Wikipedia:Thảo luận/Lưu 88

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Lưu 85 Lưu 86 Lưu 87 Lưu 88 Lưu 89 Lưu 90 Lưu 95

Đang có một RFC về cáo buộc "lạm dụng công cụ bảo quản viên trên Wikipedia tiếng Việt" tại Meta, xin mời tất cả các bạn tham gia cho ý kiến. Tryvix1509

(Talk • Contribs • Faq)
08:04, ngày 1 tháng 5 năm 2023 (UTC)[trả lời]

Bản tin Kỹ thuật: Tuần 18-2023

MediaWiki message delivery 01:44, ngày 2 tháng 5 năm 2023 (UTC)[trả lời]

Global ban proposal for Piermark/House of Yahweh/HoY

Apologies for writing in English. If this is not the proper place to post, please move it somewhere more appropriate. Xin hãy giúp dịch sang ngôn ngữ của bạn There is an on-going discussion about a proposal that Piermark/House of Yahweh/HoY be globally banned from editing all Wikimedia projects. You are invited to participate at Requests for comment/Global ban for Piermark on Meta-Wiki. Cảm ơn! U.T. (thảo luận) 12:36, ngày 4 tháng 5 năm 2023 (UTC)[trả lời]

Trùm rối liên wiki từng có sửa đổi tại Wikipedia Vi nên chúng ta mới nhận được thông báo. Hiện đang có thảo luận global ban về trùm rối này. Ai có nhu cầu thì có thể tham gia bên Meta. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 13:45, ngày 4 tháng 5 năm 2023 (UTC)[trả lời]

Đồng bộ cho các bài viết về đường cao tốc

Thảo luận sau đã được đóng lại. Xin đừng sửa chữa nó. Mọi ý kiến tiếp theo nên được viết ở một đề mục mới. Dưới đây là lời kết luận vắn tắt.
Không đạt được đồng thuận sau 21 ngày. I So bad 14:31, ngày 4 tháng 6 năm 2023 (UTC)[trả lời]

Xin chào mọi người. Trong những ngày vừa qua mình cũng có biên tập một số bài viết về một số tuyến đường cao tốc, nhất là các bài trong hệ thống đường cao tốc Việt Nam. Mọi chuyện có thể suông sẻ nếu trong một bài viết của một tuyến đường cao tốc nào đó đã xảy ra bút chiến giữa mình và vài biên tập viên khác do bất đồng về quan điểm trong quá trình biên tập. Dù mình không muốn làm lớn chuyện nhưng sau một thời gian cân nhắc suy nghĩ và cộng thêm mọi chuyện vẫn còn gay gắt nên mình quyết định mở cuộc thảo luận này để đảm bảo cho các bài viết về đường cao tốc được đồng bộ về mặt nội dung.

Về nội dung của các bài viết trên tuyến đường cao tốc, mình xin được đề xuất một vài yếu tố để tạo nên sự đồng bộ giữa các bài viết cùng thể loại.

1. Đề mục "Lộ trình chi tiết"

Đề mục này chính là danh sách các nút giao, lối lên xuống của đường cao tốc (kể cả điểm đầu và điểm cuối) và các thực thể liên quan khác như trạm dịch vụ/dừng nghỉ, cầu, hầm, trạm thu phí... trong suốt lộ trình của tuyến đường cao tốc dựa trên vị trí tại địa phương có sự hiện diện của những thực thể trên. Các cột của bảng này xin phép được để mặc định bao gồm các cột Số - Tên - Khoảng cách từ đầu tuyến - Kết nối - Ghi chú và Vị trí (có thể chia làm nhiều cột nhỏ). Đầu bản mẫu luôn có hàng chú thích như sau:
  • IC : Nút giao, JC : Điểm lên xuống, SA : Khu vực dịch vụ (Trạm dừng nghỉ), TG : Trạm thu phí, TN : Hầm đường bộ, BR : Cầu
  • Lưu ý:
  • Đơn vị đo khoảng cách là km.
Tuy nhiên, về cột "Kết nối" chính là nguồn cơn của sự mâu thuẫn dẫn đến bút chiến trong bài viết của tuyến cao tốc nào đó. Theo như mình có xem qua các bài viết về tuyến đường cao tốc ngoài Việt Nam trên Wikipedia, nội dung trong cột này được hiểu là kết nối với tuyến đường hoặc đầu mối giao thông gần nhất, không bao gồm cả những địa điểm hoặc địa danh đơn vị hành chính mà được hướng đến từ một trong những nút giao kể trên. Điển hình như bảng lộ trình trong đề mục này được lấy từ đề mục cùng tên trong bài viết Đường cao tốc Tōmei trên Wikipedia tiếng Anh. Khi mình áp dụng nội dung bản này mình đã sử dụng hoàn toàn bố cục của bảng và chỉ bỏ những trường (cột) không có trong thực tế về đường cao tốc ở Việt Nam. Đặc biệt ở cột "Connections" chỉ để rõ ràng với tuyến đường khác mà đoạn đường đó kết nối (có thể giao cắt hoặc không) chứ không hề nó nói đến bất cứ địa điểm hoặc địa danh nào gần đó. hiện kết cấu này được áp dụng trong các bài viết về đường cao tốc ở Việt Nam. Hay bảng lộ trình trong đề mục cùng nội dung thuộc bài viết đường cao tốc Bắc Kinh - Cáp Nhĩ Tân trên Wikipedia tiếng Anh cũng chỉ để tuyến đường được kết nối.

