Đường Baldwin, Dunedin
Đường Baldwin, nằm trong vùng ngoại ô yên tĩnh của thành phố Dunedin ở phía nam New Zealand, từng được xem là con đường dốc nhất trên thế giới (cho đến năm 2019). Nó nằm ở vùng ngoại ô của Thung lũng Đông Bắc, cách trung tâm thành phố Dunedin 3,5 kilômét về phía đông bắc. Con đường được đặt theo tên của William Baldwin, một Ủy viên Hội đồng tỉnh Otago và người sáng lập báo, người đã chia nhỏ khu vực.
Là một con đường thẳng, chỉ có chiều dài khoảng 350 mét, đường Baldwin chạy theo hướng đông từ thung lũng của Ngọn Lindsay lên đến sườn đồi Signal. Đoạn thấp của con đường chỉ có độ dốc trung bình, và bề mặt rải nhựa đường, nhưng đoạn phía trên của ngõ cụt này dốc hơn nhiều, và bề mặt được lát bê tông, để dễ bảo trì (lớp niêm nhựa đường có thể chảy xuống dốc vào những ngày ấm) và để an toàn trong mùa đông giá lạnh của Dunedin. Tại điểm dốc nhất, độ dốc của đường là khoảng 1:2,86 (19° hay 35%) - có nghĩa là, cứ mỗi 2,86 mét theo phương ngang, độ cao tăng thêm 1 mét.
Vào ngày 16 tháng 7 năm 2019, Phố Baldwin đã mất danh hiệu Đường dốc nhất của thế giới cho Ffordd Pen Llech, ở xứ Wales, với Phố Baldwin ở độ dốc 35% và Ffordd Pen Llech ở độ dốc 37,45%.[1][2][3]
Tranh cãi về lời tuyên bố
[sửa | sửa mã nguồn]Lời tuyên bố khiến cho con đường này nổi tiếng đã gây ra một số tranh cãi sau khi người ta khám phá ra rằng trong cuốn sách Kỷ lục Guinness, mục nguyên thủy của nó dựa trên một sai sót về đánh máy, trong đó ghi rằng độ dốc cao nhất là 1:1,266 (38° hoặc 79%). Nếu thực sự như vậy, người ta không thể đi bộ lên dốc được, và có vẻ nó ghi nhầm của 1:2,66, và con số này chỉ dốc hơn một chút so với con số đang được chấp nhận hiện nay 1:2,86. Cũng có thể, lỗi này sinh ra do sự nhầm lẫn giữa mức đo bằng độ và mức đo bằng phần trăm, tức là, nhầm lẫn giữa 38% và 38°.
Tuy nhiên, sách Guinness đã chính thức công nhận Đường Baldwin là con đường dốc nhất thế giới với độ nghiêng 35%. Đại lộ Canton, ở Pittsburgh kế Beechview, có thể dốc hơn; số đo chính thức của nó là dốc 37%.[4][5]
Những con đường dốc đáng chú ý khác gồm có Đường Eldred ở quận Công viên Highland của Los Angeles, California, một trong ba con đường ở Los Angeles nằm trong khoảng 32% đến 33.3%,[6] và Filbert và Đường 22 ở San Francisco, cả hai đều tuyên bố độ dốc lớn nhất là 31,5% (xấp xỉ 17°).[7] Và Đại lộ Canton (Canton Avenue), ở Pittsburgh,được công nhận là con đường công cộng có độ dốc nhất (37%) được ghi nhận chính thức ở Hoa Kỳ.[8][9][10]
Nguồn gốc của con đường
[sửa | sửa mã nguồn]Độ dốc của con đường là một điều không dự đoán trước. Cũng giống như nhiều phần khác của Dunedin, và thật ra cả New Zealand, những con đường được đặt theo dạng bàn cờ bất kể địa hình, do những người quy hoạch ở Luân Đôn.
