Bước tới nội dung

Acid tranexamic

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Acid tranexamic
Dữ liệu lâm sàng
Phát âm\ˌtran-eks-ˌam-ik-\
Tên thương mạiCyklokapron, others
AHFS/Drugs.comThông tin thuốc chuyên nghiệp FDA
Danh mục cho thai kỳ
  • B
Dược đồ sử dụngqua đường miệng, tiêm, dạng bôi
Mã ATC
Tình trạng pháp lý
Tình trạng pháp lý
Dữ liệu dược động học
Sinh khả dụng34%
Chu kỳ bán rã sinh học3.1 h
Các định danh
Tên IUPAC
Số đăng ký CAS
PubChem CID
IUPHAR/BPS
DrugBank
ChemSpider
Định danh thành phần duy nhất
KEGG
ChEBI
ChEMBL
Dữ liệu hóa lý
Công thức hóa họcC8H15NO2
Khối lượng phân tử157.21 g/mol
Mẫu 3D (Jmol)
SMILES
  • NC[C@@H]1CC[C@H](CC1)C(O)=O
Định danh hóa học quốc tế
  • InChI=1S/C8H15NO2/c9-5-6-1-3-7(4-2-6)8(10)11/h6-7H,1-5,9H2,(H,10,11)/t6-,7- ☑Y
  • Key:GYDJEQRTZSCIOI-LJGSYFOKSA-N ☑Y
  (kiểm chứng)

Axid tranexamic (TXA) là một loại thuốc được sử dụng để điều trị hoặc ngăn ngừa mất máu quá nhiều từ các chấn thương lớn, chảy máu sau sinh, phẫu thuật, nhổ răng, chảy máu camkinh nguyệt nặng.[1][2] Chúng cũng được sử dụng để chữa phù mạch do di truyền.[1][3] Thuốc được uống hoặc được tiêm vào tĩnh mạch.[1]

Tác dụng phụ là tương đối hiếm gặp.[3] Một số tác dụng phụ có thể kể đến như những thay đổi về thị lực màu, cục máu đông và phản ứng dị ứng.[3] Những bệnh nhân bị bệnh thận được khuyến cáo cần cẩn trọng khi sử dụng thuốc.[4] Acid tranexamic có vẻ an toàn để sử dụng trong giai đoạn mang thai và cho con bú.[3][5] Acid tranexamic được xếp vào họ thuốc kháng phân giải fibrin.[4]

Acid tranexamic được phát hiện vào năm 1962.[6] Nó nằm trong danh sách các thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới, tức là nhóm các loại thuốc hiệu quả và an toàn nhất cần thiết trong một hệ thống y tế.[7] Acid tranexamic có sẵn dưới dạng thuốc gốc.[8] Chi phí bán buôn ở các nước đang phát triển là khoảng 4,38 đến 4,89 USD cho một quá trình điều trị.[9] Tại Hoa Kỳ, một quá trình điều trị có giá từ khoảng 100 đến 200 USD.[8]

Sử dụng trong y khoa

[sửa | sửa mã nguồn]

Axit tranexamic thường được sử dụng trong những chấn thương nghiêm trọng [10] Tranexamic acid cũng được sử dụng để ngăn ngừa và điều trị mất máu ở nhiều trường hợp, ví dụ trong các thủ thuật răng miệng ở bệnh nhân hemophilia, chảy máu kinh nguyệt nghiệp trong, và trong cả phẫu thuật có nguy cơ chảy máu cao.[11][12]

Chấn thương

[sửa | sửa mã nguồn]

Tranexamic acid được cho thấy làm giảm nguy cơ tử vong ở những người chảy máu nghiêm trọng sau chấn thương.[13][14] Nó có lợi tốt nhất khi được sử dụng trong vòng ba giờ đầu sau chảy máu.[15] Tranexamic acid cũng cho thấy khả năng giảm tử vong do bất kì nguyên nhân nào và tử vong do chảy máu.[16] Những nghiên cứu sâu hơn đang đánh giá tác động của tranexamic acid lên tổn thương não đơn độc.[17] Khi được sử dụng trong ba giờ đầu trong chấn thương não, nó cũng giảm nguy cơ tử vong.[18]

Xuất huyết âm đạo

[sửa | sửa mã nguồn]