2. Kết nối 2 tuyến đường cao tốc ở 2 quốc gia khác nhau

Hai tuyến đường cao tốc khi kết nối trong cùng quốc gia thì có thể kết nối trực tiếp với nhau theo kiểu cuối tuyến đường này là đầu của tuyến đường khác, nếu hai điểm đầu của hai tuyến đường cao tốc khá nhau không nằm đồng thời cùng vị trí thì chúng có thể kết nối gián tiếp trên thông qua một tuyến đường thứ ba có kết nối đồng thời 2 đường đó. Tuy nhiên với 2 tuyến đường cao tốc ở 2 bên bờ biên giới thì việc kết nối hoàn toàn như trường hợp gián tiếp nhưng còn lắt léo hơn cả đường vô xứ Nghệ rất nhiều. 2 tuyến đường đó có thể kết nối với nhau thông qua một của khẩu mà 2 tuyến đường đó có thể đi đến với nhau. Thử nghĩ xem, 2 tuyến đường ở 2 bên đường biên giới mà cứ khi khư hai đầu phải trực tiếp chạm nhau thì mới kết nối à? Kết nối theo cách nghĩ đó thì có mà bằng niềm tin.

Điều đáng buồn là cả hai vấn đề này lại bị người dùng hiểu sai hoặc cố tình hiểu sai để bảo vệ cho quan điểm của mình khi xảy ra bút chiến.

Tất cả những gì mình trình bày trên đều được áp dụng với những bài viết trong loạt bài đường cao tốc Bắc Nam phía Đông CT.01 là những bài viết mẫu.

Mình rất mong nhận được những ý kiến có giá trị từ cộng đồng để có hướng giải quyết tốt nhất cho việc đồng bộ này. Trong vòng 21 ngày thảo luận hy vọng sẽ có sự đồng thuận cho việc này. Xin cảm ơn mọi người. –サンクサン タカト (thảo luận) 16:53, ngày 8 tháng 5 năm 2023 (UTC)[trả lời]

@HikariTenshi Mình đã thêm thảo luận vào bản mẫu cho bạn. Nhờ bạn thêm số ngày thảo luận và gửi thư cho các thành viên. – I So bad 01:48, ngày 9 tháng 5 năm 2023 (UTC)[trả lời]
Cảm ơn bạn, mình sẽ tiến hành cập nhật thời gian thảo luận như bạn hướng dẫn – サンクサン タカト (thảo luận) 02:29, ngày 9 tháng 5 năm 2023 (UTC)[trả lời]
@HikariTenshi Bạn thậm chí còn không phổ biến thảo luận đến các thành viên rồi còn muốn tự thực hiện? Không làm thì thôi, muốn làm thì phải làm cho hẳn hoi. Tôi cũng nhờ gửi thư ở Thảo luận Thành viên:ThiênĐế98, nhưng bị từ chối. Mong bạn đọc qua và tìm hướng giải quyết. – I So bad 14:15, ngày 25 tháng 5 năm 2023 (UTC)[trả lời]
Sau 2 tuần thảo luận, nếu không có ai đưa đề xuất ý kiến nào cho đến hết ngày 30/5 sắp tới thì mình xin phép được chốt đề xuất trên và tiến hành đồng bộ ngay. – サンクサン タカト (thảo luận) 16:53, ngày 21 tháng 5 năm 2023 (UTC)[trả lời]
@HikariTenshi Đã mở thảo luận thì tuân theo nguyên tắc. Cộng đồng không thông qua đề xuất thì không nên thực hiện. Nếu cố chấp thực hiện thì việc mở đồng thuận cộng đồng không có ý nghĩa gì Nhac Ny Talk to me ♥ 17:07, ngày 21 tháng 5 năm 2023 (UTC)[trả lời]

Thảo luận trên đã được đóng lại. Xin đừng sửa chữa nó. Mọi ý kiến tiếp theo nên được viết ở một đề mục mới.

Bản tin Kỹ thuật: Tuần 19-2023

MediaWiki message delivery 00:35, ngày 9 tháng 5 năm 2023 (UTC)[trả lời]

Automatic citations based on ISBN are broken

Apologies if this message does not reach you in your favorite language. You can help translate it centrally at Meta. Thanks for your help.

We have recently become unable to access the WorldCat API which provided the ability to generate citations using ISBN numbers. The Wikimedia Foundation's Editing team is investigating several options to restore the functionality, but will need to disable ISBN citation generation for now.

This affects citations made with the VisualEditor Automatic tab, and the use of the citoid API in gadgets and user scripts, such as the autofill button on refToolbar. Please note that all the other automatic ways of generating citations, including via URL or DOI, are still available.

You can keep updated on the situation via Phabricator, or by reading the next issues of m:Tech News. If you know of any users or groups who rely heavily on this feature (for instance, someone who has an upcoming editathon), I'd appreciate it if you shared this update with them.

Elitre (WMF), on behalf of the Editing team.

MediaWiki message delivery (thảo luận) 19:45, ngày 11 tháng 5 năm 2023 (UTC)[trả lời]

Hiện nay mình có thắc mắc về tên của nhân vật Soobin Hoàng Sơn có nên đổi thành SOOBIN? Vì đây là nghệ danh chính thức hiện tại của Sơn dùng để sáng tác, thương mại và báo chí.

Năm 2020, Sơn đổi nghệ danh từ Soobin Hoàng Sơn thành SOOBIN và chính thức sử dụng tên này trong quá trình sáng tác nhạc, thương mại và truyền thông của anh. Báo chí cũng đã nhắc đến việc này nhiều lần.

