Cổng thông tin:Tiếng Việt/Văn hóa

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Văn học Việt Nam là khoa học nghiên cứu, phê bình và sáng tác ngữ văn của người Việt Nam, không kể quốc tịch và thời đại, dựa trên nền tảng tiếng Việt. Trong đó ban đầu là văn học dân gian, nền tảng của văn học viết, là chặng đầu của nền văn học dân tộc. Khi chưa có chữ viết, nền văn học Việt Nam chỉ có văn học dân gian; khi có chữ viết, nền văn học Việt Nam mới bao gồm hai bộ phận: văn học dân gian và văn học viết. Văn học thành văn chịu ảnh hưởng của văn học dân gian về nhiều phương diện, từ nội dung tư tưởng đến hình thức nghệ thuật. Văn học viết cũng có tác động trở lại đối với văn học dân gian trên một số phương diện. Mối quan hệ giữa văn học dân gian với văn học viết cũng như vai trò, ảnh hưởng của văn học dân gian đối với văn học thể hiện trọn vẹn hơn cả ở lĩnh vực sáng tác và ở bộ phận thơ văn quốc âm.

Thư pháp chữ Quốc ngữ là một phân môn nghệ thuật thư pháp xuất hiện từ thập niên 1930, giai đoạn chữ Quốc ngữ bắt đầu phổ biến hơn chữ Hánchữ NômViệt Nam. Những người đam mê và theo đuổi học tập, nghiên cứu phân môn nghệ thuật này tôn ông Đông Hồ Lâm Tấn Phác làm Ông tổ của thư pháp chữ Quốc ngữ. Ngày nay, gọi chung là thư pháp tiếng Việt, trở thành một nhánh của văn hóa, thể hiện các hình thái đa dạng của cách viết tiếng Việt theo một vẻ đẹp mới.