Dassault Falcon 7X

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Falcon 7X
Dassault Falcon 7X tại Paris - Le Bourget
KiểuMáy bay phản lực thương gia
Hãng sản xuấtDassault Aviation
Chuyến bay đầu tiên5 tháng 5-2005
Tình trạngĐang sản xuất
Số lượng sản xuất~ 40 triệu USD

Dassault Falcon 7X là một máy bay phản lực thương mại tầm xa, khoang rộng của Pháp, do hãng Dassault Aviation chế tạo. Nó xuất hiện công khai lần đầu tại Triển lãm hàng không Paris năm 2005.

Phát triển[sửa | sửa mã nguồn]

Máy bay đã được đặt chế tạo khoảng 165 chiếc[1]. Nó được cấp giấy chứng nhận từ Cơ quan quản lý hàng không Liên bang Mỹ (FAA) và Cơ quan an toàn hàng không châu Âu (EASA) vào ngày 27 tháng 4-2007 [2]. Chiếc 7X đầu tiên mang số MSN05, bắt đầu hoạt động chính thức vào ngày 15 tháng 6-2007.[1].

Năm 2001 Falcon 7X có giá xấp xỉ khoảng 35 triệu USD, rẻ hơn 10 triệu USD so với đối thủ của nó là Gulfstream G550Bombardier Global Express.[3] Năm 2007, chi phí của nó là 41 triệu USD.[4]

Thiết kế[sửa | sửa mã nguồn]

Dassault Falcon 7X tại Paris - Le Bourget

Đây là máy bay phản lực thương mại đầu tiên có hệ thống lái fly-by-wire hoàn toàn. Nó cũng được trang bị hệ điện tử hàng không là Honeywell Primus EPIC "Enhanced Avionics System" (EASy), các hệ thống này được sử dụng trên Falcon 900EX và Falcon 2000EX.

Falcon 7X đáng chú ý khi sử dụng thiết kế có sự hỗ trợ rất lớn của máy tính, đây là "máy bay đầu tiên được thiết kế trọn vẹn trên một nền tảng ảo" [5], sử dụng sản phẩm Dassault Systemes CATIAPLM.

Thông số kỹ thuật (Falcon 7X)[sửa | sửa mã nguồn]

Dữ liệu [6]

Đặc điểm riêng[sửa | sửa mã nguồn]

  • Phi đoàn: 3
  • Sức chứa: 12 hành khách
  • Chiều dài: 23.19 m (76 ft 1 in)
  • Sải cánh: 26.21 m (86 ft)
  • Chiều cao: 7.863 m (25 ft 8 in)
  • Diện tích cánh: 70.7 m² (761 ft²)
  • Trọng lượng rỗng: 15.456 kg (34.072 lb)
  • Trọng lượng cất cánh: n/a
  • Trọng lượng cất cánh tối đa: 31.299 kg (69.000 lb)
  • Động cơ: 3× Pratt & Whitney Canada PW307A, 28.46 kN (6.400 lbf) mỗi chiếc

Hiệu suất bay[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b "Falcon 7X enters service." Flight Daily News. 18 tháng 6 năm 2007.
  2. ^ Deagel.com news
  3. ^ "Falcon 7X Trades Unwanted Range For a Price Tag Lower by $10 Million Lưu trữ 2009-01-31 tại Wayback Machine." Business & Commercial Aviation. 2001.
  4. ^ Murdo Morrison (ngày 2 tháng 5 năm 2007). “Onboard the 7X...”. Flight International.
  5. ^ Falcon 7X Jet Becomes First Aircraft Entirely Developed on Virtual Platform Lưu trữ 2006-05-20 tại Wayback Machine, edmpdm.de, 24 tháng 5 2004
  6. ^ Flight 2007 Pocket Guide to Business Aircraft ISBN 0955419506

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Máy bay có cùng sự phát triển[sửa | sửa mã nguồn]