Trên hai nền tảng âm nhạc trực tuyến trả tiền lớn nhất hiện nay trên thế giới là Spotify và iTunes, Sơn cũng lấy nghệ danh là SOOBIN. Lưu ý các nền tảng âm nhạc trả tiền này chính là điều kiện để một nghệ sĩ Việt có thể quảng bá âm nhạc Việt ra thế giới và ghi điểm vào bảng xếp hạng âm nhạc Billboard nên ở nước ngoài người ta thường coi nghệ danh trên các nền tảng này là nghệ danh chính thức của ca sĩ đó. Xem SOOBIN trên Spotify và iTunes tại https://open.spotify.com/artist/6CGGvCBHWqQ4HXtn5aLhbhhttps://music.apple.com/us/artist/soobin/1089399411

Trên YouTube, Sơn cũng đổi tên kênh của mình từ Soobin Hoàng Sơn thành SOOBIN từ năm 2020. Tên kênh hiện tại là SOOBIN Official. Link tại https://www.youtube.com/channel/UCpVvunMbMvVj9DgCiOSBdcg

Trong mỗi tên các sản phẩm âm nhạc mới nhất mấy năm gần đây trên YouTube Sơn cũng viết là SOOBIN x Ca sĩ nào đó.

Báo chí viết về SOOBIN:

https://ngoisao.vnexpress.net/soobin-ngoi-duoi-san-nghe-rap-cung-hoi-anh-em-4603107.html

https://billboardvn.vn/nho-fan-photoshop-anh-soobin-nhuc-cai-dau-khi-nhan-ve-thanh-qua/

https://vietnamnet.vn/don-vi-to-chuc-liveshow-18-co-binz-soobin-bi-phat-110-trieu-dong-2105706.html

https://www.lofficielvietnam.com/pop-music-film/soobin-va-binz-trong-beautiful-monster-xu-huong-quoc-te-co-cham-toi-khan-gia-viet

Tất nhiên là bên cạnh việc nhắc đến tên SOOBIN, thỉnh thoảng báo chí cũng nhắc đến nghệ danh cũ của Sơn là Soobin Hoàng Sơn. Điều này là dễ hiểu vì tên cũ có vẻ dễ nhớ, dễ thuộc, gần gủi với người Việt nhưng với những ý kiến mình nêu ở trên đây, mình nghĩ nên đổi tên trên Wiki của Soobin Hoàng Sơn thành SOOBIN vì đây là nghệ danh chính thức mới mà Sơn đã xác nhận thay đổi, hợp tiêu chuẩn quốc tế và được anh dùng trong sáng tác, thương mại và truyền thông. Mình mong được mọi người cho ý kiến về vấn đề này.

– Chân ý của Kagura (thảo luận) 03:22, ngày 15 tháng 5 năm 2023 (UTC)[trả lời]

@Chân ý của Kagura chào bạn!!. Tôi tình cờ thấy câu hỏi của bạn và vào đây. Thực sự thì tôi chưa có bất kỳ sửa đổi nào trong bài này cả nhưng riêng cá nhân tôi thì thấy rằng việc đổi tên bài này thực sự không cần thiết vì khi chính trong bài cũng đã có nhắc đến các nghệ danh rồi. Tôi rất đồng tình ý kiến của bạn rằng "vì đây là nghệ danh chính thức mới mà Sơn đã xác nhận thay đổi". Nhưng thử nghĩ mà xem, VD, nếu có một người nổi tiếng mà thay đổi nghệ danh của mình trong mỗi năm như vậy thì chẳng phải chúng ta sẽ đổi tên trang theo nó luôn sao?. Trên wikipedia cũng có nhiều bài mà một người nghệ sĩ có nhiều hơn một cái tên, nhưng đó điều được cập nhật trong bài viết chứ không đổi theo con người. Rất mong các ý kiến của thành viên khác để chúng ta có thể đưa ra ý kiến tốt nhất cho vấn đề này. – DANG GIAO (talk) 03:36, ngày 15 tháng 5 năm 2023 (UTC)[trả lời]
Chào bạn DANG GIAO (talk) và cám ơn bạn đã đưa ra ý kiến. Thực ra việc nghệ sĩ đổi nghệ danh ngoài đời và tên Wiki đổi theo cũng không hiếm. Bên Mỹ có chị Ellen Page từng là một diễn viên rất nổi tiếng, xinh đẹp hàng đầu Hollywood, sau chuyển giới đã đổi tên thành Elliot Page và trang Wiki của anh cũng đã được cập nhật lại. Theo mình thì một bài viết trên Wiki không nhất thiết phải ổn định lâu dài, vì bản chất các sự kiện trong cuộc sống con người luôn thay đổi và có tính thời sự. Hôm nay mọi chuyện diễn ra thế này nhưng ngày mai có thể nó đã xảy ra theo hướng khác và Wiki buộc phải cập nhật theo. Bài viết của Wiki chỉ phản ánh thực tế xã hội chúng ta đang sống, nên việc thay đổi tên bài viết của một nghệ sĩ đã đổi tên cũng chính là sự phản ánh thực tế xã hội của ca sĩ đó. Theo mình là như vậy. Một lần nữa cám ơn bạn Giao đã có ý kiến đóng góp rất quý giá. – Chân ý của Kagura (thảo luận) 03:49, ngày 15 tháng 5 năm 2023 (UTC)[trả lời]
Không, Wikipedia không phản ánh thực tế; nó phản ánh những thông tin nổi bậtkiểm chứng được bằng các nguồn đáng tin cậy. Việc một nghệ sĩ đổi nghệ danh tự nó không có ảnh hưởng gì đến Wikipedia; việc cái tên đó trở nên phổ biến và được các nguồn thứ cấp nhắc đến mới là yếu tố cần xem xét. Danh tl 04:11, ngày 15 tháng 5 năm 2023 (UTC)[trả lời]
@Chân ý của Kagura ☑Y Đã đổi tên và tạo trang định hướng – I So bad 15:56, ngày 15 tháng 5 năm 2023 (UTC)[trả lời]
SOOBIN có vẻ chỉ là cách viết cách điệu của Soobin (hiện đang đổi hướng đến Choi Soo-bin), nên nếu có đổi thì tên bài mới cũng sẽ không viết hoa. Danh tl 03:47, ngày 15 tháng 5 năm 2023 (UTC)[trả lời]

