Bá quốc Hessen

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Phong địa bá quốc Hesse
1264–1567
Quốc huy Pica
Quốc huy
Phong địa bá quốc Hesse (màu xanh), khoảng năm 1400
Phong địa bá quốc Hesse (màu xanh), khoảng năm 1400
Tổng quan
Vị thếPhong địa bá quốc
Thủ đôMarburg, Gudensberg,
Kassel (từ năm 1277)
Chính trị
Chính phủChế độ quân chủ phong kiến
Phong địa bá tước 
• 1264–1308
Henry I Trẻ
• 1509–1567
Philip I Vĩ đại
Lịch sử
Thời kỳTrung cổ, Cải cách Kháng nghị
• Được phân vùng từ
    Phong địa bá quốc Thuringia
1264
• Nâng lên
    Thân vương quốc
1292
• Phân vùng trong 2 năm
1458–1487
• Cải cách Kháng nghị
1526
• Được phân thành 4
1567
Tiền thân
Kế tục
Phong địa bá quốc Thuringia Phong địa bá quốc Thuringia
Phong địa bá quốc Hesse-Kassel
Phong địa bá quốc Hesse-Darmstadt
Phong địa bá quốc Hesse-Marburg
Phong địa bá quốc Hesse-Rheinfels

Phong địa bá quốc Hessen (tiếng Đức: Landgrafschaft Hessen) là một bá quốc của Đế chế La Mã Thần thánh. Nó tồn tại như một tiểu quốc từ năm 1264 đến năm 1567, cho đến khi lãnh địa Hessen được phân chia cho các con của Philip I, Phong địa bá tước của Hesse. Con trai cả của ông là William IV thừa kế nửa phía Bắc của lãnh thổ và thủ đô đặt tại Kassel, với phần lãnh địa là Hesse-Kassel. Những người con trai khác đã nhận được các phần lãnh địa còn lại là Hesse-Marburg, Hesse-RheinfelsHesse-Darmstadt.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Vào đầu thời Trung cổ, lãnh thổ Hessengau, được đặt theo tên của các bộ lạc Chatti, hình thành nên phần phía Bắc của Công quốc Franconia gốc Đức, cùng với Lahngau liền kề. Sau sự tuyệt tự dòng nam của công tước gia tộc Konrad, các bá quốc Rhenish Franconia dần dần được Bá tước Louis I của Thuringia [1] và những người kế vị của ông mua lại.

Sau cái chết của Phong địa bá tước Henry Raspe năm 1247, không để lại người kế vị nam giới, Chiến tranh Kế vị Thuringia đã nổ ra. Sophie của Thuringia, Công tước phu nhân của Brabant đã giành được lãnh thổ Hesse cho con trai Henry của bà. Năm 1264, ông trở thành Phong địa bá tước đầu tiên của Hesse và là người sáng lập ra Nhà Hesse. Những lãnh thổ còn lại của Phong địa bá quốc Thuringia rơi vào tay của Nhà Wettin dưới quyền sở hữu của Henry III, Phiên hầu tước của Meissen. Henry I của Hesse được vua Adolf, Vua của La Mã Đức nâng lên địa vị Thân vương (Fürst) vào năm 1292.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Jonathan R. Lyon, "Princely Brothers and Sisters: The Sibling Bond in German Politics, 1100-1250", Cornell Press, 243

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]