Bước tới nội dung

Chiều dài mõm-huyệt

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Một con ếch cái đang được đo chiều dài mút mõm đến lỗ huyệt.

Chiều dài mút mõm – lỗ huyệt[1] (tiếng Anh: Snout–vent length - viết tắt: SVL) là một phép đo hình thái được thực hiện trong nghiên cứu về bò sát từ điểm đầu mõm đến lỗ hở cuối nhất của lỗ huyệt (vent).[2] Đây là phép đo phổ biến nhất được thực hiện được sử dụng cho tất cả các loài lưỡng cư, bò sát tiền sử (lepidosaur) và cá sấu (những loài có mai và yếm sẽ có phép đo khác). Phép đo này khác nhau tùy thuộc vào việc con vật đang dãy giụa hay thư giãn (nếu còn sống) hoặc nhiều yếu tố khác nếu đó là mẫu vật được bảo quản.[3] Đối với các hóa thạch, phải sử dụng mối tương quan về xương như chiều dài trước đuôi. Khi kết hợp với cân nặng và tình trạng cơ thể, SVL có thể giúp suy ra tuổi và giới tính.[4]

Sựu thuận tiện

[sửa | sửa mã nguồn]

Vì đuôi thường bị thiếu hoặc không có, đặc biệt là ở con non nên SVL được xem là ít bị thay đổi hơn tổng chiều dài. Kể cả với loài cá sấu, đầu đuôi có thể bị thiếu.[5]

Cách thức

[sửa | sửa mã nguồn]

Có thể đo đạc bằng thước cặp loại đồng hồ hay loại kỹ thuật số .

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Các phương thức đo, định nghĩa mút mõm, lỗ huyệt”. Sinh vật rừng Việt Nam. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2024.
  2. ^ "direct line distance from tip of snout to posterior margin of vent" Watters, Jessa L.; Cummings, Sean T.; Flanagan, Rachel L.; Siler, Cameron D. (2016). “Review of morphometric measurements used in anuran species descriptions and recommendations for a standardized approach”. Zootaxa. 4072 (4): 477–495. doi:10.11646/zootaxa.4072.4.6. ISSN 1175-5334. PMID 27395941.
  3. ^ Vitt, Laurie J.; Zug, George R. (2012). Herpetology: An Introductory Biology of Amphibians and Reptiles. Academic Press. tr. 34. ISBN 978-0127826202.
  4. ^ Kupfer, A. (2007). “Sexual size dimorphism in amphibians: an overview”. Trong Fairbairn, D. J.; Blanckenhorn, W. U.; Székely, T. (biên tập). Sex, Size, and Gender Roles: Evolutionary Studies of Sexual Size Dimorphis. New York: Oxford University Press. tr. 50–59.
  5. ^ Bolton, Melvin (1989). “7. Capture, Transport, Marking and Measuring of Young Crocodiles”. The management of crocodiles in captivity. FAO.