CURB-65

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
CURB-65
Triệu chứng Điểm
Confusion (Lú lẫn)
1
BUN> 7 mmol/L (19 mg/dL)

(Urea máu)

1
Respiratory rate ≥ 30

(Tần số thở)

1
BP (Huyết áp):
  • tâm thu<90mmHg,
  • tâm trương ≤60mmHg
1
Tuổi ≥ 65
1

CURB-65, còn được gọi là tiêu chí CURB, là một nguyên tắc dự đoán lâm sàng được xác nhận để dự đoán tỷ lệ tử vong trong bệnh viêm phổi cộng đồng[1] và nhiễm trùng.[2] CURB-65 dựa trên điểm CURB trước đó[3] và được Hiệp hội Lồng ngực Anh khuyến nghị để đánh giá mức độ nghiêm trọng của viêm phổi.[4] CURB-65 được phát triển tại Đại học Nottingham bởi Tiến sĩ WS Lim và cộng sự năm 2002.[1] Năm 2018, một quy tắc mới được giới thiệu trên cơ sở của CURB-65.[5]

Mỗi yếu tố nguy cơ ghi một điểm, cho điểm tối đa là 5:

  • Confusion (lú lẫn): Điểm kiểm tra tâm thần (bảng AMTS) từ 8 điểm trở xuống.
  • Urea máu lớn hơn 7 mmol/L (19 mg/dL)
  • Respiratory rate (nhịp thở) từ 30 lần/phút trở lên
  • Blood pressure: huyết áp tâm thu dưới 90 mmHg hoặc huyết áp tâm trương từ 60 mmHg trở xuống
  • 65 tuổi trở lên

Tiên lượng[sửa | sửa mã nguồn]

Viêm phổi[sửa | sửa mã nguồn]

Điểm càng cao, nguy cơ tử vong ở ngày thứ 30 càng cao:[1]

  • 0 — 0,7%
  • 1 — 3,2%
  • 2 — 13,0%
  • 3 — 17,0%
  • 4 — 41,5%
  • 5 — 57,0%

CURB-65 đã được so sánh với chỉ số tiên lượng nặng viêm phổi (PSI) trong việc dự đoán tỷ lệ tử vong do viêm phổi.[6][3] Tuy nhiên, PSI phức tạp hơn và yêu cầu lấy mẫu khí máu động mạch; do đó, điểm CURB-65 được sử dụng dễ dàng hơn trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu.[7] Một biến thể của CURB-65 bỏ qua định lượng urê (CRB-65),[7] chỉ dựa vào bệnh sử và kết quả thăm khám lâm sàng hơn là xét nghiệm máu.

CURB-65 được sử dụng như một phương tiện để quyết định hành động cần thiết được thực hiện cho bệnh nhân đó.

  • 0-1: Điều trị ngoại trú
  • 2: Cân nhắc thời gian ngắn nằm viện hoặc theo dõi rất chặt chẽ như một bệnh nhân ngoại trú
  • 3: Nhập khoa hô hấp
  • 4-5: Nhập ICU (hồi sức tích cực).

Nhiễm trùng[sửa | sửa mã nguồn]

Bệnh nhân bị bất kỳ loại nhiễm trùng nào (một nửa số bệnh nhân bị viêm phổi), nguy cơ tử vong tăng lên khi điểm số tăng lên:[2]

  • từ 0 đến 1: Tỷ lệ tử vong<5%
  • từ 2 đến 3: Tỷ lệ tử vong<10%
  • từ 4 đến 5: Tỷ lệ tử vong 15-30%

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c Lim WS, van der Eerden MM, Laing R, và đồng nghiệp (2003). “Defining community acquired pneumonia severity on presentation to hospital: an international derivation and validation study”. Thorax. 58 (5): 377–82. doi:10.1136/thorax.58.5.377. PMC 1746657. PMID 12728155.
  2. ^ a b Howell MD, Donnino MW, Talmor D, Clardy P, Ngo L, Shapiro NI (2007). “Performance of severity of illness scoring systems in emergency department patients with infection”. Academic Emergency Medicine. 14 (8): 709–14. doi:10.1197/j.aem.2007.02.036. PMID 17576773.
  3. ^ a b Lim WS, Macfarlane JT, Boswell TC, và đồng nghiệp (2001). “Study of community acquired pneumonia aetiology (SCAPA) in adults admitted to hospital: implications for management guidelines”. Thorax. 56 (4): 296–301. doi:10.1136/thorax.56.4.296. PMC 1746017. PMID 11254821.
  4. ^ British Thoracic Society Standards of Care Committee (2001). “BTS Guidelines for the Management of Community Acquired Pneumonia in Adults”. Thorax. 56. Suppl 4: IV1–64. doi:10.1136/thx.56.suppl_4.iv1. PMC 1765992. PMID 11713364.
  5. ^ Agency for Healthcare Research and Quality, Rockville, MD. (2018). “Community-Acquired Pneumonia Clinical Decision Support Implementation Toolkit. Content last reviewed January 2018”.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  6. ^ Aujesky D, Auble TE, Yealy DM, và đồng nghiệp (2005). “Prospective comparison of three validated prediction rules for prognosis in community-acquired pneumonia”. Am. J. Med. 118 (4): 384–92. doi:10.1016/j.amjmed.2005.01.006. PMID 15808136.
  7. ^ a b Ebell MH. (2006). “Outpatient vs. inpatient treatment of community acquired pneumonia”. Fam Pract Manag. 13 (4): 41–4. PMID 16671349.