CoRoT-1b
So sánh kích thước của CoRoT-1b với Sao Mộc. | |
Khám phá | |
---|---|
Khám phá bởi | Barge et al.[3] |
Nơi khám phá | Pháp |
Ngày phát hiện | 3-5-2007[4] |
Kĩ thuật quan sát | Quá cảnh |
Đặc trưng quỹ đạo | |
0,02752+0,00022 −0,00023[5] AU | |
Độ lệch tâm | <0,036[5] |
1,5089682 ± 0,0000005[5][6] ngày | |
Độ nghiêng quỹ đạo | 85,10 ± 0,50[3][5] |
Sao | CoRoT-1[2] |
Đặc trưng vật lý | |
Bán kính trung bình | 1,715 ± 0,030[5] RJ |
Khối lượng | 1,23 ± 0,10[5] MJ |
Mật độ trung bình | 302 ± 30 kg/m3 (509 ± 51 lb/cu yd)[3][5] |
3,015+0,038 −0,040[5] cgs | |
Nhiệt độ | 1.898 ± 50[3] |
CoRoT-1b (tên trước đây là CoRoT-Exo-1b)[1] là một ngoại hành tinh đang quá cảnh nằm cách hệ Mặt Trời khoảng 2.630 năm ánh sáng trong chòm sao Kỳ Lân. Hành tinh này được phát hiện là quay quanh sao lùn vàng CoRoT-1 vào tháng 5 năm 2007. Hành tinh này là phát hiện đầu tiên của nhiệm vụ CoRoT của Pháp.
Phát hiện
[sửa | sửa mã nguồn]CoRoT-1b được xác định là ứng viên hành tinh tốt nhất từ lượt bay đầu tiên của tàu vũ trụ CoRoT từ ngày 6 tháng 2 đến ngày 2 tháng 4 năm 2007. Quang trắc tiếp theo với kính viễn vọng 1,0 m của Đài thiên văn Wise và tại Kính viễn vọng Canada–Pháp–Hawaii đã loại bỏ nhiều khả năng dương tính giả đối với tín hiệu quá cảnh. 9 đo đạc vận tốc xuyên tâm của CoRoT-1 được thực hiện tại Đài thiên văn Haute-Provence trong tháng 3-4 và 10 năm 2007 bằng quang phổ kế SOPHIE bậc thang. Dữ liệu vận tốc xuyên tâm phù hợp với đường cong ánh sáng của CoRoT và hỗ trợ bản chất hành tinh của CoRoT-1b cũng như loại bỏ các khả năng khác như sao nền, sao đôi thiên thực đang lướt qua hay hệ sao ba.[3]
Phát hiện được công bố ngày 3 tháng 5 năm 2007[4] và được nộp để xuất bản ngày 4 tháng 1 năm 2008.[3]
Đặc điểm
[sửa | sửa mã nguồn]Hành tinh này là một "Sao Mộc nóng", với bán kính khoảng 1,75 lần bán kính Sao Mộc và nặng khoảng 1,23 lần khối lượng Sao Mộc, dựa trên các quan sát từ mặt đất đối với ngôi sao. Kích thước lớn của nó là do mật độ thấp kết hợp với sự đốt nóng mãnh liệt của ngôi sao chủ làm cho các lớp bên ngoài của khí quyển của nó bị phồng lên.[3]
Quan sát các pha
[sửa | sửa mã nguồn]Tháng 5 năm 2009, CoRoT-1b trở thành ngoại hành tinh đầu tiên mà các quan sát quang phổ (trái với các quan sát hồng ngoại) đã được báo cáo.[7] Các quan sát này cho thấy không có sự truyền nhiệt đáng kể giữa mặt ban đêm và mặt ban ngày của hành tinh này.[8]
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b Schneider J. (ngày 10 tháng 3 năm 2009). “Change in CoRoT planets names” (Danh sách thư). Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2009. Đã bỏ qua tham số không rõ
|mailinglist=
(trợ giúp) - ^ a b “Notes for planet CoRoT-1 b”. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2009.
- ^ a b c d e f g Barge, P.; Baglin, A.; Auvergne, M.; Rauer, H.; Léger, A.; Schneider, J.; Pont, F.; Aigrain, S.; Almenara, J. -M.; Alonso, R.; Barbieri, M.; Bordé, P.; Bouchy, F.; Deeg, H. J.; La Reza, D.; Deleuil, M.; Dvorak, R.; Erikson, A.; Fridlund, M.; Gillon, M.; Gondoin, P.; Guillot, T.; Hatzes, A.; Hebrard, G.; Jorda, L.; Kabath, P.; Lammer, H.; Llebaria, A.; Loeillet, B.; Magain, P.; và đồng nghiệp (2008). “Transiting exoplanets from the CoRoT space mission I. CoRoT-Exo-1b: a low-density short-period planet around a G0V star”. Astronomy and Astrophysics. 482 (3): L17–L20. arXiv:0803.3202. Bibcode:2008A&A...482L..17B. doi:10.1051/0004-6361:200809353.
- ^ a b “COROT discovers its first exoplanet!”. CNES (Centre National D'Études Spatiales). ngày 3 tháng 5 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2019.
- ^ a b c d e f g h Bonomo, A. S.; Desidera, S.; Benatti, S.; Borsa, F.; Crespi, S.; Damasso, M.; Lanza, A. F.; Sozzetti, A.; Lodato, G.; Marzari, F.; Boccato, C.; Claudi, R. U.; Cosentino, R.; Covino, E.; Gratton, R.; Maggio, A.; Micela, G.; Molinari, E.; Pagano, I.; Piotto, G.; Poretti, E.; Smareglia, R.; Affer, L.; Biazzo, K.; Bignamini, A.; Esposito, M.; Giacobbe, P.; Hébrard, G.; Malavolta, L.; Maldonado, J.; Mancini, L.; Martinez Fiorenzano, A.; Masiero, S.; Nascimbeni, V.; Pedani, M.; Rainer, M.; Scandariato, G.; và đồng nghiệp (2017). “The GAPS Programme with HARPS-N at TNG. XIV. Investigating giant planet migration history via improved eccentricity and mass determination for 231 transiting planets”. Astronomy and Astrophysics. 602. A107. arXiv:1704.00373. Bibcode:2017A&A...602A.107B. doi:10.1051/0004-6361/201629882.
- ^ Sada, Pedro V.; và đồng nghiệp (2012). “Extrasolar Planet Transits Observed at Kitt Peak National Observatory”. Publications of the Astronomical Society of the Pacific. 124 (913): 212–229. arXiv:1202.2799. Bibcode:2012PASP..124..212S. doi:10.1086/665043.
- ^ Ignas A. G. Snellen; Ernst J. W. de Mooij; Simon Albrecht (ngày 28 tháng 5 năm 2009). “The changing phases of extrasolar planet CoRoT-1b”. Nature. 459 (7246): 543–545. arXiv:0904.1208. Bibcode:2009Natur.459..543S. doi:10.1038/nature08045. PMID 19478779.
- ^ Andrea Thompson (ngày 27 tháng 5 năm 2009). “Exoplanet Phases Seen in Optical Light”. Space.com. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2009.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- Tư liệu liên quan tới CoRoT-1b tại Wikimedia Commons
- “COROT discovers its first exoplanet and catches scientists by surprise”. European Space Agency. ngày 3 tháng 5 năm 2007. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2008.
- Morelle, Rebecca (ngày 3 tháng 5 năm 2007). “Space telescope spots new planet”. BBC News. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2008.