Đề nghị bỏ cấm các trang tin liên quan đến VCCorp

Hiện nay các trang tin liên quan đến VCCorp đã bị cấm hết theo thảo luận này (dù thảo luận này mới chỉ có 3 người bỏ phiếu đồng ý nhưng thảo luận đã được đóng). Tôi đề nghị bỏ cấm các trang này vì các lý do sau:

  • Phần lớn các lập luận đề nghị cấm các trang này là vì chúng dẫn lại thông tin từ một trang khác (thường là Trí thức trẻ). Đây là một hiện tượng mới, VCCorp buộc phải làm như vậy vì không còn được cấp giấy phép báo điện tử. Còn trước đây, các trang tin này vẫn đưa tin bình thường như bất cứ báo điện tử nào khác, họ có phóng viên, được cấp phép, không khác gì báo điện tử Dân Trí hay News.Zing (nay cũng đã bị mất giấy phép, phải đổi thành Zingnews). Do vậy bỏ hết các trang này vào danh sách đen cũng là tước đi quyền sử dụng các tin tức của các trang này sản xuất giai đoạn trước (trước khi phải "dẫn lại" theo các trang khác để lách việc không có giấy phép).
  • Kể cả với báo quốc tế (mà nhiều bạn coi là uy tín hơn) thì nhiều bài cũng được viết ở dạng syndicate, tức là một trang viết, nhiều trang khác dẫn lại (đặc biệt là các bài của AP hay Reuters - các bài dẫn lại sẽ không nói "theo tin từ AP, Reuters" mà copy-paste lại luôn bài gốc). Việc này là bình thường, quan trọng là người dẫn lại phải chịu trách nhiệm với việc đưa tin lên trang của mình. Cái này thì các trang của VCCorp vẫn phải chịu trách nhiệm, vì để đăng được tin lên họ vẫn cần giấy phép hoạt động dạng Trang tin từ Bộ 4T. Nếu lấy cớ bỏ hết các nội dung "chỉ dẫn lại" từ nguồn khác thì liệu chúng ta có nên bỏ nguồn Tuoitre.vn (là nguồn đa phần các bạn coi là "không lá cải") vì nguồn này từng dẫn lại từ các trang khác về tình trạng gạo làm từ nhựa ở Trung Quốc để rồi mấy năm sau đấy lại dẫn từ các trang khác là "gạo nhựa" gần như chắc chắn chỉ là tin đồn (và tất nhiên không hề có bài cải chính)?
  • Nhiều lập luận cho là các trang này đáng bị loại bỏ vì là "lá cải". Việc phân biệt đối xử này rất bất lợi cho việc soạn bài trên Wikipedia vì thiếu định nghĩa cụ thể thế nào là "lá cải", thế nào là "lá cải" được dùng và "lá cải" không được dùng, trong khi các trang tin của VCCorp (mà nhiều bạn cho là lá cải) đã hoạt động từ rất lâu, chứa đựng rất nhiều nguồn thông tin cần thiết để viết bài trên Wikipedia.

Vì các lý do kể trên, tôi đề nghị bỏ cấm các trang tin liên quan đến VCCorp, ít nhất là cho đến khi có thảo luận thấu đáo và đồng thuận mạnh mẽ hơn nữa về các vấn đề này. Cảm ơn các bạn. GV (thảo luận) 12:13, ngày 15 tháng 5 năm 2023 (UTC)[trả lời]

@Grenouille vert Theo bài Báo lá cải: "Báo lá cải là một khái niệm để chỉ phong cách của báo chí theo chủ nghĩa giật gân, theo đó những tin tức sẽ được dàn dựng để trở nên kịch tính hóa và đôi khi không thể kiểm chứng được, hoặc thậm chí là tin giả." Ứng với định nghĩa như trên, có thể thấy các trang thông tin này chính là một dạng của báo lá cải (Mấy bài giật tít kiểu này nhan nhản trên đấy). Cũng không nên đánh đồng chuyện "lấy thông tin" và "lấy nguồn trực tiếp" theo kiểu cộng sinh để sống như vậy. Tôi thấy việc bỏ cấm là không cần thiết (trừ các trường hợp đặc biệt đã nêu trong thảo luận trước). – I So bad 12:20, ngày 15 tháng 5 năm 2023 (UTC)[trả lời]
Xin phép mời @PlantaestNguyentrongphu: người mở thảo luận và đóng thảo luận trước đó cho ý kiến về việc này. – Nguyenmy2302 (thảo luận) 14:04, ngày 15 tháng 5 năm 2023 (UTC)[trả lời]
Thôi cho xin, mở cấm lại để thông tin rác, nguồn rác một lần nữa nhan nhản ở các bài viết à? Nhac Ny Talk to me ♥ 14:43, ngày 15 tháng 5 năm 2023 (UTC)[trả lời]
Năm 2021, các phiếu dưới dạng ý kiến vẫn được tính. Thảo luận có trên 10 tv tham gia, như vậy là nhiều rồi. Nếu bạn muốn lật ngược đồng thuận thì xin mời bạn mở 1 cuộc tìm đồng thuận mới theo đúng như quy định ở Wikipedia:thảo luận cộng đồng (cần phải làm đúng 3 bước đơn giản ở phần "tóm tắt trang"). Nếu chưa có đồng thuận mới thì đồng thuận cũ vẫn sẽ có hiệu lực. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 10:58, ngày 16 tháng 5 năm 2023 (UTC)[trả lời]
Zing hiện có giấy phép, nhờ Hội Xuất bản Việt Nam đứng tên. Dân Trí cũng tương tự, đang là "cơ quan" thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Trường hợp AP hay Reuters không thể so sánh vì họ là hãng thông tấn, việc bán tin tức là hiển nhiên; "các bài dẫn lại sẽ không nói ... copy-paste lại luôn bài gốc" vì bên mua đã bỏ tiền mua tin, nên họ có quyền này. Dang (thảo luận) 18:52, ngày 4 tháng 6 năm 2023 (UTC)[trả lời]

