Cầu Carrbridge Packhorse

Cầu Carrbridge Packhorse

Cầu Quan tài
Cầu Packhorse tại Carrbridge
Vị tríLàng Carrbridge
Bắc quaSông Dulnain
Tọa độ57°17′1,8″B 3°48′57″T / 57,28333°B 3,81583°T / 57.28333; -3.81583
Thông số kỹ thuật
Kiểu cầuCầu kiến trúc đá với một đường chạy dọc dài, dốc và cong ở giữa.
Vật liệuTooled rubble
Rộng2,14 m (7,0 ft)
Nhịp chính12 m (39 ft)
Số nhịp1
Lịch sử
Nhà thiết kếJohn Niccelsone
Hoàn thành1717
Đề cử5 tháng 1 năm 1971
Số tham khảoLB241
Vị trí
Map

Cầu Carrbridge Packhorse hay còn được biết đến với cái tên cầu Quan Tài, nằm tại làng Carrbridge thuộc vùng cao nguyên Scotland. Cầu được xây dựng năm 1717 với mục đích để chuyển linh cữu qua sông Dulnain đến nhà thờ Duthil. Trên cầu có hàng rào bảo vệ nhưng bị cuốn trôi vào thế kỷ 19. Năm 1971, cầu được xếp hạng là tài sản di tích kiến trúc loại B và hiện nay trở thành điểm tham quan nổi tiếng.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Cầu vào mùa đông

Vào năm 1717, Đại tá Alexander Grant đã giao cho thợ xây John Niccelsone xây dựng cây cầu tại Lynne thuộc xứ Dalrachney với kinh phí 100 bảng Anh và được chi trả từ quỹ tiền của nhà thờ Duthil. Tuy nhiên, trong đợt lũ lụt vào năm 1829, các lan can của cầu đã bị cuốn trôi. Ngoài việc được sử dụng như một con đường dành cho thương nhân và người dân qua sông, đây cũng là cây cầu đá cổ nhất ở vùng cao nguyên của Scotland.

Cây cầu này đã được xếp vào danh sách di tích lịch sử vào ngày 29 tháng 12 năm 1958 và sau đó được đưa vào danh sách các công trình kiến trúc được xếp hạng B vào ngày 5 tháng 10 năm 1971. Tuy nhiên, vào ngày 5 tháng 4 năm 2016, cây cầu đã bị loại bỏ khỏi danh sách di tích lịch sử.[1][2][3][4]

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

Cây cầu ở làng Carrbridge là một điểm du lịch phổ biến và nó nằm trong khu vực núi Cairngorms của Scotland. Nó cũng được miêu tả là cây cầu quan tài. [5] [3] Hiện tại, chỉ có một cung cây cầu mảnh mai qua sông Dulnain. Chiều rộng của cây cầu giữa hai lan can bị mất là 2,14 m. [6]

Theo phân loại danh mục B, nó được miêu tả là "Cây cầu đá cỡ lớn, chỉ có một nhịp chính được xây bằng đá thô; cung cây cầu được xây bằng đá thô và giãn ra từ bệ đá tự nhiên, không có mặt đường hoặc lan can còn tồn tại." [4]

Hình ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Aiken, Gregor (7 tháng 8 năm 2019). “Torrential rain causes flooding at the Highlands oldest stone bridge”. Press and Journal. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2023.
  2. ^ “13 of Scotland's most incredible bridges and viaducts”. Scotsman. National World Publishing Ltd. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2023.
  3. ^ a b Prince, Gemma (9 tháng 2 năm 2023). “We've Found the UK's Most Impressive Bridges”. MSN. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2023.
  4. ^ a b “Old Bridge Over River Dulnain, Carrbridge”. British Listed Buildings. British Listed Buildings. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2023.
  5. ^ Rogers, Joseph (2019). Britain's greatest bridges. Stroud: Amberley Publishing. ISBN 9781445684420. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 3 năm 2023. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2023.
  6. ^ “Carrbridge, Old Bridge”. Canmore. Historic Environment Scotland. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2023.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]