NGC 4041

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
NGC 4041
Hình ảnh NGC 4041 chụp bởi kính viễn vọng Hubble
Dữ liệu quan sát (Kỷ nguyên J2000)
Chòm saoĐại Hùng
Xích kinh12h 02m 12.173s[1]
Xích vĩ+62° 08′ 14.23″[1]
Dịch chuyển đỏ0.004113[2]
Vận tốc xuyên tâm Mặt Trời1,214[3]
Khoảng cách70,4 Mly (21,57 Mpc)[3]
Quần tụ thiên hàLGG 266[4]
Đặc tính
KiểuSA(rs)bc?[5]
Kích thước biểu kiến (V)1.697′ × 1.391′[1]
Tên gọi khác
2MASX J12021217+6208142, IRAS 11596+6224 , LEDA 37999, UGC 7014, UZC J120212.2+620814, Z 292-61.[6]

NGC 4041 là tên của một thiên hà xoắn ốc nằm ở phía bắc của chòm sao Đại Hùng. Nó cách mặt trời của chúng ta với khoảng cách xấp xỉ là 70 triệu năm ánh sáng[3]. Phân loại hình thái học của nó là SA(rs)bc[5]. SA nghĩa là nó là thiên hà xoắn ốc không có thanh chắn, "rs" nghĩa là nó có cấu trúc đai yếu và "bc" nghĩa là có những nhánh xoắn ốc vừa phải.[7]

Từ điểm nhìn của trái đất, nó nghiêng một góc 20°[8]. Tỉ lệ hình thành sao mới xấp xỉ là 41 lần khối lượng mặt trời cứ mỗi 10 năm. Điều này là điển hình cho hình dạng của thiên hà này. Tỉ lệ hình thành sao ở vùng trung tâm thì thấp hơn, có lẽ đó là kết quả của sự hợp thành thiên hà gần đây với một thiên hà lùn. Điều này đã xảy ra cách đây trong vòng 100 triệu năm[5].

Các nhà khoa học vẫn chưa phát hiện có hoạt động gì bên trong vùng trung tâm của thiên hà. Bên cạnh đó, vùng trung tâm còn có một vòng vật chất quay quanh hạt nhân với độ sáng cao, điều này thích hợp với sự có mặt của một khối lượng gấp 1+06
−07
  x 107 lần khối lượng mặt trời]]. Giống như là có một lỗ đen siêu khối lượng.[8][9]

Vào ngày 29 tháng 7 năm 1994, một siêu tân tinh loại IIp tên là SN 1994W được Giancarlo Cortini và Mirko Villi quan sát. Độ sáng của nó cao nhất vào ngày 13 tháng 8 năm 1994 và sau đó giảm dần[10]. Nó nằm ở 19 giây cung tính từ lõi thiên hà ở phía tây bắc[11]. Có một điều bất thường là lượng nickel-56 được giải phóng rất ít.

Dữ liệu hiện tại[sửa | sửa mã nguồn]

Theo như quan sát, đây là thiên hà năm trong chòm sao Đại Hùng và dưới đây là một số dữ liệu khác:

Xích kinh 12h 02m 12.173s[1]

Độ nghiêng +62° 08′ 14.23″[1]

Giá trị dịch chuyển đỏ 0.004113[2]

Vận tốc xuyên tâm 1,214[3]

kích thước biểu kiến 1.697′ × 1.391′[1]

Loại thiên hà SA(rs)bc?[5]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d e f Skrutskie, M. F.; và đồng nghiệp (tháng 2 năm 2006), “The Two Micron All Sky Survey (2MASS)”, Astrophysical Journal, 131 (2): 1163–1183, Bibcode:2006AJ....131.1163S, doi:10.1086/498708.
  2. ^ a b Kochanek, C. S.; và đồng nghiệp (tháng 10 năm 2001), “The K-Band Galaxy Luminosity Function”, The Astrophysical Journal, 560 (2): 566–579, arXiv:astro-ph/0011456, Bibcode:2001ApJ...560..566K, doi:10.1086/322488.
  3. ^ a b c d Crook, Aidan C.; và đồng nghiệp (tháng 2 năm 2007), “Groups of Galaxies in the Two Micron All Sky Redshift Survey”, The Astrophysical Journal, 655 (2): 790–813, arXiv:astro-ph/0610732, Bibcode:2007ApJ...655..790C, doi:10.1086/510201.
  4. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Cinzano1999
  5. ^ a b c d Konstantopoulos, I. S.; và đồng nghiệp (tháng 5 năm 2013), “The Snapshot Hubble U-band Cluster Survey (SHUCS). I. Survey Description and First Application to the Mixed Star Cluster Population of NGC 4041”, The Astronomical Journal, 145 (5): 20, arXiv:1302.6598, Bibcode:2013AJ....145..137K, doi:10.1088/0004-6256/145/5/137, 137.
  6. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên SIMBAD
  7. ^ De Vaucouleurs, G. (1959), “Classification and Morphology of External Galaxies”, Handbuch der Physik, 53: 275, Bibcode:1959HDP....53..275D.
  8. ^ a b Barth, Aaron J. (tháng 11 năm 2004), Storchi-Bergmann, T.; Ho, L.C.; Schmitt, Henrique R. (biên tập), “Black Hole Masses in Active Galaxies”, The Interplay Among Black Holes, Stars and ISM in Galactic Nuclei, Proceedings of IAU Symposium, No. 222, Cambridge, UK: Cambridge University Press, 2004, tr. 11–13, Bibcode:2004IAUS..222....3B, doi:10.1017/S1743921304001334, ISBN 9780521848039.
  9. ^ Marconi, A.; và đồng nghiệp (tháng 4 năm 2003), “Is There Really a Black Hole at the Center of NGC 4041? Constraints from Gas Kinematics”, The Astrophysical Journal, 586 (2): 868–890, arXiv:astro-ph/0211650, Bibcode:2003ApJ...586..868M, doi:10.1086/367764.
  10. ^ Sollerman, Jesper; và đồng nghiệp (tháng 1 năm 1998), “A Very Low Mass of 56Ni in the Ejecta of SN 1994W”, The Astrophysical Journal, 493 (2): 933–939, arXiv:astro-ph/9709061, Bibcode:1998ApJ...493..933S, doi:10.1086/305163.
  11. ^ Schlegel, Eric M. (tháng 12 năm 1999), “X-Ray Detection of SN 1994W in NGC 4041?”, The Astrophysical Journal, 527 (2): L85–L88, arXiv:astro-ph/9910425, Bibcode:1999ApJ...527L..85S, doi:10.1086/312408.