Bản tin Kỹ thuật: Tuần 20-2023

MediaWiki message delivery 21:44, ngày 15 tháng 5 năm 2023 (UTC)[trả lời]

Về các bài viết về phim của GMMTV

Chào mọi người. Trong thời gian gần đây, cộng đồng dần trở nên khắc khe hơn trong việc đánh giá độ nổi bật các bài viết về phim truyền hình Việt Nam, đặc biệt khi chúng vừa được phát sóng, chưa có thông tin chứng minh độ nổi bật. Vậy chúng ta cũng cần có sự khắc khe cho các bài viết tương tự, tiêu biểu là các bài viết về phim của thành viên Ntthanh25. Chúng đều có điểm chung là không có thông tin chứng minh độ nổi bật. Mong mọi người cho ý kiến. – I So bad 16:50, ngày 18 tháng 5 năm 2023 (UTC)[trả lời]

@Đơn giản là tôi ngoài lề chút là hình như tài khoản bạn nhắc đến đang không tồn tại, bạn gõ sai tên thì phải. – ⒼⒹⒶⒺThảo luận 16:04, ngày 19 tháng 5 năm 2023 (UTC)[trả lời]
@GDAE Sr, mình gõ nhầm – I So bad 12:33, ngày 20 tháng 5 năm 2023 (UTC)[trả lời]
@Đơn giản là tôi Ý bạn là đang nhắc tới thành viên Ntthanh25? Anster (thảo luận) 16:16, ngày 19 tháng 5 năm 2023 (UTC)[trả lời]

Xin ý kiến về ý tưởng bot lùi sửa phá hoại (Dự án bot lùi sửa giai đoạn 1)

Tôi hiện đã lập tài khoản bot AnsterBot với mong muốn rằng đây sẽ là bot tự động lùi sửa phá hoại trong các bài viết trong thời gian sắp tới. Tuy nhiên, hiện tôi chưa có ý tưởng nên làm bot lùi sửa theo cách và mã nguồn lập trình như thế nào, nên tôi xin phép được nhờ sự hỗ trợ của các bạn trong việc lấy ý tưởng để phát triển bot này, với mong muốn rằng khi bot đi vào hoạt động chính thức, hơn 80% sửa đổi phá hoại trên Wikipedia tiếng Việt sẽ bị lùi lại, giúp giảm áp lực cho các tuần tra viên trên trang thay đổi gần đây. Tôi hiện đang có bốn ý tưởng cho bot lùi sửa của tôi, các bạn có thể chọn một thôi cũng được, hoặc kết hợp nhiều ý tưởng lại với nhau, tôi sẽ tổng hợp lại trong vài ngày để hoạch định ý tưởng cho bot của tôi. Danh sách ý tưởng ban đầu của tôi như sau (trích Thành viên:NgocAnMaster/AnsterBot):

  1. ClueBot NG (en): Bot lùi sửa phá hoại bên enwiki và sử dụng hệ thống tính toán mức độ phá hoại. Hiện được vận hành bởi Crispy1989 (thảo luận · đóng góp), Cobi (thảo luận · đóng góp) và đội ngũ phát triển. Mã nguồn có tại đây.
  2. SeroBOT (es): Bot dùng hệ thống ORES làm nhân nền để xác định và lùi sửa đổi nghi là phá hoại. Đang chạy trên eswiki, eswikibooks bởi Superzerocool (thảo luận · đóng góp) (Xem mã nguồn).
  3. ChenzwBot (simple): Bot lùi sửa phá hoại trên simplewiki sử dụng hệ thống ORES, được vận hành bởi Chenzw (thảo luận · đóng góp) (xem một phần mã nguồn của nó).
  4. PSS 9 (bg): Bot bảo quản viên trên bgwiki, ngoài việc lùi sửa và cảnh báo còn có thể khóa trang và cấm thành viên liên tục phá hoại mà không cần có sự can thiệp trực tiếp của bảo quản viên khác. Hiện bot đang được chạy bởi Iliev (thảo luận · đóng góp).

Nhờ các bạn góp ý ý tưởng một chút, tôi sẽ mở đồng thuận sau nếu cộng đồng đã tìm thấy ý tưởng hợp lý nhất cho Wikipedia tiếng Việt. Cảm ơn các bạn rất nhiều, và hy vọng nhận được sự hợp tác của các bạn để dự án bot lùi sửa thực hiện trọn vẹn. Nếu các bạn muốn hợp tác cùng tôi phát triển bot này, cứ tự nhiên!

