Anh em nhà Gracchus

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bia kỷ niệm thế kỷ thứ 19 do Eugene Guillaume tạo tác, khắc họa hình ảnh hai anh em nhà Gracchus đang đặt tay lên một mảnh giấy ghi chữ "tài sản". Tác phẩm hiện được lưu giữ tại Musée d'Orsay, Paris.[1][2]

Anh em nhà Gracchus, Tiberius Sempronius GracchusGaius Sempronius Gracchus, là hai nhân vật lịch sử hoạt động vào thời Cộng hòa La Mã, lần lượt giữ chức quan hộ dân vào năm 133 TCN và 122–121 TCN.

Bối cảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Từng có lầm tưởng cho rằng, xuyên suốt thế kỷ thứ 2 TCN, số hộ nông dân tự do của vùng thôn quê Ý bị sụt giảm một cách nghiêm trọng.[3] Quan điểm truyền thống này, vốn lan truyền qua các thư tịch cổ, thực ra "đã bị thổi phồng quá mức"; trình thuật về mối quan hệ nghịch đảo giữa chế độ quân dịch và số lượng tiểu điền do vậy "phải được bác bỏ".[4] Động cơ chính cho hướng xét lại này là bằng chứng tại các di chỉ khảo cổ trên bán đảo Ý được khai quật kể từ những năm 1980 trở đi: "các bước tiến đáng kể về mặt phương pháp luận trong ngành khảo cổ học khảo sát đã ... góp phần làm sụp đổ sự xác tín của các khẳng định trước đây về sự lan tỏa của các hộ điền chủ sở hữu nô lệ và mức sống còn hoặc khác của các hộ tiểu nông có khuynh hướng tự cung tự cấp".[5]

159–33 TCN: Tình cảnh nông thôn[sửa | sửa mã nguồn]

Theo các thư tịch cổ, xuyên suốt thế kỷ thứ 2 TCN, chính quyền La Mã đã gặp phải nhiều khó khăn và kháng cự trong công tác tuyển quân. Vấn nạn này bắt đầu từ thời Chiến tranh Macedonia lần thứ ba và tiếp diễn cho tới các chiến dịch chinh phục Tây Ban Nha vào năm 151 TCN.[6] Công tác điều tra dân số của La Mã – mục đích chính là đếm nhân đinh để tuyển vào quân đội – đi vào hoạt động kể từ năm 159 TCN cũng nhận thấy dấu hiệu sụt giảm dân số tự do ở Ý, cụ thể là từ 328.316 vào những năm 159–58 TCN xuống 317.933 vào năm 136–35 TCN.[7]

Đất công[sửa | sửa mã nguồn]

Quãng đời thuở sớm của anh em nhà Gracchus[sửa | sửa mã nguồn]

Cải cách[sửa | sửa mã nguồn]

Tiberius[sửa | sửa mã nguồn]

Gaius[sửa | sửa mã nguồn]

Hệ quả[sửa | sửa mã nguồn]

Đánh giá và nghiên cứu sử học[sửa | sửa mã nguồn]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Sturgis, Russell (1904). The appreciation of sculpture: a handbook. New York: Baker. tr. 146.
  2. ^ Ridley 2000, tr. 466.
  3. ^ Nicolet 1994, tr. 618–19.
  4. ^ Erdkamp, Paul. "Army and society". In Rosenstein & Morstein-Marx (2006), pp. 289–90.
  5. ^ de Ligt 2006, tr. 598.
  6. ^ Lintott 1994a, tr. 36.
  7. ^ Nicolet 1994, tr. 603.

Thư mục[sửa | sửa mã nguồn]

Sách[sửa | sửa mã nguồn]

Bài luận[sửa | sửa mã nguồn]

Đọc thêm[sửa | sửa mã nguồn]