Xanh Phổ (dùng trong y tế)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Xanh Phổ
Sắc tố xanh Phổ
Dữ liệu lâm sàng
Tên thương mạiRadiogardase, tên khác
AHFS/Drugs.comChuyên khảo
Danh mục cho thai kỳ
  • US: C (Rủi ro không bị loại trừ)
Dược đồ sử dụngĐường miệng
Mã ATC
Các định danh
Số đăng ký CAS
PubChem CID
ChemSpider
Định danh thành phần duy nhất
Dữ liệu hóa lý
Khối lượng phân tử859.24

Màu xanh Phổ, còn được gọi là kali ferric hexacyanoferrate, có thể được sử dụng với mục đích y tế để điều trị ngộ độc thallium hoặc nhiễm độc cesium phóng xạ.[1][2] Nếu để trị độc thallium, thuốc này có thể kết hợp với rửa dạ dày, than hoạt tính, thuốc lợi tiểuchạy thận nhân tạo để đạt hiệu quả cao.[3] Chúng được đưa vào cơ thể bằng đường miệng hoặc nhờ ống thông mũi.[2][4] Xanh Phổ cũng được cho vào với nước tiểu để kiểm tra sự thiếu hụt G6PD.[5]

Các tác dụng phụ có thể bao gồm táo bón, kali máu thấp và phân có màu tối.[1][3] Trong trường hợp sử dụng thuốc lâu dài, mồ hôi có thể chuyển sang màu xanh.[3] Thuốc này hoạt động bằng cách liên kết và từ đó ngăn chặn hấp thụ của thalliumcesium trong ruột.[3]

Xanh Phổ đã được phát triển từ khoảng năm 1706.[6] Nó nằm trong danh sách các thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới, tức là nhóm các loại thuốc hiệu quả và an toàn nhất cần thiết trong một hệ thống y tế.[7] Tính đến năm 2016, dược phẩm này chỉ được chấp thuận cho sử dụng y tế tại ĐứcHoa Kỳ.[8][9] Tại Hoa Kỳ, một đợt điều trị có giá hơn 200 USD.[2] Việc sử dụng sắc tố xanh Phổ cho mục đích y tế có thể còn rất khó khăn ở nhiều nơi trên thế giới, bao gồm cả các nước phát triển.[10]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b WHO Model Formulary 2008 (PDF). World Health Organization. 2009. tr. 65. ISBN 9789241547659. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 13 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2017.
  2. ^ a b c Hamilton, Richart (2015). Tarascon Pocket Pharmacopoeia 2015 Deluxe Lab-Coat Edition. Jones & Bartlett Learning. tr. 472. ISBN 9781284057560.
  3. ^ a b c d “Prussian Blue”. The American Society of Health-System Pharmacists. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 1 năm 2017. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2017.
  4. ^ Dart, Richard C. (2004). Medical Toxicology (bằng tiếng Anh). Lippincott Williams & Wilkins. tr. 248,279. ISBN 9780781728454. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 1 năm 2017.
  5. ^ “Glucose-6-phosphate dehyrogenase deficiency — Medlibes: Online Medical Library”. medlibes.com. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 9 năm 2016. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2017.
  6. ^ Hall, Alan H.; Isom, Gary E.; Rockwood, Gary A. (2015). Toxicology of Cyanides and Cyanogens: Experimental, Applied and Clinical Aspects (bằng tiếng Anh). John Wiley & Sons. tr. 43. ISBN 9781118628942. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 1 năm 2017.
  7. ^ “WHO Model List of Essential Medicines (19th List)” (PDF). World Health Organization. tháng 4 năm 2015. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 13 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
  8. ^ Goyer, Robert A. (2016). Metal Toxicology: Approaches and Methods (bằng tiếng Anh). Elsevier. tr. 93. ISBN 9781483288567. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 9 năm 2017.
  9. ^ Dobbs, Michael R. (2009). Clinical Neurotoxicology: Syndromes, Substances, Environments (bằng tiếng Anh). Elsevier Health Sciences. tr. 280. ISBN 0323052606. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 1 năm 2017.
  10. ^ Archiver, Truthout (ngày 27 tháng 6 năm 2011). “Fukushima's Cesium Spew - Deadly Catch-22s in Japan Disaster Relief”. Truthout. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 1 năm 2017. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2017. Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl=|archive-url= (trợ giúp); Đã định rõ hơn một tham số trong |archivedate=|archive-date= (trợ giúp)