For English users: This is an effort of us to develop our own bot for combating vandalism - one of the top problems in Vietnamese Wikipedia. We hope to listen an idea from you to help us complete the most important bot project of Vietnamese Wikipedia. If you are operating your own counter-vandalism bot elsewhere, we'd like to hear your experience of developing that, and probably collaborate with us to have one. Thank you very much!

Ký xác nhận: Anster (thảo luận) 15:49, ngày 22 tháng 5 năm 2023 (UTC)[trả lời]

@NgocAnMaster:
Để xây dựng một dự án, câu hỏi đầu tiên bạn cần trả lời không phải Bot sẽ hoặc có thể làm gì? mà là Tôi có thể tự mình viết phần lõi của bot hay không?. Bạn không thể đòi hỏi những người khác cầm tay chỉ việc, đặc biệt là khi không có kiến thức cơ bản đủ để hiểu và phát triển về những chức năng cần có.
Chưa kể, gắn thẻ nhiều người cùng lúc ở một trang thảo luận cộng đồng cũng không phải cách hỏi đúng: càng gắn thẻ nhiều người thì càng ít khả năng có một người giúp bạn; thuật ngữ tâm lý học cho hiện tượng này là hiệu ứng người qua đường.
Điều bạn cần làm bây giờ là bắt đầu viết bot (và nếu tôi không nhầm thì, sớm thôi, bạn sẽ thấy viết một con bot có khả năng xử lý mọi trường hợp rất khó). Bạn có thể đọc mã nguồn của các bot khác để hiểu cách chúng hoạt động và hỏi người viết/người vận hành chúng nếu có đoạn nào khó hiểu, nhưng hãy chỉ hỏi họ những vấn đề cụ thểrõ ràng.
Danh tl 09:48, ngày 28 tháng 5 năm 2023 (UTC)[trả lời]
@NgocAnMaster: Bạn có thể nghiên cứu SeroBOT, đó là hướng dễ nhất. Nhưng ORES không quá chính xác ở viwiki do dữ liệu train có vấn đề, tôi đã có chút phàn nàn (https://phabricator.wikimedia.org/T130273#7090593) nhưng không thấy tiến triển. Một hướng đi hợp lý là cần tìm hiểu chút về machine learning, các thuật toán phân lớp vừa đủ dùng, kết hợp ORES, thậm chí ChatGPT (không biết được không :v). Điều quan trọng là cần đánh giá mức độ sai sót của nó, rất khó nếu như không hiểu biết về machine learning. Nếu như nhận diện sai quá nhiều thì cộng đồng sẽ phản đối và dự án thất bại khi đang triển khai. Nói chung, tôi kỳ vọng trong năm sau có thể bắt đầu và hoàn thành dự án khá thú vị này, nhưng có thể mục tiêu chỉ là hỗ trợ 25% công suất tuần tra, theo tôi như vậy là quá đủ và hạn chế false positive. Dang (thảo luận) 20:55, ngày 4 tháng 6 năm 2023 (UTC)[trả lời]

Bản tin Kỹ thuật: Tuần 21-2023

16:54, ngày 22 tháng 5 năm 2023 (UTC)

Selection of the U4C Building Committee

The next stage in the Universal Code of Conduct process is establishing a Building Committee to create the charter for the Universal Code of Conduct Coordinating Committee (U4C). The Building Committee has been selected. Read about the members and the work ahead on Meta-wiki.

-- UCoC Project Team, 04:21, ngày 27 tháng 5 năm 2023 (UTC)

Tên bài

Tại sao tên bài nguyên thủ gần như tất cả các nước đều để tên "Chức danh + tên nước", như Tổng thống Hoa Kỳ, Tổng thống Ý‎, Tổng thống Ukraina,... còn Việt Nam, Trung Quốc, Cuba, Lào thì bị để thành Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam‎ (gồm cả Phó Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam‎, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam‎), Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Chủ tịch nước Cộng hòa Cuba, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào?

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không phải Việt Nam? Cộng hòa Cuba không phải Cuba? Chủ tịch nước Trung Quốc = Tổng thống Trung Hoa Dân quốc? Không có gì có thể gây nhầm lẫn ở đây cả. Hy vọng có thể sửa lại tên bài về giống như các bài cùng chủ đề.--Hiếu 08:02, ngày 29 tháng 5 năm 2023 (UTC)[trả lời]

