Awaruit

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Awaruit
Awaruit ở quận Josephine, Oregon, USA
Thông tin chung
Thể loạiKhoáng vật tự sinh
Công thức hóa họcNi2Fe đến Ni3Fe
Phân loại Strunz01.AE.20 kim loại và hợp kim bán kim
Phân loại Dana01.01.11.04 Nguyên tố tự sinh: sắt - niken
Hệ tinh thểLập phương Hexoctahedral H-M Symbol (4/m32/m) nhóm không gian: P m3m
Nhận dạng
Màutrắng bạc đến trắng xám
Dạng thường tinh thểkhối; cục, hạt và mảnh; hiếm thấy tinh thể; xâm tán hoặc phát triển song tinh với kamacit trong meteorit
Độ bềndễ dát mỏng và linh hoạt
Độ cứng Mohs5,5 -6
Ánhkim loại
Tính trong mờmờ
Tỷ trọng riêng7,8–8,65
Các đặc điểm kháctừ tính mạnh
Tham chiếu[1][2][3]

Awaruit là một dạng hợp kim tự nhiên của nikensắt có công thức hóa học từ Ni2Fe đến Ni3Fe.

Awaruit xuất hiện ở dạng sa khoáng trong sống có nguồn gốc từ peridotitophiolit bị serpentin hóa. Nó cũng là thành phần hiếm trong thiên thạch. Nó xuất hiện cộng sinh với vàng tự sinh và magnetit trong sa khoáng; với đồng, heazlewoodit, pentlandit, violarit, cromit, và millerit trong peridotit; với kamacit, allabogdanit, schreibersitgraphit trong thiên thạch.[1]

Khoáng vật này được miêu tả đầu tiên năm 1885 khi nó xuất hiện dọc theo sông Gorge, Awarua Bay South Island, New Zealand, nó chỉ xuất hiện ở dạng địa phương.[1][2]

Awaruit cũng được gọi là josephinit trong các mẫu bắt gặp ở quận Josephine, Oregon, ở đây chúng có dạng cục sa khoáng trong các lòng suối và dạng khối trong các đá bị serpentin hóa của Josephine peridotit. Một số mẫu chứa andradit granat.[4]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c http://rruff.geo.arizona.edu/doclib/hom/awaruite.pdf Handbook of Mineralogy
  2. ^ a b http://www.mindat.org/min-439.html Mindat.org
  3. ^ http://www.webmineral.com/data/Awaruite.shtml Webmineral data
  4. ^ John M. Bird and Maura S. Weathers, Origin of josephinite, Geochemical Journal, Vol. 13, pp. 41 to 55, 1979 [1]