Bão táp và xung kích

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bão táp và xung kích (tiếng Đức: Sturm und Drang, hay còn hiểu cụm từ này là Bão táp và thúc giục hoặc Bão táp và căng thẳng[1]) là trào lưu nghệ thuật nổi bật của Đứcthế kỷ XVIII và là một trong những trào lưu nghệ thuật nổi tiếng và quan trọng nhất của thời kỳ Khai sáng. Nhờ trào lưu này, nền nghệ thuật của Đức đã có bước tiến mạnh mẽ và ảnh hưởng lớn hơn đến nhiều nền nghệ thuật khác. Bão táp và xung kích diễn ra mạnh mẽ nhất trên các lĩnh vực văn học, kịch, âm nhạcnghệ thuật thị giác.

Tên gọi[sửa | sửa mã nguồn]

Tên gọi Sturm und Drang xuất phát từ vở kịch cùng tên của Friedrich Maximilian Klinger.

Thời gian tồn tại[sửa | sửa mã nguồn]

Bão táp và xung kích tồn tại trong khoảng từ năm 1767 đến năm 1785

Mục đích[sửa | sửa mã nguồn]

Báo táp và xung kích xuất hiện nhằm chống lại ảnh hưởng từ Pháp lên nghệ thuật Đức lúc bấy giờ.

Tính chất[sửa | sửa mã nguồn]

Bão táp và xung kích có những tính chất quan trong sau đây:

Nghệ thuật thị giác[sửa | sửa mã nguồn]

Phong trào song song trong nghệ thuật thị giác có thể được chứng kiến trong các bức họa vẽ những cảnh bão tố và tàu chìm cho thấy sự kinh hoàng và sư phá hủy phi lý của thiên nhiên. Những tác phẩm thời tiền lãng mạn thì rất được ưa chuộng ở Đức từ thập niên 1760 kéo dài tới thập niên 1780, cho thấy sự tiếp nhận của quần chúng đối với những tác phẩm nghệ thuật đầy khiêu khích gây xúc cảm, những cảnh tượng làm xáo trộn, và những mô tả các cơn ác mộng đã được tiếp nhận ở Đức mà bằng chứng là việc sở hữu và khâm phục của Goethe đối với những bức tranh của Fuseli mà có thể 'làm cho người xem hoảng sợ'.[4] Những họa sĩ đáng nhắc tới gồm có Joseph Vernet, Caspar Wolf, Philip James de Loutherbourg, và Henry Fuseli.

Ý nghĩa[sửa | sửa mã nguồn]

Đối với Đức[sửa | sửa mã nguồn]

Bão táp và xung kích là trào lưu nghệ thuật đã đưa nghệ thuật Đức lên tầm cao mới. Từ chỗ còn khá mờ nhạt trong nền nghệ thuật chung của châu Âu, dù cho có những nhân vật nghệ thuật xuất sắc đó trước như Walther von der Vogelweide, Wolfram von Eschenbach, Albrecht Dürer, Heinrich Schütz, Johann Pachelbel, Georg Philipp Telemann, Johann Sebastian Bach, George Frideric Handel, nền nghệ thuật Đức thực sự nảy nở trên nhiều lĩnh vực. Bão táp và xung kích có một vai trò quan trọng trong việc thống nhất các nền nghệ thuật giữa Phổ với các quốc gia Đức thuộc Đế quốc La Mã Thần thánh.

Đối với thế giới[sửa | sửa mã nguồn]

Bão táp và xung kích cũng ảnh hưởng không nhỏ đến thế giới. Tiêu biểu cho ảnh hưởng đó có thể kể đến các tác phẩm của Johann Wolfgang von Goethe, Friedrich Schiller, Christoph Willibald Gluck, Joseph Haydn, Wolfgang Amadeus Mozart.

Một số nhân vật nổi bật[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ E.g. HB Garland, Storm and Stress (London, 1952)
  2. ^ Danh nhân thế giới, Gia Tuấn tuyển chọn, xuất bản năm 2013, trang 10
  3. ^ http://www.sptwnt.edu.vn/department/doc/vanban/AN%20Co%20dien%20Vien.doc Lưu trữ 2015-07-10 tại Wayback Machine.
  4. ^ Daniel Heartz/Bruce Pg. 1