nếu đổi Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành Chủ tịch nước Trung Hoa (hay Trung Quốc) thì cũng phải đổi tương ứng Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc thành Tổng thống Trung Hoa (hay Trung Quốc); còn nếu chỉ đổi chủ tịch mà giữ nguyên tổng thống thì nó khác gì bạn mang quan điểm chủ tịch Trung Quốc là chính thống, còn tổng thống Trung Quốc là ngụy triều, trong khi cả hai vẫn tồn tại song song, và wiki ko theo bên nào hết - This user is basically just a viwiki editor (Thảo luận) 08:27, ngày 29 tháng 5 năm 2023 (UTC)[trả lời]
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày nay đương nhiên là Việt Nam (không tranh chấp), chức vụ Chủ tịch nước + Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ giúp dễ tiếp thu trên góc độ nghiên cứu, tri thức khi so sánh với "Tổng thống + Việt Nam cộng hòa" chẳng hạn. Nó giúp việc đọc bài wiki dễ dàng khi có góc nhìn bao quát chức vụ liên quan đến thực thể riêng của một chế độ lịch sử. Tất nhiên ngắn gọn Chủ tịch nước Việt Nam cũng không sai nhưng cũng chả có quy định nào yêu cầu phải ngắn gọn. Trường hợp Tổng thống Hoa Kỳ là do 2 thế kỷ qua họ không đổi chế độ và chức tổng thống thì vẫn vậy vẫn y nguyên, còn VN thì chức vụ lại đặc trưng riêng cho 1 chế độ thế nên tiêu đề chi tiết sẽ giúp tiện lợi về mặt bách khoa. ý kiến riêng thôi. trân trọng - This user is basically just a viwiki editor (Thảo luận) 08:41, ngày 29 tháng 5 năm 2023 (UTC)[trả lời]
Nói về Mỹ thì cũng hơi đặc biệt, nhưng các bài về nguyên thủ châu Âu họ trải qua 3, 4, 5 chế độ rồi, chức danh nguyên thủ gọi là Tổng thống chỉ là cùng cách gọi nhưng cũng đâu cần tách riêng thành từng bài một? Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ đầu vẫn được quy định bằng Hiến pháp 1960. – Hiếu 14:44, ngày 29 tháng 5 năm 2023 (UTC)[trả lời]
Ý kiến của tôi thế này: trong các đơn, văn bản hành chính công vụ đều có ghi dòng đầu tiên là "Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" hay trên các bản tin thời sự, báo đài về chính trị khi nói đến chủ tịch nước xem [1], [2], [3] đều nói Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vì lí do đó không cần thiết phải đổi tên. – Do Tri ✓ 💬 14:52, ngày 29 tháng 5 năm 2023 (UTC)[trả lời]
Đùa, thế nào là chính thống, thế nào là ngụy triều? Đừng áp đặt quan điểm cá nhân vào cái tên bài như thế chứ. Đổi tên bài Tống thống Trung Hoa Dân quốc thành Tổng thống Trung Quốc có gì sai, nó chỉ là vấn đề do President trong tiếng Anh chỉ cả Tổng thống và Chủ tịch nước, nó không "đụng hàng" tí nào. Đơn giản là các chính thể có sự giới hạn về mặt lãnh thổ so với quốc gia hiện tại thì tên bài để nguyên quốc hiệu thôi. – Hiếu 14:34, ngày 29 tháng 5 năm 2023 (UTC)[trả lời]
bạn từ khu rừng nào bước ra wiki vậy, tôi nói "ý kiến riêng thôi", bạn thấy mấy chữ đó tôi đã ghi chứ. Chứ tôi đã áp đặt ai áp đặt cái gì, tôi có thẩm quyền áp đặt wiki này được luôn đó hả. bởi ta nói cái con người mà khi nói chuyện trong đầu không biết nghĩ cái gì và có đọc những gì người khác ghi hay ko thì đã nhảy xổm lên rồi. cái tư duy và cái lối hành xử chỉ biết nhắm nửa con mắt ăn thua thì tôi thấy bạn có vẻ ít học. xin chào bạn nhé. - This user is basically just a viwiki editor (Thảo luận) 14:42, ngày 29 tháng 5 năm 2023 (UTC)[trả lời]

Growth team newsletter #26

15:14, ngày 29 tháng 5 năm 2023 (UTC)

Bản tin Kỹ thuật: 22-2023

MediaWiki message delivery 22:02, ngày 29 tháng 5 năm 2023 (UTC)[trả lời]

Sắp tiến hành thử nghiệm A/B: Phân tách về mặt trực quan giữa các vùng (Zebra #9)

Xin chào mọi người,

Trong một vài tuần, chúng tôi sẽ thực hiện một cuộc thử nghiệm, theo đó một nửa số người dùng máy tính để bàn đã đăng nhập sẽ thấy phiên bản Vector 2023 trong đó các vùng của trang được phân tách một cách rõ ràng hơn. Phiên bản này sẽ bao gồm nhiều đường viền và nền màu xám hơn (xem trước tại đây). Sau đó hai tuần sẽ quay trở lại với giao diện màu trắng hiện tại. Chúng tôi sẽ phân tích dữ liệu sử dụng cho cả hai nhóm và đưa ra quyết định về các bước tiếp theo vào tháng 7.

Phản hồi về khoảng trắng

Hiện tại, Vector 2022 sử dụng khoảng trắng để phân tách các vùng khác nhau của giao diện. Nó cũng có nền trang màu trắng (bên ngoài khu vực nội dung). Chúng tôi đã nhận được rất nhiều phản hồi về điều này. Có hai vấn đề cần quan tâm:

  1. Các nhận xét về việc bổ sung thêm một sự phân tách về mặt trực quan giữa các vùng của giao diện. Ví dụ như một ranh giới xung quanh cả khu vực nội dung và các thanh menu bên. Các tình nguyện viên đã tự hỏi liệu điều này có cải thiện trải nghiệm đọc hay không. Chủ yếu bởi việc:
    • Thu hút sự tập trung/chú ý nhiều hơn vào nội dung khi truy cập vào trang (thay vì xem toàn bộ giao diện trước, sau đó tập trung vào nội dung).
    • Làm cho việc tập trung vào nội dung trong khi đọc trở nên dễ dàng hơn vì khu vực nội dung sẽ được xác định rõ hơn.
  2. Các nhận xét về việc thêm nền xám bên ngoài khu vực nội dung. Các tình nguyện viên đã tự hỏi liệu điều này có giúp 'giảm hiện tượng mỏi mắt mà một số người đang gặp phải do vùng trắng quá lớn (tức là bị "lóa") trên màn hình lớn hơn hay không.
    • Nhiều người đã phản ánh rằng khoảng trắng có độ tương phản quá cao và việc thêm màu tối hơn chẳng hạn như màu xám sẽ làm giảm hiện tượng gây mỏi mắt này.
    • Điều này cũng có thể giúp người đọc tập trung hơn vào khu vực nội dung và mục lục.

