và nhớ đến (rất rất ít trường hợp thuộc diện PR), nếu như báo chí trong nước Việt Nam (vốn chịu sự kiểm duyệt gắt gao của Nhà nước) mà đề cập, nhắc đến nhiều thì chứng tỏ chủ thể phải có sức ảnh hưởng rất lớn và được thừa nhận rộng rãi thì mới được như thế. — MessiM10 05:31, ngày 21 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Cách bạn đề xuất tiêu chí chưa ổn. Ảnh hưởng của 1 ca sĩ là dựa vào chất lượng nguồn chứ không phải số lượng nguồn. Ví dụ 1 ca sĩ có ảnh hưởng rất lớn và chỉ cần được nhắc qua ở 1 nguồn uy tín (ví dụ trong 1 nguồn đó có ghi rõ thành tích và mức độ ảnh hưởng của ca sĩ tới xã hội) = đủ nổi bật. Ca sĩ PR có cả chục nguồn PR = vẫn bị xóa như thường. Không có chuyện càng nhiều nguồn càng nổi bật. Phải tính tới chất lượng nguồn nữa (độ uy tín + thông tin trong nguồn), chất lượng nguồn càng tốt thì mới càng nổi bật (nhiều nguồn mà 0 thành tích cũng bằng thừa). Mà tiêu chí "ảnh hưởng" này thảo luận làm cái gì? Tiêu chí này đã có sẵn ở trong quy định độ nổi bật chung chung rồi. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 06:47, ngày 21 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Đối chiếu Wikipedia:Độ nổi bật (âm nhạc), về ảnh hưởng cũng có tiêu chí rõ ràng:
    1, "Được đề cập trong một nguồn đáng tin cậy rằng đã ảnh hưởng đến phong cách, kỹ thuật, biểu diễn cũng như giảng dạy của một thể loại nhạc riêng biệt." => ngoài sách báo (hải ngoại và trong nước), nguồn sơ cấp blog của một các nhân có bài trên wp nói về họ, ngoài ra nên lập một danh sách "nguồn sơ cấp chấp nhận được mà chính bạn phải liệt kê để cộng đồng đối chiếu"
    2, "Đã có ảnh hưởng đáng kể đến một nhạc sĩ nổi bật mà thỏa mãn các tiêu chí phía trên." => nguồn sơ cấp blog của một các nhân có bài trên wp nói về họ
    3, "Là người kiến lập một truyền thống hay trường phái trong một thể loại riêng biệt."
    4, "Đã sáng tạo một số giai điệu hay chuẩn mực được sử dụng trong một thể loại nhạc nổi bật, hay một trường phái cũng như truyền thống trong một thể loại nhạc nổi bật."
    5, "Thường xuyên được nhắc đến trong các xuất bản phẩm nói về một tiểu văn hóa nổi bật.".--Nacdanh (thảo luận) 08:48, ngày 21 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Thân gửi Nacdanh, Nguyentrongphu, Kantcer, Biheo2812, Nguyenhai314, ThiênĐế98. Sau một hồi suy nghĩ và rà soát, tôi thấy rằng cái nút thắt lớn nhất và quan trọng nhất chính là cái nguồn tham khảo. Dựa trên tất cả các tư liệu được tìm thấy, truy cập được ở Việt Nam hiện tại, xét trên khía cạnh chuyên môn thì chỉ có các trang web: nhacxua.vn (Nhạc Xưa Blog/Nhạc Xưa Thời Báo), nhacxua.org (Tân Nhạc Việt Nam), dongnhacvang.com, nhacvangbolero.com là đủ khả năng và đảm bảo tiêu chuẩn đáp ứng, và gần như chỉ có chúng mới là nguồn thông tin đầy đủ (một số báo điện tử lớn ở Việt Nam cũng phải dựa vào để viết bài), tuy nhiên, khốn nỗi là nhiều thành viên quan niệm những nguồn này là nguồn yếu hoặc nguồn tự xuất bản (nó giống nhiều nguồn Công giáo của Thiên Đế trước đây). Tôi cho rằng, nếu giải quyết được vấn đề mấy nguồn này, công nhận tính hợp lệ (nguồn sơ cấp trung bình), thì 90% vấn đề sẽ được giải quyết, tháo gỡ.
