Bản mẫu:Khẩu ngữ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tài liệu bản mẫu
Đối tượng áp dụng
  • Văn nói / Khẩu ngữ, bao gồm nhưng không giới hạn trong các thể loại con sau đây
    • Khẩu ngữ miền Bắc: "xanh chín",...
    • Khẩu ngữ miền Trung: "chi", "mô", "răng", "rứa", "hè"...
    • Khẩu ngữ miền Nam: "rặt", "đặng", "cưng", "hết trơn hết trọi", "quá trời quá đất"...
    • Các từ thưa gửi ("thưa", "dạ thưa", "vâng",...), các trợ từ ngữ khí ("à", "ừ", "ừ nhỉ", "nhé"...), từ để chửi ("cô hồn các đảng", "chết tiệt", "tiên sư", "vãi" và các biến thể, "mắc dịch" và các biến thể...)
    • Từ cảm thán chỉ có trong văn nói: "eo ôi", "đời thuở nhà ai", "Khiếp!", "Khiếp thế!", "tuyệt cú mèo", "ngon bá cháy bọ chét", "quá trời quá đất", "xu cà na", "bố láo", ...
  • Từ lóng: "tả pín lù", "cà khịa", "ô dề", "vi diệu", "bung lụa", "ảo lòi", "chằm zn", "ét ô ét", "ra dẻ", "khum", "chanh sả", "phèn" (ví dụ, "trông cứ phèn phèn"), "toang"...

Yếu tố quan trọng nhất để xác định xem đó có phải là khẩu ngữ, từ lóng hay không là ngữ cảnh. Do đó, hãy luôn luôn xét đến ngữ cảnh chứ đừng mù quáng mặc định những từ trên là không bách khoa trong mọi trường hợp. Một số trường hợp ngoại lệ là:

  • Trích dẫn nguyên văn trong ngoặc kép cũng như bản dịch tiếng Việt của các đoạn trích này
  • Tên riêng của tác phẩm, bài báo, tạp chí...
  • Khẩu ngữ, từ lóng là chủ thể của bài viết
  • Ngữ cảnh cho thấy đó không phải là khẩu ngữ. Ví dụ, dùng từ "phèn" để chỉ hợp chất hóa học, gọi tên món nước tắc chanh sả, thành ngữ (ví dụ, "chẳng đặng đừng"...), dùng các từ "chi", "mô", "răng", "hè" trong ngữ cảnh không phải khẩu ngữ...