Tranexamic acid được sử dụng ở những bệnh nhân chảy máu kinh nghiêm trọng (cường kinh). Khi sử dụng bằng đường uống, tranexamic acid vừa hiệu quả và an toàn để điều trị tình trạng chảy máu kinh nghiêm trọng và cải thiện chất lượng cuộc sống. Một nghiên cứu khác cho thấy rằng không cần chỉnh liều tranexamic acid ở trẻ vị thành niên từ 12 đến 15 tuổi.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c British national formulary: BNF 69 (ấn bản thứ 69). British Medical Association. 2015. tr. 170. ISBN 9780857111562.
  2. ^ WOMAN Trial Collaborators (tháng 5 năm 2017). “Effect of early tranexamic acid administration on mortality, hysterectomy, and other morbidities in women with post-partum haemorrhage (WOMAN): an international, randomised, double-blind, placebo-controlled trial”. Lancet. 389 (10084): 2105–2116. doi:10.1016/S0140-6736(17)30638-4. PMID 28456509.
  3. ^ a b c d “Cyklokapron Tablets - Summary of Product Characteristics (SPC) - (eMC)”. www.medicines.org.uk. tháng 9 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2016.
  4. ^ a b “Tranexamic Acid Injection - FDA prescribing information, side effects and uses”. www.drugs.com. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2016.
  5. ^ “Tranexamic acid Use During Pregnancy | Drugs.com”. www.drugs.com. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2016.
  6. ^ Watts, Geoff (tháng 6 năm 2016). “Utako Okamoto”. The Lancet (bằng tiếng Anh). 387 (10035): 2286. doi:10.1016/S0140-6736(16)30697-3.
  7. ^ “WHO Model List of Essential Medicines (19th List)” (PDF). World Health Organization. tháng 4 năm 2015. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 13 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
  8. ^ a b Hamilton R (2015). Tarascon Pocket Pharmacopoeia 2015 Deluxe Lab-Coat Edition. Jones & Bartlett Learning. tr. X. ISBN 9781284057560.
  9. ^ “Tranexamic Acid”. International Drug Price Indicator Guide. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
  10. ^ Binz, Sophia; McCollester, Jonathon; Thomas, Scott; Miller, Joseph; Pohlman, Timothy; Waxman, Dan; Shariff, Faisal; Tracy, Rebecca; Walsh, Mark (7 tháng 9 năm 2015). “CRASH-2 Study of Tranexamic Acid to Treat Bleeding in Trauma Patients: A Controversy Fueled by Science and Social Media”. Journal of Blood Transfusion (bằng tiếng Anh). 2015: 1–12. doi:10.1155/2015/874920. ISSN 2090-9187. PMC 4576020. PMID 26448897.
  11. ^ Melvin, J. Stuart; Stryker, Louis S.; Sierra, Rafael J. (tháng 12 năm 2015). “Tranexamic Acid in Hip and Knee Arthroplasty:”. Journal of the American Academy of Orthopaedic Surgeons (bằng tiếng Anh). 23 (12): 732–740. doi:10.5435/JAAOS-D-14-00223. ISSN 1067-151X.
  12. ^ Tengborn, Lilian; Blombäck, Margareta; Berntorp, Erik (tháng 2 năm 2015). “Tranexamic acid – an old drug still going strong and making a revival”. Thrombosis Research (bằng tiếng Anh). 135 (2): 231–242. doi:10.1016/j.thromres.2014.11.012.
  13. ^ Cherkas D (November 2011). "Traumatic hemorrhagic shock: advances in fluid management". Emergency Medicine Practice. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 1 năm 2012.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  14. ^ "Drug will save lives of accident victims, says study”. BBC News. 2010.
  15. ^ Napolitano, L.; Cohen, M.; Cotton, B.; Schreiber, M.; Moore, E. (2013). “Tranexamic acid in trauma: How should we use it?”. The journal of trauma and acute care surgery. doi:10.1097/TA.0b013e318292cc54.
  16. ^ Ker, Katharine; Roberts, Ian; Shakur, Haleema; Coats, Tim J (9 tháng 5 năm 2015). Cochrane Injuries Group (biên tập). “Antifibrinolytic drugs for acute traumatic injury”. Cochrane Database of Systematic Reviews (bằng tiếng Anh). doi:10.1002/14651858.CD004896.pub4.
  17. ^ "Tranexamic acid". Clinical Transfusion. International Society of Blood Transfusion. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 1 năm 2018.
  18. ^ “Effects of tranexamic acid on death, disability, vascular occlusive events and other morbidities in patients with acute traumatic brain injury (CRASH-3): a randomised, placebo-controlled trial”. The Lancet (bằng tiếng Anh). 394 (10210): 1713–1723. tháng 11 năm 2019. doi:10.1016/S0140-6736(19)32233-0. PMC 6853170. PMID 31623894.