    Các tiêu chí kia, càng đề nghị thì tôi thấy càng rối rắm, khó thực thi được, vì không thể hạ thấp tiêu chuẩn này nọ và bản thân các quy định hiện hành cũng đã có độ mở cho các trường hợp không có giải thưởng cụ thể, có thể vận dụng linh hoạt được. Do đó, ta tập trung giải quyết vấn đề nguồn là ổn nhất. Cảm tạ! — MessiM10 14:25, ngày 21 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Ai đó nên lập danh sách Thảo luận Thành viên:Alphama/Nguồn Công giáo cấp 1Thảo luận Thành viên:Alphama/Nguồn Công giáo cấp 2 như tôi đã làm từ năm 2014 nếu muốn dứt điểm vấn đề này. Hãy đưa vấn đề ra biểu quyết nếu không đạt được đồng thuận. @CVQT: Bạn làm được không?  A l p h a m a  Talk 18:18, ngày 21 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Alphama Qua rà soát sơ bộ đã lập được 01 danh sách các nguồn cấp 2 tại Thảo luận Wikipedia:Thảo luận/Độ nổi bật của ca sĩ, nhạc sĩ, tác phẩm nhạc vàng/2 và chờ ý kiến cộng đồng để công nhận những trang web đã được liệt kê là các nguồn đạt chuẩn. Khuyến khích bất kỳ thành viên nào khác tìm thêm được các website tương tự (tôi lục mỏi mắt để tìm ra 5 nguồn có thể coi là ổn nhất). Những nguồn này, theo quan niệm của một bộ phận thành viên từ trước đến nay, là nguồn yếu hoặc tự xuất bản nên rất khó sử dụng. Tuy nhiên phải nói thật với cái trường hợp trước 1975 có đào hết cái Internet cũng chỉ có bằng đấy nguồn có thông tin về chủ thể thôi. Cho nên việc phê duyệt tính hợp lệ của các trang web tôi đề cập trong trang tôi đã nêu sẽ tháo gỡ được rất nhiều nút thắt của bài toán “văn nghệ sĩ miền Nam trước 1975”. — MessiM10 19:36, ngày 21 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tôi thấy nguồn loại 2 bạn đưa ra còn quá yếu so với quy định của Wikipedia. Nếu người Việt hải ngoại không chịu bảo tồn văn hóa thì chịu. –  A l p h a m a  02:43, ngày 27 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Alphama: Trong cả 5 cái thì được cái nhacxua.vn là ổn nhất. Mỗi tội, nó chưa đáp ứng được tiêu chí về địa chỉ tòa soạn rõ ràng (để mỗi chữ Ban Biên Tập), ngoài ra không còn một website nào khác tốt hơn (ngoài Zing, nguồn cũng bị nhiều người đặt dấu hỏi về khả năng sử dụng tại Wikipedia, dù có địa chỉ rõ ràng). Thi thoảng, Zing có sử dụng những thông tin từ nhacxua.vn để giới thiệu tiểu sử ca sĩ. Ngoài ra một số báo chí ở Việt Nam cũng viết bài về ca sĩ trước 75 dựa vào nhacxua.vn (tôi đã từng trao đổi với một vài nhà báo và họ xác nhận thông tin trên nhacxua.vn là đúng qua tìm hiểu và phỏng vấn chính các chủ thể). Thật khó để tìm một nguồn "ra hồn" mà nói đến các chủ thể trước 75 (nhất là những người ít tiếng tăm hơn).
Dù nó chưa được thỏa mãn so với quy định, nhưng nếu được, tôi sẽ cố gắng lấy ý kiến về hai nguồn nhacxua.vn và Zing, có thể đưa ra biểu quyết để công nhận tính hợp lệ. Việc xin "đặc cách" kiểu này, phải thừa nhận là tạo ra tiền lệ không hay ở Wikipedia, nhưng nó là cách gần như duy nhất để tháo gỡ mấy cái vướng mắc về nghệ sĩ trước 75 bao nhiêu năm nay mà vẫn không giải quyết nổi chỉ vì "nguồn". Theo thống kê, khoảng 65-70% BQXB các trường hợp này trong quá khứ có kết quả là Giữ, cho dù có vài trường hợp tại thời điểm biểu quyết vẫn không giải quyết hết các vấn đề nguồn mà phiếu xóa đưa ra, chất lượng khá tệ. – MessiM10 16:34, ngày 27 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]