Các rừng mưa Gondwana của Úc
Di sản thế giới UNESCO | |
---|---|
Thác nước Box Log, Vườn quốc gia Lamington tại Queensland. | |
Vị trí | New South Wales và Queensland, Úc |
Tiêu chuẩn | Thiên nhiên: (viii), (ix), (x) |
Tham khảo | 368bis |
Công nhận | 1986 (Kỳ họp 10) |
Mở rộng | 1994 |
Diện tích | 370.000 ha (1.400 dặm vuông Anh) |
Tọa độ | 28°15′N 150°3′Đ / 28,25°N 150,05°Đ |
Tên chính thức | Các rừng mưa Gondwana của Úc |
Loại | Di sản Quốc gia (Cảnh quan) |
Đề cử | 17 tháng 12 năm 1994 |
Số tham khảo | 105135 |
Class | thiên nhiên |
Legal Status | Declared property |
Invalid designation | |
Tên chính thức | Các rừng mưa Gondwana của Úc; Các khu bảo tồn rừng mưa Trung Đông; Các rừng mưa Gondwana của Úc (tên mới từ năm 2007); Khu vực Di sản thế giới các rừng mưa Trung Đông |
Loại | Di sản bang (cảnh quan) |
Đề cử | 2 tháng 4 năm 1999 |
Số tham khảo | 1002 |
Thể loại | Vùng hoang dã |
Thể loại | Cảnh quan - Tự nhiên |
Các rừng mưa Gondwana của Úc trước đây có tên là Các khu bảo tồn rừng mưa Trung Đông, là khu vực rừng mưa cận nhiệt đới rộng lớn nhất thế giới.[1] Nó đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới với 50 khu bảo tồn riêng biệt có tổng diện tích 366.500 hécta (906.000 mẫu Anh) kéo dài từ Newcastle đến Brisbane.[2]
Mô tả
[sửa | sửa mã nguồn]Các rừng mưa Gondwana có tên như vậy vì các mẫu hóa thạch ở đây chỉ ra rằng, khi siêu lục địa Gondwana còn tồn tại thì nó đã được bao phủ bởi các khu rừng mưa, trong đó gồm nhiều loại cây cùng loài như hiện nay. Không phải tất cả các khu rừng mưa Gondwana ở Úc đều nằm ở New South Wales và Queensland. Rừng mưa Gondwana lớn nhất ở Úc nằm tại vùng hoang dã Tarkine trên đảo Tasmania. Số lượng du khách đến các khu bảo tồn rừng mưa Gondwana ở New South Wales và Queensland là khoảng 2 triệu du khách mỗi năm.[1]
Các khu rừng mưa được UNESCO đưa vào danh sách di sản thế giới vào năm 1986 với diện tích ban đầu là các khu rừng mưa nằm tại bang New South Wales có tổng diện tích 310.800 hécta (768.000 mẫu Anh). Đến năm 1994, di sản này được mở rộng thêm các rừng mưa tại bang Queensland với khoảng 59.200 hécta (146.000 mẫu Anh). Tổng cộng là 370.000 hécta (910.000 mẫu Anh). Khu bảo tồn rừng mưa có giá trị bảo tồn cực kỳ cao, với hơn 200 loài động thực vật quý hiếm hoặc bị đe dọa.[2]
Tám khu vực riêng biệt được xác định là có ý nghĩa di sản nổi bật đối với Úc và được đưa vào Danh sách Di sản Quốc gia Úc vào ngày 21 tháng 5 năm 2007.[3] Độ cao của các khu vực bảo vệ dao động từ mực nước biển cho đến gần 1.600 m (5.200 ft).[4]
Vào ngày 22 tháng 12 năm 2000, các khu rừng già mang giá trị bảo tồn cao bao gồm 24 vườn quốc gia và 19 khu bảo tồn thiên nhiên rải rộng trên 12 khu vực địa phương ở đông bắc New South Wales được liệt kê trong Sổ bộ Địa danh New South Wales.[5]
Các vườn quốc gia
[sửa | sửa mã nguồn]Các vườn quốc gia thuộc bang Queensland:
- Vườn quốc gia Lamington
- Vườn quốc gia Núi Chinghee
- Vườn quốc gia Springbrook
- Vườn quốc gia Núi Barney
- Vườn quốc gia Dãy Main.
Các vườn quốc gia thuộc bang New South Wales:
- Vườn quốc gia Barrington Tops
- Vườn quốc gia Dorrigo
- Vườn quốc gia Núi Warning
- Vườn quốc gia New England
- Vườn quốc gia Oxley Wild Rivers
- Vườn quốc gia Willi Willi
- Vườn quốc gia Werrikimbe.[6]
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b “Gondwana Rainforests of Australia”. Department of the Environment. Australian Government. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 7 năm 2008. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2008.
- ^ a b Reid, Greg (2004). Australia's National and Marine Parks: Queensland. South Yarra, Victoria: Macmillan Education Australia. tr. 11. ISBN 0-7329-9053-X.
- ^ “Gondwana Rainforests of Australia, Lismore, NSW, Australia”. Australian Heritage Database: Department of the Environment. Australian Government. 2014. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2014.
- ^ McGinley, Mark (ngày 9 tháng 12 năm 2008). “Central Eastern Rainforest Reserves, Australia”. Encyclopedia of Earth. United Nations Environment Programme: World Conservation Monitoring Centre. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 10 năm 2009. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2009.
- ^ Bản mẫu:Cite NSW SHR
- ^ “Gondwana Rainforests of Australia”. UNESCO. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2008.