Về bản thân cuộc thử nghiệm

Để xác minh những giả thuyết này, chúng tôi đã thiết lập một cuộc thử nghiệm người dùng với độc giả. Bạn có thể đọc thêm về cuộc thử nghiệm này cũng như tìm hiểu về kết quả tại đây.

Chúng tôi cũng muốn đảm bảo rằng bố cục mới không gây ảnh hưởng một cách tiêu cực đến bất kỳ chỉ số ở mức cao nào cho dự án. Đây là lý do tại sao thử nghiệm A/B sẽ diễn ra. Chúng tôi mong muốn sẽ không có một sự giảm đáng kể nào về mặt thống kê đối với các chỉ số sau đây: số lần xem trang, tỷ lệ chọn không sử dụng giao diện, tỷ lệ chỉnh sửa, mức sử dụng Mục lục, thao tác cuộn, và mức sử dụng công cụ trang. Do các hạn chế về quyền riêng tư và kỹ thuật, chúng tôi chỉ có thể chạy thử nghiệm này với người dùng đã đăng nhập. Chúng tôi sẽ lọc kết quả theo số lần chỉnh sửa mà một người dùng nhất định đã thực hiện. Sau đó, chúng tôi sẽ sử dụng kết quả của nhóm người dùng đã đăng nhập có 0 chỉnh sửa để áp dụng cho nhóm những người dùng không đăng nhập.

Cuộc thử nghiệm này sẽ bắt đầu trong vòng hai tuần và sẽ kéo dài trọn vẹn hai tuần. Nó sẽ được thực hiện tại Wikipedia: tiếng Anh, Ba Tư, Pháp, Do Thái, Hàn, Bồ Đào Nha, Serbia, Thái, Thổ Nhĩ Kỳ và tiếng Việt.

Sau hai tuần, mọi người sẽ quay trở lại với phiên bản cơ bản (màu trắng) hiện tại. Tiếp theo, chúng tôi sẽ kiểm tra xem bố cục mới có tác động một cách tiêu cực đến các chỉ số đó hay không. Nếu câu trả lời là không thì chúng tôi sẽ kích hoạt nó đối với tất cả người dùng và trên mọi wiki. Tuy vậy, việc đó sẽ không xảy ra trước tháng 7.

Nếu ai có câu hỏi hoặc thắc mắc gì thì hãy nêu ở bên dưới nhé. Xin cảm ơn! – Tiểu Phương 話そう! 03:39, ngày 6 tháng 5 năm 2023 (UTC)[trả lời]

Cá nhân tôi rất thích thay đổi mới này và đã viết đánh giá từ tháng trước. Danh tl 04:39, ngày 6 tháng 5 năm 2023 (UTC)[trả lời]
@NguoiDungKhongDinhDanh Tôi có thể xem nó không? Tryvix1509

(Talk • Contribs • Faq)
11:06, ngày 6 tháng 5 năm 2023 (UTC)[trả lời]
Bạn có thể tìm trong đóng góp của tôi ở mediawikiwiki. Danh tl 16:23, ngày 6 tháng 5 năm 2023 (UTC)[trả lời]
@Tryvix1509 Bạn có thể xem trước tại đây nhé. – Tiểu Phương 話そう! 05:21, ngày 8 tháng 5 năm 2023 (UTC)[trả lời]
@Bluetpp Không rõ sao icon "theo dõi" ở trang Wikipedia:Tin nhắn cho bảo quản viên (thanh công cụ khi kéo trang xuống) bị lỗi. – I So bad 13:31, ngày 12 tháng 5 năm 2023 (UTC)[trả lời]
@Đơn giản là tôi Ok bạn, mình đã ghi nhận nha. – Tiểu Phương 話そう! 07:54, ngày 13 tháng 5 năm 2023 (UTC)[trả lời]

Nota bene* Hiện tại thì A/B test đã bắt đầu, nếu có lỗi gì mong mn report lại nhé. Xin cảm ơn! Tiểu Phương 話そう! 02:19, ngày 1 tháng 6 năm 2023 (UTC)[trả lời]

@Bluetpp Mình thấy phông chữ dùng tại thanh bên đôi khi hiển thị không tối ưu tiếng Việt lắm, ví dụ ở Biến cố Phật giáo 1963 – I So bad 03:22, ngày 5 tháng 6 năm 2023 (UTC)[trả lời]
@Đơn giản là tôi Cụ thể là chỗ nào, nhờ bạn cap màn hình rồi đánh dấu hộ tôi được không? T_T Hay ý bạn là dấu sắc ở chữ biến cố ở thanh đầu trang dính lúc cuộn trang xuống...? – Tiểu Phương 話そう! 04:29, ngày 5 tháng 6 năm 2023 (UTC)[trả lời]
@Bluetpp Đúng rồi bạn ạ. – I So bad 08:51, ngày 5 tháng 6 năm 2023 (UTC)[trả lời]
Skin Timeless đã được thiết kế kiểu vậy, đúng là "timeless", tầm nhìn vượt thời gian. Dang (thảo luận) 21:36, ngày 18 tháng 6 năm 2023 (UTC)[trả lời]