Trong trường hợp của Đường Baldwin (và nhiều con đường ở Dunedin), người thiết kế tổng quan là Charles Kettle vào cuối thế kỷ 19. Con đường được đặt theo tên William Baldwin, ông Tỉnh trưởng tỉnh Otago và người sáng lập tờ báo, người đã phân chia vùng này.
Mặc dù rõ ràng nó là ngõ cụt, Đường Baldwin vẫn được nối tại đỉnh bởi một con đường chưa hình thành nối nó với Đại lộ Calder và Đường Arnold, đều chưa được làm ở đoạn phía trên (nơi Baldwin đạt độ dốc cao nhất). Những con đường chạy song song với Baldwin đều khá dốc: Arnold St (1:3.6), Dalmeny (1:3.7), và Calder Ave (1:5.4).
Các sự kiện liên quan
[sửa | sửa mã nguồn]Con đường là nơi tổ chức sự kiện hàng năm ở Dunedin, "Baldwin Street Gutbuster". Mỗi mùa hè từ giữa thập niên 1990 (thường vào tháng 2), cuộc thi thể lực và thăng bằng giữa các vận động viên chạy từ dưới dốc con đường lên trên đỉnh rồi chạy xuống lại. Sự kiện này thu hút đến 1000 người tranh tài hàng năm.[11]
Từ năm 2002, một sự kiện từ thiện đã được tổ chức hàng năm vào tháng Bảy, trong đó người ta lăn hơn 10.000 kẹo Jaffas (kẹo sô-cô-la tròn). Mỗi jaffa do một người tài trợ, với phần thưởng cho người thắng và số tiền quyên góp được sẽ dùng cho việc từ thiện.
Vào năm 2001, một sinh viên 19 tuổi của Đại học Otago đã chết khi cô và một người bạn khác cố gắng đi xuống con đường phía trong một thùng lăn. Cái thùng đã va đập vào một toa hàng đang đỗ, giết chết ngay lập tức một người, và khiến cho người thứ hai bị chấn thương nặng ở đầu.[12]
Hình ảnh
[sửa | sửa mã nguồn]-
Nhìn xuống phía dưới đường.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ McNeilly, Hamish (ngày 16 tháng 7 năm 2019). “A day of ups and downs for the king of Baldwin St”. Stuff.co.nz. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2019.
- ^ Morris, Chris (ngày 16 tháng 7 năm 2019). “Dunedin loses steepest street title”. Otago Daily Times. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2019.
- ^ Morris, Chris (ngày 16 tháng 7 năm 2019). “Dunedin's Baldwin Street loses steepest world title: Why residents are celebrating”. New Zealand Herald. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2019.
- ^ Bob Batz, Jr. (Sunday 30 January 2005). “Here: In Beechview”. Pittsburgh Post-Gazette. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 8 năm 2007. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2007. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong:
|date=
(trợ giúp) - ^ “Pittsburgh Hills”. Western Pennsylvania Wheelmen. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 5 năm 2007. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2007.
- ^ Getting the Slant on L.A.'s Steepest Street - Los Angeles Times, Thursday 21 August 2003
- ^ Baldwin St steeped in controversy (pdf) - Otago Experience (Dunedin City Council newsletter), Issue 3, March 2003, page 5
- ^ “Here: In Beechview”. Pittsburgh Post-Gazette. ngày 30 tháng 1 năm 2005. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 8 năm 2007. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2008.
- ^ Kambitsis, Jason (ngày 1 tháng 12 năm 2010). “The Steepest Road On Earth Takes No Prisoners”. Wired.
- ^ Writer, Carla Herreria Senior; Hawaii, HuffPost (ngày 28 tháng 2 năm 2014). “Hit The Brakes! The 10 Steepest Streets In America”. The Huffington Post. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2016.
- ^ Gutbusting Street (from the Tourism NewZealand.com website)
- ^ Dustbin death - The Guardian, Friday 2 March 2001
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Đường Baldwin, Dunedin. |