Đại Việt Quốc gia Liên minh
Đại Việt Quốc gia Liên minh Đại Việt Quốc dân hội (từ 3/1945) | |
---|---|
Chủ tịch | Nguyễn Xuân Tiếu (Đại Việt Quốc xã Đảng) |
Lý Đông A (Đại Việt Duy dân Cách mệnh Đảng) | |
Nguyễn Tường Tam (Đại Việt Dân chính Đảng) | |
Nhượng Tống (Tân Việt Nam Quốc dân Đảng) | |
Trương Tử Anh (Đại Việt Quốc dân Đảng) | |
Thành lập | đầu năm 1944 |
Giải tán | tháng 5 năm 1945 |
Tổ chức ngoại vi | Đại Việt Quốc gia Cách mệnh Ủy viên Hội |
Ý thức hệ | Chủ nghĩa quốc gia |
Thuộc tổ chức quốc gia | Liên bang Đông Dương Đế quốc Việt Nam |
Quốc gia | Liên bang Đông Dương Đế quốc Việt Nam |
Đại Việt Quốc gia Liên minh, sau đổi thành Việt Nam Quốc dân Hội, là một tổ chức chính trị liên minh giữa các chính đảng người Việt chủ trương dựa vào thế lực Nhật chống Pháp để giành độc lập. Liên minh này hoạt động từ đầu năm 1944 đến tháng 5 năm 1945 thì tan rã.
Hình thành và hoạt động
[sửa | sửa mã nguồn]Cuộc năm 1940, quân Nhật tiến vào Đông Dương. Một mặt, chính quyền quân sự Nhật vẫn duy trì và sử dụng bộ máy cai trị của chính quyền thực dân Pháp để tập trung cho chiến tranh, mặt khác, công khai hoặc bí mật thành lập các tổ chức chính trị, quân sự, kinh tế của Nhật, hoặc do người Nhật ủng hộ, nhằm cơ sở chính trị cho Nhật sau này, khi có khả năng độc quyền kiểm soát Đông Dương.
Đầu năm 1944, nhằm thay thế cho tổ chức Việt Nam Phục quốc Đồng minh Hội đã bị người Pháp đánh tan rã, người Nhật đã hỗ trợ Nguyễn Xuân Tiếu, một chính trị gia có xu hướng thân Nhật và bảo hoàng, thành lập một tổ chức liên minh các đảng phái chủ trương dựa vào thế lực Nhật để chống lại chính quyền thực dân Pháp.[1] Tổ chức này lấy tên là Đại Việt Quốc gia Liên minh, với nòng cốt là Đại Việt Quốc xã Đảng liên minh với các đảng khác như Đại Việt Dân chính Đảng (lãnh tụ Nguyễn Tường Tam) và Đại Việt Duy dân Đảng (lãnh tụ Lý Đông A), do Nguyễn Xuân Tiếu làm Chủ tịch.
Không lâu sau, nhóm Tân Việt Nam Quốc dân Đảng (lãnh tụ Nhượng Tống) cũng gia nhập Đại Việt Quốc gia Liên minh. Lúc này Liên minh đổi tên thành Việt Nam Quốc dân Hội.[2] Tháng 2 năm 1945, đến lượt Đại Việt Quốc dân Đảng cũng cử đại diện tham gia Liên minh.[3]
Ủy ban Chính trị Bắc Kỳ và sự tan rã của Liên minh
[sửa | sửa mã nguồn]Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp tại Đông Dương. Ngày 11 tháng 3 năm 1945, Liên minh thành lập Đại Việt Quốc gia Cách mệnh Ủy viên hội[4] với mục đích sẽ trở thành một quốc hội và chính phủ lâm thời để tiếp quản quyền điều hành từ tay người Nhật.
Tuy nhiên, chính phủ Tokyo đã chọn duy trì thể chế quân chủ của triều đình Huế và giao một phần chính quyền cho chính phủ Trần Trọng Kim, với nhiều nhân sự là thành viên của Đại Việt Quốc xã hoặc có xu hướng bảo hoàng. Sự việc này làm cho đã làm phát sinh mâu thuẫn giữa các đảng thành viên. Trừ Đại Việt Quốc xã và một số tổ chức chính trị nhỏ với xu hướng Bảo hoàng tiếp tục cộng tác với người Nhật, các đảng phái theo xu hướng Quốc dân đều ly khai và tìm cách phát triển cơ sở, chủ yếu sự hỗ trợ từ hải ngoại của chính phủ Trung Hoa Dân quốc. Từ tháng 5 năm 1945, Liên minh chính thức tan rã.
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Hồ Văn Châm, Câu chuyện xoay quanh lá cờ, Tạp chí Cách mạng của Đại Việt Cách mạng Đảng, Bộ mới, số 6, Xuân Đinh Sửu, tháng 2 năm 1997. Houston, TX, USA.
- ^ Causes, origins, and lessons of the Vietnam War. Hearings, Ninety-second Congress, second session... May 9, 10, and 11, 1972, page 325.
- ^ Nguyễn Đức Cung, Đại Việt Cách mạng Đảng sử yếu & tư liệu, 2011.
- ^ “Đức và Nhật đầu hàng; Thành lập Liên Hợp Quốc; Việt Nam giành độc lập; Chiến tranh lạnh bắt đầu”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2013.
- Thư mục
- Guillemot, François (2012). Dai Viêt, indépendance et révolution au Viêt-Nam: L'échec de la troisième voie (1938–1955). Paris: Les Indes savantes. ISBN 9782846542807.
- Guillemot, François (2003). “Vietnamese Nationalist Revolutionaries and the Japanese Occupation: The Case of the Dai Viet Parties (1936–1946)”. Trong Narangoa, Li; Cribb, Robert (biên tập). Imperial Japan and National Identities in Asia, 1895–1945. RoutledgeCurzon. tr. 221–248. ISBN 9780700714827.
- Guillemot, François (2004). “Au coeur de la fracture vietnamienne : l'élimination de l'opposition nationaliste et anticolonialiste dans le Nord du Vietnam (1945–1946)”. Trong Goscha, Christopher E.; de Tréglodé, Benoît (biên tập). Naissance d'un État-Parti: Le Viêt Nam depuis 1945. Les Indes savantes. tr. 175–216. ISBN 9782846540643.
- Guillemot, François (2009). “Penser le nationalisme révolutionnaire au Việt Nam : Identités politiques et itinéraires singuliers à la recherche d'une hypothétique « Troisième voie »”. Moussons (13–14): 174–184. doi:10.4000/moussons.1043.
- Guillemot, François (2019). “The Lessons of Yên Bái, or the "Fascist" Temptation: How the Đại Việt Parties Rethought Anticolonial Nationalist Revolutionary Action, 1932–1945”. Journal of Vietnamese Studies. 14 (3): 43–78. doi:10.1525/vs.2019.14.3.43.